Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn: “Vượt núi cao”

Tính đến hết tháng 5/2023, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh do Cục Thuế tỉnh quản lý được 2.353 tỷ đồng, đạt 24% dự toán UBND tỉnh giao và bằng 71% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, có 5 khoản thu, sắc thuế chính không bằng so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, thu từ doanh nghiệp Trung ương được 660 tỷ đồng, đạt 47% dự toán Trung ương giao, đạt 38% dự toán UBND tỉnh giao và bằng 90% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do thu từ khu vực Trung ương giảm do giá tinh quặng đồng giảm từ 32 triệu đồng/tấn xuống 29 triệu đồng/tấn, dẫn tới giảm thu thuế tài nguyên từ Công ty Cổ phần đồng Tả Phời 9 tỷ đồng so với cùng kỳ. Cùng với đó, doanh thu từ của các doanh nghiệp giảm dẫn tới thuế giá trị gia tăng phát sinh giảm 118 tỷ so với cùng kỳ.

NS1.jpg
Công chức Chi cục Thuế huyện Văn Bàn tiếp nhận hồ sơ thuế từ người nộp thuế.

Thu thuế bảo vệ môi trường được 57 tỷ đồng, đạt 23% dự toán Trung ương giao, đạt 23% dự toán UBND tỉnh giao và bằng 63% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do tác động của Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 ngày 30/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.

Thu lệ phí trước bạ được 88 tỷ đồng, đạt 38% dự toán Trung ương giao, đạt 33% dự toán UBND tỉnh giao và bằng 91% so với cùng kỳ; do những tháng đầu năm 2023, thị trường bất động sản kém sôi động, số nộp từ bất động sản chỉ bằng 65% so với cùng kỳ.

Thu tiền sử dụng đất được 151 tỷ đồng, đạt 8% dự toán Trung ương giao, đạt 5% dự toán UBND tỉnh giao và bằng 15% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do tiến độ đấu giá đất chậm và chịu ảnh hưởng chung bởi thị trường bất động sản cả nước. Một số dự án, quỹ đất thuộc khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, hoặc phải rà soát, thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết (thuộc thẩm quyền cấp huyện) để phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được 107 tỷ đồng, đạt 27% dự toán Trung ương giao, đạt 27% dự toán UBND tỉnh giao và bằng 47% so với cùng kỳ năm trước, do Chi nhánh Mỏ đồng Sin Quyền, Lào Cai -VIMICO và một số đơn vị đã hoàn thành việc nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vào nửa đầu thời hạn cấp phép trong năm 2022, đến năm 2023 không phát sinh.

Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế giao thu NSNN năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lào Cai là 7.043 tỷ đồng (Dự toán trừ tiền sử dụng đất là 5.043 tỷ đồng; trừ tiền sử dụng đất, xổ số là 5.012 tỷ đồng). Dự toán UBND tỉnh giao là 9.650 tỷ đồng (Dự toán trừ tiền sử dụng đất là 6.750 tỷ đồng; trừ tiền sử dụng đất, xổ số, thu đóng góp là 6.450 tỷ đồng).

Nhìn vào những con số trên cho thấy, thu NSNN trên địa bàn do Cục Thuế tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn. Phân tích những khó khăn trong công tác thu NSNN trên địa bàn, bà Dương Thị Thu Hằng, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cho biết: Có nhiều yếu tố tác động đến số thu NSNN trên địa bàn, nếu như tổng các yếu tố tăng thu là 376 tỷ đồng thì tổng các yếu tố giảm thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh 1.012,5 tỷ đồng. Cùng với đó, cơ chế, chính sách của Trung ương đã tác động giảm thu NSNN trên địa bàn năm 2023 lên tới 185 tỷ đồng. Sau khi bù trừ các yếu tố tăng thu và giảm thu thì số thu NSNN trên địa bàn năm 2023 do Cục Thuế quản lý giảm 821 tỷ đồng, trong khi chưa phát sinh nguồn bù đắp.

Theo phân tích của Cục Thuế tỉnh, trong 7 tháng còn lại của năm 2023, để hoàn thành số thu NSNN theo dự toán UBND tỉnh giao, thì tiền sử dụng đất phải thu 2.749 tỷ đồng, số thu bình quân 392 tỷ đồng/tháng. Thuế, phí, xổ số và thu khác phải thu 4.309 tỷ đồng, số thu bình quân 616 tỷ đồng/tháng. Thu đóng góp phải thu 222 tỷ đồng, số thu bình quân 32 tỷ đồng/tháng.

Với số thu phải thực hiện trong thời gian còn lại của năm trong điều kiện hết sức khó khăn và nhiều yếu tố giảm thu, việc hoàn thành thu NSNN năm 2023 sẽ quyết tâm, nỗ lực rất lớn, không khác gì “vượt núi cao”. Do vậy, trong thời gian tới, Cục Thuế tỉnh xác định 7 giải pháp căn cơ trong việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn. Đó là, tiếp tục triển khai thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ và của tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn, giúp phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch Covid - 19.

