"Thủ đô bảo tồn" của Việt Nam đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái bền vững

Là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, trong hơn 60 năm qua, Cúc Phương không chỉ là mái nhà chung của hàng nghìn loài động thực vật, mà còn là nơi tiếp nhận cứu hộ, chăm sóc và bảo tồn nhiều loài động vật hoang dã bị săn bắt, mua bán trái phép.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Được mệnh danh là “Thủ đô bảo tồn” của Việt Nam, trên cơ sở tiềm năng về đa dạng sinh học, cảnh quan tự nhiên, giá trị văn hoá cộng đồng bản địa và các thành tựu trong nghiên cứu khoa học, cứu hộ bảo tồn, Vườn quốc gia Cúc Phương là đơn vị đi đầu trong hoạt động tổ chức "hệ sinh thái" du lịch với nhiều chương trình và sản phẩm, phát huy tốt giá trị của rừng. Các chương trình như “Thêm xanh cho cánh rừng già”, tour “Về nhà”, tour tham quan các trung tâm cứu hộ động vật… thu hút khoảng 120.000 đến 130.000 khách du lịch đến Cúc Phương mỗi năm, trong đó khoảng 1/4 là khách quốc tế.

Trước bối cảnh và xu thế mới của xã hội, để tạo bước chuyển biến trong việc bảo tồn thiên nhiên và khai thác hợp lý các thế mạnh, tiềm năng của Vườn quốc gia Cúc Phương theo định hướng phát triển của ngành du lịch trong nước và tại địa phương, nhân ngày Quốc tế về rừng 21/3, Vườn quốc gia Cúc Phương tổ chức Hội nghị tham vấn "Đề án du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương giai đoạn 2023 - 2030 và định hướng khai thác các sản phẩm cứu hộ, bảo tồn phục vụ phát triển du lịch sinh thái bền vững".

Hội nghị có sự tham dự của Ông Hà Công Tuấn - nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch Hội khoa học kinh tế nông nghiệp và PTNT Việt Nam; ông Bùi Chính Nghĩa - Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và PTNT; ông Nguyễn Cao Tấn - Phó Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình.

Tại hội nghị, các chuyên gia trong và ngoài nước, cùng với đại diện các vườn quốc gia và tổ chức bảo tồn đã cùng thảo luận về các định hướng, mục tiêu và hoạt động cụ thể trong thời gian tới để phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Cúc Phương.

Ông Bùi Chính Nghĩa – Cục trưởng Cục Kiểm Lâm, Bộ Nông nghiệp và PTNN đánh giá, trong thời gian qua, Vườn quốc gia Cúc Phương đã có sự phối hợp rất tốt giữa Vườn với người dân địa phương vùng đệm và với cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học cũng như phát triển hoạt động du lịch.

Ông Trần Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Giáo dục Phát triển bền vững, Vườn quốc gia Cúc Phương cho biết, hiện trung tâm đang cung cấp khá nhiều các hoạt động du lịch, giáo dục cho học sinh cũng như gia đình. Tuy nhiên Cúc Phương cần mở rộng thêm về quy mô lưu trú cho du khách trong những dịp cao điểm và khai thác sâu hơn, đa dạng hơn các nội dung, hoạt động trải nghiệm tại đây để "giữ chân" du khách được lâu hơn.

Thông qua hội thảo, Vườn quốc gia Cúc Phương cũng xác định rõ mục tiêu trong thời gian tới. Cụ thể, Cúc Phương sẽ tiếp tục coi bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng số một, đồng thời lấy đó là trọng tâm để phát triển du lịch, hướng tới du lịch sinh thái bền vững, lồng ghép và nâng cao kiến thức, giáo dục trải nghiệm về thiên nhiên, đa dạng sinh học, động vật hoang dã và các loài đặc hữu của Cúc Phương tới du khách; Phát huy những giá trị văn hoá - lịch sử là tiềm năng của Vườn trong các hoạt động du lịch, nhằm đa dạng hoá sản phẩm, trải nghiệm của du khách; nâng cao chất lượng trải nghiệm, chất lượng dịch vụ…

Bên cạnh đó, Vườn quốc gia Cúc Phương cũng xác định, phát triển du lịch là một trong những mục tiêu quan trọng nhưng không đánh đổi bằng mọi giá, cần hạn chế tối đa các tác động đến hệ sinh thái và đời sống của các loài động thực vật hoang dã ở Vườn, tạo sự cân bằng, hài hoà giữa phát triển du lịch và bảo tồn.

