Thị trường tuyển dụng lao động yêu cầu công việc có những kỹ năng mới

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, tự động hóa đã thay đổi nhiều ngành nghề, đòi hỏi lực lượng lao động trẻ, trung niên phải có thêm nhiều kỹ năng mới có cơ hội tìm kiếm việc làm.

Lao động có kinh nghiệm khó khăn tìm việc

Báo cáo thị trường lao động mới đây của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho thấy, nhóm lao động từ 35 tuổi trở lên có nhu cầu tìm việc khá cao, chiếm 40,95%, chỉ sau nhóm từ 25-34 tuổi (chiếm 48,86%). Tuy nhiên, lao động ở độ tuổi trung niên đang gặp khó khăn khi tìm việc trên thị trường lao động hiện nay.

Nguyên nhân là do thị trường lao động ngày càng cạnh tranh và thay đổi nhanh chóng. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và tự động hóa khiến cho những kỹ năng truyền thống mà lao động trung niên sở hữu, trở nên lỗi thời, trong khi các công việc hiện đại yêu cầu những kỹ năng sử dụng công nghệ mới.

Lao động tìm việc tại một phiên giao dịch việc làm tại Hà Nội.
Lao động tìm việc tại một phiên giao dịch việc làm tại Hà Nội.

Thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, 70% các vị trí công việc yêu cầu người lao động phải có kỹ năng công nghệ thông tin/tin học văn phòng. Đây là thách thức đối với lao động trung niên.

Bên cạnh đó, lao động trung niên cũng gặp phải sự cạnh tranh với lao động trẻ. Lao động trẻ có ưu thế khi tham gia tuyển dụng, vì được đào tạo mới, có năng lực sử dụng công nghệ và có thể sẵn sàng làm việc với mức lương thấp hơn, trong khi lao động trung niên có năng suất làm việc hạn chế hơn, hoặc khó thích nghi với những thay đổi về công nghệ. Có trên 60% lao động trung niên không được đào tạo bằng cấp kỹ thuật, trong khi con số này ở nhóm lao động trẻ chỉ là 45%.

Nguyên nhân nữa là do thiếu kỹ năng và đào tạo liên tục. Lao động trung niên có thể thiếu các kỹ năng cần thiết do không có cơ hội hoặc khả năng tiếp cận với các chương trình đào tạo liên tục và cập nhật. Việc này khiến họ khó cạnh tranh với lao động trẻ trong các ngành nghề đòi hỏi kỹ năng mới.

Theo ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, các lao động trung niên cần được tạo điều kiện về chính sách đào tạo lại, để có thể tham gia vào các ngành nghề mới và được hỗ trợ tài chính trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp. Ngoài ra, lao động trung niên cũng cần thích ứng với xu hướng làm việc mới, chọn làm việc tự do hoặc khởi nghiệp trong các lĩnh vực như tư vấn, đào tạo và dịch vụ chuyên môn phù hợp với kinh nghiệm và kỹ năng để duy trì thu nhập, học hỏi, phát triển kỹ năng mới.

Đối với doanh nghiệp, có thể thiết lập các chương trình đào tạo nội bộ để nâng cao kỹ năng cho lao động trung niên, giúp họ cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới cần thiết cho công việc.

Doanh nghiệp khó tuyển dụng

Chia sẻ tại tọa đàm "Xu hướng và giải pháp cho thị trường tuyển dụng lao động số lượng lớn" mới đây, bà Hoàng Thị Minh Ngọc, Giám đốc Vận hành Chợ Tốt, kiêm Giám đốc Việc Làm Tốt cho biết, nhu cầu tuyển dụng trong 8 tháng năm đầu năm nay tăng trưởng 30% so với cùng kỳ 2023, tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Các nhóm nghề lái xe và kho vận, công nhân, xây dựng và bất động sản... có tốc độ tăng trưởng tuyển dụng cao nhất.

Với đà phục hồi của kinh tế, 85% doanh nghiệp trả lời họ đang gặp phải tình trạng thiếu lao động; 30% doanh nghiệp đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự trầm trọng, khi thiếu hơn một nửa so với nhu cầu thực tế.

Ông Trần Thanh Sơn, Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự, Công ty TNHH May mặc Song Ngọc chia sẻ, doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng. Năm nay, doanh nghiệp không tuyển dụng đủ lao động cho nhà máy, mặc dù đảm bảo thu nhập khoảng 12 triệu đồng/tháng, trong đó 25% thu nhập đến từ tăng ca...

Theo ông Sơn, lao động trẻ không mặn mà với công việc trong ngành may. Không chỉ khó tuyển, số lao động nghỉ việc thời gian qua khá lớn. Nguyên nhân một phần do tiêu chí tuyển dễ, nên người lao động cũng dễ nghỉ việc. Do có trợ cấp thất nghiệp, người lao động cũng có xu hướng nghỉ đến khi nhận hết trợ cấp thất nghiệp mới trở lại làm việc.