Ns3.jpg
Hướng dẫn người nộp thuế kê khai thuế điện tử.

Tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhóm giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chống chuyển giá, trốn thuế, hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số; kiểm soát chặt chẽ công tác hoàn thuế giá trị gia tăng; khai thác tăng thêm nguồn thu thông qua việc mở rộng cơ sở thuế, rà soát các dự án hết thời gian ưu đãi thuế, các dự án mới phát sinh, đôn đốc kịp thời các khoản truy thu theo kiến nghị của cơ quan Kiểm toán, Thanh tra... nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN.

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra đối với việc sử dụng hóa đơn, chứng từ; rà soát, quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, kinh doanh bất động sản, xuất - nhập khẩu, các doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết, hộ kinh doanh cá thể.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan công an, hải quan, quản lý thị trường để kiểm soát chặt chẽ về giá cả hàng hóa, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, qua đó chống thất thu ngân sách, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để khuyến khích, thu hút đầu tư trên địa bàn, tạo nguồn tăng thu cho NSNN; phối hợp với Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Ban quản lý dự án trong việc thu thuế bao thầu xây lắp khi đơn vị thi công được thanh toán vốn... để thu hồi kịp thời tiền nợ thuế vào NSNN.

Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; tiếp tục phối hợp với Ban quản lý dự án, các sở, ngành để thu nợ thuế của các doanh nghiệp khi được thanh toán vốn.

Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hóa đơn điện tử theo Chỉ thị số 01/CT-TCT ngày 11/4/2023 của Tổng cục Thuế về việc tăng cường các biện pháp rà soát, kiểm tra hóa đơn nhằm ngăn chặn gian lận trong việc sử dụng hóa đơn..

Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong quản lý thuế, triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhóm giải pháp về hóa quản lý hóa đơn điện tử; triển khai hóa đơn đơn điện tử từ máy tính tiền, tập trung triển khai đồng bộ các ứng dụng công nghệ thông tin ở các khâu của công tác quản lý thuế.

"Việc hoàn thành kế hoạch thu NSNN trên địa bàn năm 2023 thực sự không đơn giản. Tuy nhiên, ngành thuế sẽ phối hợp với các sở, ngành, địa phương để phấn đấu đạt được số thu ở mức cao nhất”.

Bà Dương Thị Thu Hằng, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Lào Cai

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Đảm bảo các điều kiện đón phương tiện vận tải Trung Quốc nhập cảnh, lưu thông trên tuyến đường bộ GMS

Lào Cai: Đảm bảo các điều kiện đón phương tiện vận tải Trung Quốc nhập cảnh, lưu thông trên tuyến đường bộ GMS

Hiện nay, đã có 262 phương tiện Trung Quốc được cấp Giấy phép vận tải đường bộ GMS tại một số địa phương của Việt Nam, trong đó có tỉnh Lào Cai. Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành sẽ là một trong những cửa khẩu ở phía Bắc được đón và làm thủ tục cho các phương tiện này vào Việt Nam.

Giá vàng ngày 18/5: Vàng miếng SJC giảm xuống mức 118,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng ngày 18/5: Vàng miếng SJC giảm xuống mức 118,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (18/5) giảm xuống giao dịch ở mức 3.200 USD/ounce. Các chuyên gia dự đoán rằng, tuần tới, giá vàng tiếp tục giảm, chờ đợi thông tin mới về thuế quan từ Hoa Kỳ. Trong nước, giá vàng miếng SJC chốt tuần ở mức 118,5 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn SJC giao dịch ở mức 114 triệu đồng/lượng.

Lính thợ trên công trường tái định cư Sàng Ma Sáo

Lính thợ trên công trường tái định cư Sàng Ma Sáo

Những ngày qua, trên công trường xây dựng khu tái định cư tại thôn Mà Mù Sử 1, xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát) vẫn rộn vang tiếng máy. Với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, những người lính thợ thuộc Tổng Công ty 789 (Bộ Quốc phòng) cùng cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 174, Sư đoàn 316, Quân khu 2 ngày đêm miệt mài, khẩn trương hoàn thiện dự án để đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai sớm có nơi ở mới.

Kiến tạo chuỗi giá trị bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Kiến tạo chuỗi giá trị bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những HTX do chính đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sáng lập và điều hành đã và đang chứng minh được sức mạnh nội tại, không chỉ tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập mà còn góp phần bảo tồn những giá trị bản địa, xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững tại huyện vùng cao Bảo Yên (Lào Cai).

Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra tại Bắc Hà

Bắc Hà siết chặt kiểm tra thị trường

Trước thềm Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà và vòng chung kết Giải đua ngựa truyền thống lần thứ 18, Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai) đang tích cực triển khai các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho du khách, góp phần xây dựng hình ảnh Bắc Hà văn minh, thân thiện.

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Sáng 16/5, tại thị xã Sa Pa, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển tài nguyên nước phối hợp với Vườn Quốc gia Hoàng Liên tổ chức Hội thảo chia sẻ và giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

fb yt zl tw