Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Những thay đổi phù hợp

Góp ý dự thảo Thông tư Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều ý kiến ủng hộ cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT mới, buộc học sinh phải chú trọng học từ lớp 10.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2024.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2024.

Theo dự thảo, điểm xét tốt nghiệp bao gồm điểm trung bình lớp 10 (hệ số 1) + điểm trung bình lớp 11 (hệ số 2) + điểm trung bình lớp 12 (hệ số 3). Ông Lê Việt Dương - Hiệu trưởng Trường THPT Trương Định (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho rằng, đây là quy định rất đúng đắn. Việc tăng tỷ lệ sử dụng kết quả đánh giá quá trình học tập ở cả 3 năm học cấp THPT lên 50%, thay cho tỷ lệ 30% như quy định hiện hành và chỉ sử dụng kết quả lớp 12, là cần thiết và phù hợp nhằm đánh giá toàn diện và khách quan. Sự điều chỉnh này cũng mang lại sự yên tâm hơn cho học sinh khi được đánh giá cả quá trình học tập, tránh việc chỉ dồn sức vào lớp 12 với nhiều áp lực

Trên thực tế, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh nên trong kiểm tra, đánh giá luôn chú trọng đến sự tiến bộ của học sinh. Bên cạnh đó, học tập là một quá trình nên việc học sinh được xét công nhận tốt nghiệp cần phải thể hiện cả một quá trình học là 3 năm THPT, chứ không phải chỉ qua một bài thi của một kì thi.

Bày tỏ sự ủng hộ đối với phương án xét tốt nghiệp mới trong dự thảo, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (quận Ba Đình, Hà Nội) cho rằng, ngành Giáo dục đang thực hiện đổi mới cơ bản và toàn diện, trong đó có việc kiểm tra, đánh giá học sinh. Việc đánh giá quá trình học và đánh giá định kỳ được nhấn mạnh khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

“Trong quá trình dạy học, giáo viên đã đánh giá được sự tiến bộ của học sinh thông qua tiến trình học tập của học sinh. Việc đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ được sử dụng để chứng nhận cấp độ học tập, công nhận thành tích của học sinh thể hiện qua các bài thi, bài kiểm tra. Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới cũng nên được điều chỉnh tỷ lệ sử dụng kết quả học tập của 3 năm học bậc THPT, không để học sinh lơ là trong học tập bất cứ thời điểm nào, từ đó phát triển toàn diện hệ thống giáo dục quốc dân trong tương lai” – ông Lâm bày tỏ.

Thực tế, ghi nhận tại nhiều trường phổ thông, việc áp dụng tỷ lệ 30 - 70 % khi xét tốt nghiệp hiện nay bộc lộ một số bất cập khi mục tiêu cuối cùng của học sinh là phục vụ cho một kỳ thi thay vì tập trung phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất tại trường học. Điều này dẫn đến có những học sinh chỉ chú trọng đến những môn sẽ thi đại học(ĐH) học lệch…

Bên cạnh đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT - theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, không chỉ nhằm mục đích đánh giá kết quả học tập của học sinh, mà còn là căn cứ để các cơ sở giáo dục ĐH xét tuyển. Vì vậy, kết thúc 12 năm giáo dục phổ thông, cần thiết có một kỳ thi tốt nghiệp, điều này đã được quy định rõ trong Luật Giáo dục 2019.

Thông tin từ Bộ GDĐT cho thấy, năm 2024, toàn quốc có hơn 1 triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, cao hơn năm trước 47.330 thí sinh. Trong đó, số thí sinh tự do là 46.978, tăng 9.137 so với năm 2023. Tỷ lệ tốt nghiệp chung toàn quốc đạt 99,4% cao hơn so với kết quả 98,88% năm 2023. Theo GS.TS Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, kết quả thi phản ánh khách quan kết quả học tập của các thí sinh và chất lượng dạy học ở các địa phương.

