Thông điệp liên bang lần thứ 19 của Tổng thống Vladimir Putin đề cập đến nhiều dự án phát triển

Trong Thông điệp liên bang lần thứ 19 trình bày trước Quốc hội Liên bang Nga, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định nước Nga đang bảo vệ chủ quyền và vai trò quyết định trong cuộc đấu tranh chính nghĩa này thuộc về sự đoàn kết và lòng trung thành của mỗi người dân đối với Tổ quốc.

Tham dự sự kiện Tổng thống Putin đọc Thông điệp liên bang có khoảng 1.000 người gồm các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ, các thành viên chính phủ, đại diện Văn phòng Tổng thống LB Nga, các Chánh án Tòa án Hiến pháp và Tòa án Tối cao, thành viên Hội đồng Nhà nước, các Viện Xã hội, các thống đốc, và người đứng đầu các cơ quan lập pháp địa phương, đại diện các tôn giáo lớn, các nhà ngoại giao.

Trong Thông điệp liên bang, Tổng thống Putin lưu ý “việc bảo vệ và củng cố chủ quyền đang diễn ra trên mọi hướng”, đồng thời khẳng định toàn bộ nền kinh tế Nga đã thể hiện sự linh hoạt và vững chắc.

Tổng thống Putin cho biết, khả năng chiến đấu của Các Lực lượng Vũ trang Nga đã tăng lên nhiều lần, trong đó lực lượng hạt nhân chiến lược Nga đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Tổ hợp tên lửa Kinzhal đã được sử dụng hiệu quả trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Hệ thống tên lửa siêu vượt âm Zircon đã được đưa vào biên chế quân đội. Trong khi đó, cuộc thử nghiệm tên lửa hành trình Burevestnik và tàu ngầm không người lái Poseidon đang được hoàn tất. Tổng thống Putin khẳng định, Nga đạt đến trình độ mới về chất lượng phát triển vũ khí cho quân đội, song cũng cần phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý nhất có thể.

Trong Thông điệp liên bang, Tổng thống Putin khẳng định, Nga sẵn sàng đối thoại với các nước nhằm tạo ra nền tảng an ninh bình đẳng và không thể chia cắt ở Á-Âu... Ông cũng bác bỏ khả năng đàm phán về quan hệ với Mỹ nếu không gắn với các vấn đề an ninh quốc gia của Nga. Tổng thống Putin cũng cảnh báo các nước phương Tây về những hậu quả nếu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đưa quân vào Ukraine.

Tổng thống Putin cho biết, Nga đang nỗ lực tìm kiếm các điểm tiếp xúc mới với các đối tác ở phương Đông và Mỹ Latin. Nhà lãnh đạo Nga nói: “Vào năm 2028, các nước BRICS sẽ chiếm khoảng 37% GDP toàn cầu, trong khi tỷ trọng này của G7 sẽ giảm xuống dưới 28%...”. Theo Tổng thống Putin, Nga sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính toàn cầu mới, phi chính trị với các nước thân thiện.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trình bày Thông điệp liên bang tại Moscow ngày 29/2. Ảnh: Kremlin.ru

Tổng thống Nga Vladimir Putin trình bày Thông điệp liên bang tại Moscow ngày 29/2. Ảnh: Kremlin.ru

Để giải quyết vấn đề nhân khẩu học, Tổng thống Putin cho rằng, gia đình đông con cần trở thành chuẩn mực của nước Nga, một triết lý của đời sống xã hội. Ông cũng cho biết, năm 2023, số người sống dưới mức nghèo đã giảm xuống còn 13 triệu, song đây vẫn là một con số lớn. Ông đặt nhiệm vụ bảo đảm đến năm 2030, tỷ lệ nghèo trong các gia đình đông con giảm xuống ít nhất 12%. Tổng thống Putin tuyên bố khởi động dự án quốc gia “Sống thọ và năng động” đồng thời đặt ra nhiệm vụ tuổi thọ trung bình ở Nga đến năm 2030 phải ít nhất là 78 tuổi và sau đó là hơn 80 tuổi. Theo Tổng thống Putin, trong 6 năm tới, Nga sẽ phân bổ hơn 1.000 tỷ ruble để xây dựng, sửa chữa và trang bị các cơ sở y tế.

Ông cũng yêu cầu khởi động một chương trình toàn diện mới để bảo vệ quyền làm mẹ và giữ gìn sức khỏe của trẻ em và thanh thiếu niên. Ông Putin cho biết, các dự án liên bang nhằm chống lại bệnh tiểu đường, ung thư và bệnh tim mạch sẽ tiếp tục. Ngân sách liên bang sẽ phân bổ 65 tỷ ruble mỗi năm để xây dựng thêm các cơ sở thể thao tại các địa phương. Chính phủ Nga sẽ phân bổ tổng cộng hơn 400 tỷ ruble cho các chương trình sửa chữa các trường học và nhà trẻ. Chương trình cải tạo các trường học ở Nga sẽ hoàn thành vào năm 2030, sau đó sẽ được sửa chữa theo kế hoạch. Chính quyền Nga sẽ phân bổ thêm 124 tỷ ruble để cải tạo ký túc xá của trường đại học. Ông Putin ra lệnh khởi động dự án quốc gia mới “Thanh niên Nga” trong năm nay, phục vụ cho tương lai của đất nước.

Tổng thống Putin cho rằng, khoảng cách về lương của nhân viên khu vực công ở các địa phương khác nhau là không công bằng và chỉ đạo nội các xây dựng mô hình trả lương mới cho nhân viên khu vực công ở các địa phương vào năm 2025 và áp dụng mô hình này trên toàn quốc vào năm 2026.

Tổng thống Putin cho biết, trong năm 2023, Nga đã vượt qua tất cả các nước G7 về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhà lãnh đạo tin tưởng, Nga sẽ trở thành một trong 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thời gian tới và cho rằng sự tăng trưởng của nền kinh tế Nga cần được chuyển thành sự gia tăng thu nhập cho người dân. Ông đặt nhiệm vụ mức lương tối thiểu năm 2030 sẽ tăng gần gấp đôi, lên 35.000 ruble. Ông Putin kêu gọi tăng gấp đôi đầu tư của nhà nước và doanh nghiệp vào nghiên cứu khoa học, đưa chúng lên mức 2% GDP.

Theo Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw