Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024

Sáng 31/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới”.

img4868-1735626523207394525243.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024. (Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ)

Hội nghị do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 63 điểm cầu tại trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; 300 đại biểu có mặt trực tiếp tại Văn phòng Chính phủ.

baolaocai-br_b.jpg
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lào Cai.

Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lào Cai có đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; Thường trực Hội Nông dân tỉnh và Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố và đại diện các hợp tác xã, tổ hợp tác, hội viên, nông dân tiêu biểu.

baolaocai-br_a1.jpg
Các đại biểu theo dõi hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lào Cai.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam - Lương Quốc Đoàn nhấn mạnh: Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân là diễn đàn để Thủ tướng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương trực tiếp lắng nghe ý kiến, kiến nghị của bà con nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp về các vấn đề tồn tại, khó khăn, vướng mắc và những bất cập trong thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

anh-bao-dien-tu-chinh-phu.jpg
Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam - Lương Quốc Đoàn phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ).

Qua các kỳ hội nghị, nhiều vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn và phát huy vai trò chủ thể của người nông dân đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương tập trung giải quyết, tạo sự chuyển biến rõ nét, tích cực. Đảng, Nhà nước luôn khẳng định nông nghiệp là lợi thế của quốc gia, là trụ đỡ của nền kinh tế. Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, trách nhiệm, tích hợp đa giá trị theo hướng giữ vững an ninh lương thực, bảo vệ môi trường sinh thái; phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn.

Phát biểu định hướng, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết hội nghị đối thoại chủ yếu nhằm tri ân nông dân, các hợp tác xã, những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đóng góp rất quan trọng trong năm 2024 để cả nước cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp có thành tích rất ấn tượng, xuất - nhập khẩu đạt kỷ lục khoảng 62,5 tỷ USD, cao hơn mục tiêu 55 tỷ USD mà Thủ tướng giao. Kết quả này có sự đóng góp rất lớn của nông dân cả nước, khẳng định vai trò, vị thế của người nông dân trong phát triển kinh tế chung của đất nước.

Năm 2025 cũng là năm phải tăng tốc, bứt phá để kết thúc thắng lợi nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn, nỗ lực của người nông dân cũng phải tăng tốc bứt phá, nhất là khi chúng ta phấn đấu tăng trưởng GDP ít nhất 8%, cao hơn chỉ tiêu Trung ương, Quốc hội đã đề ra để tạo đà, tạo lực cho tăng trưởng 2 con số những năm tới.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị đại biểu thẳng thắn chia sẻ những trăn trở, băn khoăn, đồng thời góp ý cho Đảng, Nhà nước, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp làm tốt hơn mục tiêu xây dựng nông nghiệp, nông thôn; chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý để cùng xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh…

Theo tổng hợp của Ban tổ chức hội nghị, sau thời gian tổ chức lấy ý kiến rộng rãi đã có gần 3.000 ý kiến, kiến nghị được gửi đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó tập trung vào 6 nhóm vấn đề chính.

Một là, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, nguồn lực hỗ trợ nông dân phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị và thúc đẩy hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong từng vùng và giữa các vùng, kết nối chuỗi giá trị toàn cầu.

Hai là, xây dựng quy hoạch các vùng nguyên liệu, sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo các tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường đối với nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia. Cơ chế, chính sách để hướng tới mục tiêu Netzero, triển khai Đề án phát triển 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, giảm phát thải; phát triển tín chỉ carbon.

Ba là, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân, các hợp tác xã tại các vùng chuyên canh, nhất là đối với người trồng lúa; hỗ trợ thúc đẩy tập trung, tích tụ đất nông nghiệp để sản xuất quy mô lớn; chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp; mở rộng đối tượng bảo hiểm nông nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời câu hỏi liên quan đến tích tụ đất đai. (Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời câu hỏi liên quan đến tích tụ đất đai. (Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ).

Bốn là, giải quyết và tháo gỡ những hàng rào kỹ thuật, các tranh chấp pháp lý quốc tế, đảm bảo hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, ổn định thị trường xuất khẩu hàng hóa nông sản. Chính sách về tiếp tục khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt đối với các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa chịu ảnh hưởng do thiên tai và cơn bão Yagi.

Năm là, đổi mới hình thức tổ chức và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; phát triển bao trùm, đảm bảo công bằng phúc lợi xã hội ở nông thôn.

Sáu là, cần có cơ chế, chính sách để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, đề án, kế hoạch được nêu tại Nghị quyết 69/NQ-CP ngày 11/5/2024 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

dai-dien-htx-nam-tam-dao-vinh-phuc-de-xuat-ho-tro-phat-trien-nganh-tam-to-viet-nam-trong-do-co-noi-dung-ve-phat-trien-vung-nguyen-lieu-tai-lao-cai.jpg
Đại diện Hợp tác xã nấm Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đề xuất hỗ trợ phát triển ngành tằm tơ Việt Nam, trong đó có nội dung về phát triển vùng nguyên liệu tại Lào Cai. (Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ).