Tương lai, Cúc Phương phấn đấu duy trì danh hiệu vườn quốc gia hàng đầu Châu Á, thu hút được sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa từ cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, cùng sự hợp tác, kết nối với các vườn quốc gia trong và ngoài nước, các đơn vị nghiên cứu và các doanh nghiệp.

dsc00232-591.jpg

Cũng nằm trong chuỗi các hoạt động thúc đẩy du lịch sinh thái bền vững, tiếp nối thành công của mùa giải năm 2022, 2023 và được sự cho phép của Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và PTNT), năm 2024 vườn quốc gia Cúc Phương tiếp tục phối hợp tổ chức giải chạy Cúc Phương Jungle Paths với chủ đề “Chạy để bảo tồn”. Giải chạy trail Cúc Phương Jungle Paths 2024 sẽ được tổ chức vào 2 ngày mùng 6 và 7/4/2024.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thị xã Sa Pa triển khai “5 không” với xe điện và các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn

Thị xã Sa Pa triển khai “5 không” với xe điện và các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn

Trước thực trạng một số phương tiện xe điện dừng, đỗ, đón trả khách sai quy định, chạy sai tuyến thí điểm, chèo kéo, tranh giành khách, một số nhà hàng chi phần trăm cho lái xe, bán hàng sai giá niêm yết… gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh du lịch Sa Pa, UBND thị xã Sa Pa thực hiện niêm yết nội dung “5 không” trên xe điện đang hoạt động và các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn.

Mang văn hóa bản địa xuống núi

Mang văn hóa bản địa xuống núi

Những sinh hoạt đời thường, hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí… của đồng bào dân tộc thiểu số Sa Pa đã không còn bó hẹp nơi núi rừng mà được tái hiện một cách chân thực giữa lòng thủ đô sầm uất. Rộn ràng, sống động, hân hoan là cảm xúc mà Ngày hội văn hóa, du lịch Sa Pa mang đến cho người dân và du khách tại Hà Nội.

Sống động không gian trưng bày chuyên đề "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" tại Long An

Sống động không gian trưng bày chuyên đề "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" tại Long An

Trong chuyến công tác tại Long An, phóng viên Báo Lào Cai đã tham quan, nghe thuyết minh và tham quan hình ảnh phục dựng cuộc chiến tranh Nhân dân trên mảnh đất Long An tại Công viên tượng đài "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc". Không gian trưng bày gồm 8 chuyên đề được thể hiện bằng 3D, âm thanh sinh động nhằm tái hiện một phần hoàn cảnh sống và chiến đấu của cán bộ, Nhân dân và lực lượng vũ trang Long An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Sa Pa xây dựng hình ảnh du lịch văn minh, thân thiện

Sa Pa xây dựng hình ảnh du lịch văn minh, thân thiện

Để mang đến cho du khách sự hài lòng và những trải nghiệm khó quên, những năm gần đây, chính quyền thị xã Sa Pa đã xây dựng hình ảnh du lịch văn minh và thân thiện bằng cách tạo dựng thói quen tốt, cách làm hay như: tuyên truyền vận động không bán hàng, đeo bám khách du lịch; thực hiện các phong trào bảo vệ môi trường, giúp địa phương xây dựng hình ảnh du lịch xanh tới du khách.

Đề xuất điều chỉnh Nghị quyết số 06 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch

Đề xuất điều chỉnh Nghị quyết số 06 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch

Sáng 19/4, Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức cuộc họp xem xét, đề nghị việc điều chỉnh Nghị quyết số 06/2021/NQ - HĐND ngày 9/4/2021 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025.

Một lần đến Tây Ninh

Một lần đến Tây Ninh

Chúng tôi đặt chân đến Tây Ninh - vùng đất miền Đông Nam Bộ trong một ngày đầy nắng. Từ sân bay, xe đón chúng tôi đi thẳng tới Tây Ninh, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km. Cái nắng hơn 300C khác hẳn với khí hậu se lạnh chỉ hơn 200C của Tây Bắc những ngày cuối tháng 3 khiến chúng tôi chưa kịp thích ứng, có chút ngỡ ngàng.

Xôi miền sơn cước

Xôi miền sơn cước

Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó, có nghệ thuật ẩm thực.

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi (từ 11 đến 14/4), Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc, gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm. Đó là thông tin vừa được bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức Hội chợ cung cấp tại Lễ bế mạc VITM Hà Nội 2024 vừa diễn ra chiều ngày 14/4 tại Hà Nội.

fb yt zl tw