Với việc nâng tỷ lệ điểm học bạ lên từ 30 lên 50% so với hiện nay, nhiều chuyên gia kỳ vọng đề thi tốt nghiệp của các môn học có tính phân hóa cao hơn, đảm bảo cung cấp dữ liệu tin cậy hơn, chất lượng hơn cho công tác tuyển sinh ĐH. Những năm gần đây, tỷ lệ điểm thi cao, đặc biệt ở các môn thuộc tổ hợp xã hội khiến nhiều người đặt câu hỏi về độ khó của đề thi đã đảm bảo để các trường sử dụng để xét tuyển vào ĐH hay không vì nhìn đâu cũng thấy cao ngất ngưởng.

Với nhiều phương án xét tuyển sớm hiện nay, việc vào ĐH của nhiều thí sinh giảm hẳn áp lực. Tuy nhiên, một số em lại xác định thi tốt nghiệp đạt yêu cầu là đã đỗ ĐH nên chủ quan trong việc học. Điều này Bộ GDĐT đã cảnh báo và thực tiễn cũng đã có những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi thí sinh rớt ĐH, dù đã trúng tuyển theo phương án xét tuyển sớm vì sau đó trượt tốt nghiệp THPT. Đây là bài học cho tất cả thí sinh không chỉ trong mùa tuyển sinh 2025 mà cả những năm sau này.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giáo dục Mường Khương hướng đến mục tiêu mới

Giáo dục Mường Khương hướng đến mục tiêu mới

Đến năm 2025, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 98,9% trở lên; duy trì 100% học sinh mầm non, tiểu học học 2 buổi/ngày; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt trên 73%; duy trì 16/16 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2; tỷ lệ học sinh giỏi các cấp đạt 4,8% trở lên.

Ấm tình thầy - trò trong những ngày mưa lũ

Ấm tình thầy - trò trong những ngày mưa lũ

Hoàn lưu bão số 3 gây thiệt hại lớn về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, nhiều trường học bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều học sinh đang học tập tại các trường không thể về nhà do đường xa, nhiều điểm bị sạt lở, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Trong bối cảnh đó, các trường học đã quan tâm bố trí chỗ ăn, ở cho các em đảm bảo an toàn trong đợt mưa lũ.

Để học sinh không "nghiện" công nghệ

Để học sinh không "nghiện" công nghệ

Lâu nay, những ứng dụng số hóa đã mang lại sự chuyển dịch công nghệ mạnh mẽ và được hỗ trợ rất tiện ích trong các hoạt động nhà trường. Tất nhiên, mọi sự chuyển dịch ứng dụng trong khoa học, nhất là về công nghệ đều có mặt tích cực và tiêu cực.

18 đại biểu trẻ Việt Nam tham dự Diễn đàn Thanh niên Pháp ngữ Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024

18 đại biểu trẻ Việt Nam tham dự Diễn đàn Thanh niên Pháp ngữ Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024

Tham dự Diễn đàn Thanh niên Pháp ngữ Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024, đoàn Việt Nam có 18 đại biểu thanh niên. Đây là những bạn trẻ sử dụng thành thạo tiếng Pháp, có kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến các chủ đề được thảo luận trong diễn đàn; có ý tưởng đề án dự án về lĩnh vực đổi mới, sáng tạo, nghệ thuật hoặc kinh tế.

Trường học thành “mái ấm” trong cơn bão

Trường học thành “mái ấm” trong cơn bão

Giữa mưa lũ khắc nghiệt, tình người ấm áp ở vùng cao biên giới Lào Cai vẫn được duy trì mạnh mẽ. Tiếp lửa cho tinh thần đó, những "người lái đò" cũng đang chung tay cùng với các lực lượng khác hỗ trợ người dân chống chọi với mưa lũ. Nhiều trường học trên địa bàn thành phố bỗng chốc trở thành bãi đỗ xe miễn phí, nhà ở cộng đồng hay bếp ăn tập thể…

fbytzltw