Tại hội nghị, Thủ tướng cùng lãnh đạo các bộ, ngành đã đối thoại và chỉ đạo nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát huy sự sáng tạo để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 9 vấn đề quan trọng cần tiếp tục quan tâm trong thời gian tới để thúc đẩy nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

tt.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị. (Ảnh: Báo Dân Việt)

Thứ nhất là thể chế, chính sách vẫn là điểm nghẽn của điểm nghẽn và phải là đột phá của đột phá. Thủ tướng mong muốn, đề nghị bà con nông dân tiếp tục góp ý để cùng nhau xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, gồm cơ chế, chính sách về đất đai, thuế, phí, lệ phí, về vốn tín dụng…

Thứ hai là công tác quy hoạch. Hiện nay, nhu cầu của người dân ngày càng nâng cao theo hướng ăn ngon, ăn sạch, do đó công tác quy hoạch cần được quan tâm hơn nữa, nhất là quy hoạch ngành, quy hoạch đất đai, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp…

Thứ ba là đất đai. Phải tiếp tục rà soát pháp luật, quy định để giải phóng nguồn lực từ đất đai, phát huy cao nhất hiệu quả từ đất đai.

Thứ tư là vốn và bảo hiểm. Muốn làm giàu thì phải có vốn, muốn thúc đẩy nông nghiệp theo hướng phát triển xanh, phát triển các ngành chủ lực theo quy hoạch, phát triển các mặt hàng mà thế giới có nhu cầu thì phải có chính sách tín dụng; đẩy mạnh liên kết vùng, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng.

Thứ năm là thị trường. Phát triển kinh tế nông nghiệp chứ không phải sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp nữa thì phải mở rộng thị trường xuất khẩu, gồm cả các thị trường đặc thù như thực phẩm Halal. Nhà nước phải tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của người nông dân, người nông dân phải bảo đảm chất lượng và xây dựng thương hiệu cho nông sản, để chiếm lĩnh thị phần.

Thứ sáu, cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, số hóa nông nghiệp, xây dựng cơ sở dữ liệu, nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo trong ngành nông nghiệp Việt Nam.

Thứ bảy, cần đào tạo nhân lực chất lượng cao và chuyển đổi nhân lực từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp và đô thị.

Thứ tám, cần xác định văn hóa là sức mạnh nội sinh, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mang tính dân tộc, khoa học, đại chúng, văn hóa soi đường cho quốc dân đi.

Thứ chín, hệ thống chính trị cơ sở phải luôn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người nông dân và chuyển tải chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới người nông dân.

Thủ tướng đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương định kỳ đối thoại, lắng nghe nông dân. Thủ tướng kêu gọi dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo và đoàn kết, thống nhất – đây là điểm tựa tinh thần của dân tộc ta, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, để đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển của mình, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển, cùng cả nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chợ truyền thống ngày cận Tết

Chợ truyền thống ngày cận Tết

Để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết Nguyên đán, các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Lào Cai bày bán nhiều mặt hàng mẫu mã đa dạng, đẹp mắt. Từ sau 23 tháng Chạp, không khí mua sắm tại các chợ nhộn nhịp hơn.

Sức mua hàng hoá Tết tăng mạnh

Sức mua hàng hoá Tết tăng mạnh

Sức mua hàng hoá tại các siêu thị, cửa hàng và chợ truyền thống tăng mạnh, khi người dân bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Sức mua tăng mạnh, nguồn cung hàng hóa dồi dào và giá ổn định.

Vùng hoa Bảo Thắng hối hả ngày áp Tết

Vùng hoa Bảo Thắng hối hả ngày áp Tết

Tết Nguyên đán cận kề, tranh thủ những ngày cuối cùng của năm cũ, nông dân vùng trồng hoa huyện Bảo Thắng đang hối hả thu hái hoa để kịp đưa mùa xuân đến mọi nhà, đồng thời tích cực chăm sóc để có hoa bán dịp Rằm tháng Giêng.

Nhà ga, bến xe nhộn nhịp người dân về quê đón Tết

Nhà ga, bến xe nhộn nhịp người dân về quê đón Tết

Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí tại Ga Lào Cai và Bến xe Trung tâm Lào Cai rộn ràng và náo nhiệt hơn bao giờ hết. Dòng người từ khắp nơi đổ về, mang theo háo hức, mong chờ được đoàn tụ cùng gia đình trong những ngày xuân mới.

Tăng cường quản lý thị trường dịp cận tết Nguyên đán Ất Tỵ

Tăng cường quản lý thị trường dịp cận tết Nguyên đán Ất Tỵ

Nhằm ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất tình trạng trà trộn hàng kém chất lượng, hàng cấm, hàng giả để trục lợi và giữ vững ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lực lượng quản lý thị trường trong tỉnh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Phòng, chống rét cho “đầu cơ nghiệp” trên núi Ma Cha Va

Phòng, chống rét cho “đầu cơ nghiệp” trên núi Ma Cha Va

Y Tý, A Lù là hai xã nằm dưới đỉnh núi Ma Cha Va có độ cao trên 2000 m so với mực nước biển, cũng là 2 xã cao nhất của huyện Bát Xát, mùa đông nhiệt độ giảm sâu, rét đậm, rét hại. Ở nơi có khí hậu khắc nghiệt, cấp ủy đảng, chính quyền xã thường xuyên thực hiện các giải pháp tuyên truyền cho Nhân dân chủ động phòng, chống rét cho đàn gia súc, không để trâu, bò bị chết vì đói, rét, dịch bệnh trong mùa đông.

Quà Tết từ nông sản Lào Cai

Quà Tết từ nông sản Lào Cai

Gần tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã đầu tư thiết kế bao bì, nhãn mác, tạo nên những bộ quà tặng từ nông sản Lào Cai để giới thiệu và cung ứng cho người tiêu dùng khắp mọi miền đất nước.

fb yt zl tw