Thênh thang những con đường xuân

Xác định giao thông là mạch máu của nền kinh tế, những năm qua, tỉnh Lai Châu huy động mọi nguồn lực để nâng cấp, mở mới các tuyến đường. Những con đường thênh thang đưa địa phương kết nối với các vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững cho Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Thênh thang những con đường xuân ảnh 1
Một góc thị trấn Mường Tè, huyện Mường Tè.

Chỉ cách trung tâm huyện hơn 2 km, bản Huổi Han, xã Bum Tở, huyện Mường Tè từng nhiều năm bị cô lập mỗi khi mùa mưa đến. Mọi hoạt động của người dân kết nối với bên ngoài đều phụ thuộc vào thời tiết mưa hay nắng, thông qua con đường mòn chạy dọc suối. Thế nhưng, từ khi nhà nước đầu tư con đường bê tông, cuộc sống mới cho người dân nơi đây thực sự bắt đầu.

Bà Vàng Pó Xừ, Trưởng bản Huổi Han, xã Bum Tở cho biết: Cách đây 7 năm, dân bản tập trung thành nhóm hộ sống rải rác trên các sườn đồi. Khi đó, việc đi lại chủ yếu là luồn rừng, lội suối và hoàn toàn bị cô lập mỗi khi mùa mưa đến. Thực hiện chính sách dồn dân lập bản của chính quyền địa phương, bà con đã xuống núi để sống tập trung. Từ đó, con đường bê tông dọc suối dài gần 3 km kết nối với bên ngoài cũng được đầu tư và cuộc sống bớt khổ hơn. Bởi, nông sản làm ra dễ dàng chở đi bán với giá cao hơn. Giờ con đường này cũng đã xuống cấp, chúng tôi mong Nhà nước sớm nâng cấp và mở rộng hơn.

Là địa phương vùng sâu, vùng xa biên giới của tỉnh, huyện Mường Tè từng được đánh giá là địa bàn có địa hình rộng, chia cắt và hệ thống giao thông khó khăn. Việc phát triển hạ tầng giao thông được tỉnh, huyện đặc biệt quan tâm đầu tư, hiện đã có 2 hệ thống giao thông kết nối liên vùng là quốc lộ 4H và tỉnh lộ 127. Ngoài tuyến đường liên vùng mới mở Tá Pạ - Pa Ủ, kết nối các xã biên giới, huyện còn có hơn 600 km đường giao thông nông thôn, đáp ứng nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Mường Tè, đường giao thông nông thôn cơ bản được đầu tư đến tất cả các bản, đáp ứng nhu cầu đi lại vào mùa khô. Tuy nhiên, địa bàn rộng và dốc, suất đầu tư thấp khiến nhiều tuyến kết nối từ trung tâm các xã về các bản mới chỉ được mở nền. Dù là vậy nhưng đó cũng là mơ ước bao đời của đồng bào các dân tộc địa phương.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 7.120 km đường bộ, với 17 tuyến quốc lộ và tỉnh lộ. Ngoài ra, còn có hơn 260 km đường tuần tra biên giới, gần 6.000 km đường giao thông nông thôn. Dù có những khó khăn đặc thù của một tỉnh miền núi, nhưng đến nay Lai Châu đã huy động mọi nguồn lực, ưu tiên vốn phát triển giao thông, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư cũng như phát triển kinh tế - xã hội của người dân.

Trao đổi với chúng tôi, ông Tạ Đức Hùng, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải khẳng định: Đến nay, 100% xã trên địa bàn có đường ôtô đến trung tâm, mặt đường được cứng hóa; 938/957 thôn, bản có đường xe máy hoặc ôtô đến trung tâm được thuận lợi, đạt trên 98%. Năm 2022, Sở triển khai sửa chữa 14 công trình trên các tuyến quốc lộ và đường địa phương được giao quản lý. Các trục quốc lộ và đường tỉnh 100% được nhựa hóa mặt đường và mở rộng mặt đường. Còn các tuyến đường huyện đã có trên 80% nhựa hóa mặt, tỉnh đang tiếp tục triển khai nhựa hóa phần đường còn lại. Nhờ thực hiện tốt công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, góp phần làm cho mặt đường êm thuận, nâng cao tuổi thọ công trình trên tuyến, bảo đảm giao thông đi lại được an toàn và thuận lợi, từng bước kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông.

Các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã đưa vào sử dụng đang phát huy hiệu quả, trở thành mạch máu kết nối phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để đồng bộ hóa hệ thống giao thông trên địa bàn, tăng cường khả năng kết nối vùng, Lai Châu đang phối hợp với các bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ tuyến nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai - Lai Châu, hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên, giao thông kết nối với các cửa khẩu trên địa bàn. Từ đó, hiện thực hóa mục tiêu trở thành tỉnh phát triển trung bình của vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ vào năm 2030.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao và tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 - 2025.

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu ít nhất 80% số hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 65 dự án liên kết (11 dự án cấp tỉnh, 54 dự án cấp huyện), 111 dự án cộng đồng cấp huyện.

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Chiều 26/4, tại thành phố Lào Cai, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai và Hội Nông dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng.

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

fb yt zl tw