Với thực tế này, ông Phạm Anh Thắng, Trưởng Văn phòng đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh cho rằng, để đạt hiệu quả tuyển dụng, bên cạnh chính sách về tiền lương, doanh nghiệp cần có các phúc lợi như nhà ở, nhà trẻ và người lao động cần được tôn trọng, có cơ hội phát triển.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo doanh nghiệp cần thúc đẩy môi trường làm việc đa dạng, trong đó lao động trung niên cũng được coi trọng và có cơ hội bình đẳng trong việc phát triển sự nghiệp. Điều này bao gồm việc đánh giá công bằng dựa trên năng lực và kinh nghiệm, thay vì tuổi tác.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cần thêm chính sách hỗ trợ Bảo hiểm thất nghiệp

Cần thêm chính sách hỗ trợ Bảo hiểm thất nghiệp

Nhiều ý kiến cho rằng, để khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng như hạn chế tình trạng “nhảy việc” cần có quy định bổ sung quyền lợi nếu người lao động đến lúc nghỉ hưu chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp lần nào thì khi nghỉ hưu sẽ được hưởng thêm một khoản trợ cấp. Khoản trợ cấp này sẽ được tính toán để đảm bảo quy tắc chia sẻ.

Phiên giao dịch tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm đợt 2, năm 2024

Bảo Yên: Phiên giao dịch tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm đợt 2, năm 2024

Trong 2 ngày (9 - 10/10), Huyện đoàn Bảo Yên phối hợp với Trung tâm việc làm tỉnh Lào Cai, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Nông dân, Công ty Cổ phần dịch vụ 3 sao, Công ty cổ phần Traenco Quốc tế tổ chức các phiên giao dịch tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm đợt 2, năm 2024 tại các xã: Kim Sơn, Cam Cọn, Bảo Hà.

Giúp người lao động an tâm khi làm việc

Giúp người lao động an tâm khi làm việc

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong những quyền lợi cơ bản của người lao động khi không may bị tại nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ làm. Thời gian qua, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh đã quan tâm, thực hiện chi trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định, từ đó giúp người lao động vượt qua khó khăn.

[Ảnh] Cuộc sống mới ở Làng Nủ

[Ảnh] Cuộc sống mới ở Làng Nủ

Sau 3 tuần xảy ra vụ sạt lở đất, lũ quét kinh hoàng, nỗi đau, không khí tang thương vẫn bao trùm lên con người, cảnh vật Làng Nủ. Nhưng bên cạnh những mất mát, đau thương thì cuộc sống thường ngày vẫn sẽ dần trở lại. Chúng tôi đã có những ghi nhận bằng hình ảnh trong ngày 29/9 tại nơi này.

Giúp người học thuận lợi tiếp cận việc làm

Giúp người học thuận lợi tiếp cận việc làm

Tổ chức ngày hội việc làm, hợp tác với doanh nghiệp để người học có nơi thực tập tốt, chương trình đào tạo hợp tác quốc tế, xây dựng cổng tuyển dụng trực tuyến... là những cách mà các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh đang triển khai để giúp sinh viên sớm có việc làm sau khi ra trường.

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Nâng cao tính chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ tai nạn lao động, trong đó có 7 vụ làm tử vong 9 người. Các vụ tai nạn lao động xảy ra phần lớn là do sự chủ quan của người sử dụng lao động và người lao động. Trước thực trạng đó, các cấp, các ngành chức năng trong tỉnh đang vào cuộc quyết liệt nhằm nâng cao ý thức và tính chủ động về đảm bảo an toàn lao động.

“Ăn đường, ngủ sương” nối đường dây liên lạc

“Ăn đường, ngủ sương” nối đường dây liên lạc

Những ngày qua, Lào Cai chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai. Mưa lớn kéo dài, nước sông dâng cao, nhiều cung đường, bản làng bị sạt lở nghiêm trọng. Bên cạnh các lực lượng cứu hộ oằn mình cứu và tìm kiếm người dân bị nạn còn có những "người lính thông tin" cũng lao mình vào mưa bão, bất chấp thiên tai khắc nghiệt, gấp rút khôi phục thông tin liên lạc, mạng di động nối sóng cho người dân.

Hàng cứu trợ đã về xã nghèo nhất tỉnh

Hàng cứu trợ đã về xã nghèo nhất tỉnh

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong 10 xã thuộc “lõi nghèo” của tỉnh, đến nay đã trải qua gần 1 tuần bị cô lập, chia cắt giao thông với bên ngoài do tuyến Tỉnh lộ 155 để có thể đến xã từ phía huyện Bát Xát và từ phía Sa Pa đều bị ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ.

Có nên quy định giờ làm việc bán thời gian cho học sinh, sinh viên?

Có nên quy định giờ làm việc bán thời gian cho học sinh, sinh viên?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất, học sinh, sinh viên (HS, SV) đang theo học các chương trình giáo dục chính quy đủ độ tuổi lao động được làm việc bán thời gian không quá 24 giờ trong 1 tuần trong thời gian học. Như vậy so với dự thảo lần 1, lần này Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) lần 3 đã có sự điều chỉnh đối với quy định giờ làm thêm với HS, SV.

Hội Phụ nữ xã Phú Nhuận: Phối hợp truyền thông phòng chống mua bán người cho gần 200 hội viên, thanh niên

Hội Phụ nữ xã Phú Nhuận: Phối hợp truyền thông phòng chống mua bán người cho gần 200 hội viên, thanh niên

Sáng 30/7, Hội Phụ nữ xã Phú Nhuận phối hợp với các đoàn thể có liên quan của xã và Phòng Phòng chống Tệ nạn xã hội, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức truyền thông phòng, chống mua bán người, phòng, chống ma túy, phòng, chống mại dâm cho gần 200 hội viên phụ nữ, đoàn viên, thanh niên, học sinh cấp THCS trên địa bàn xã.

fbytzltw