Thêm cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến thông tin về nhiều cơ hội để nâng quan hệ thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới. Trong khi đó, Sơn La cũng chọn chủ đề "nông sản sạch" cho gian hàng quốc gia của Việt Nam tại Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO).

Trao đổi với phóng viên nhân dịp tham gia Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh thương mại - đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS) lần thứ 20 tại TP. Nam Ninh, Quảng Tây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, chiều 16/9, Bộ sẽ ký bản ghi nhớ với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) về xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, xây dựng nhà máy chế biến tại vùng biên giới giữa hai nước. Hai bên cũng hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ cho xuất nhập khẩu. Vùng nguyên liệu này gồm cả chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản.

Thứ trưởng cho biết 8 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 7,28 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ, thặng dư thương mại đạt 5,28 tỷ USD, tăng 33,3%. Nông sản Việt Nam rất đặc sắc, được Trung Quốc đánh giá rất cao.

Tuy nhiên, để phát triển bền vững thì chúng ta phải rà soát lại công tác tổ chức sản xuất, trong đó có việc xây dựng vùng nguyên liệu đạt các tiêu chí, tiêu chuẩn, xây dựng các cơ chế chế biến sâu, đóng gói.

Thứ trưởng cho biết, Việt Nam sẽ tiếp tục đàm phán với phía Trung Quốc các hiệp định về các mặt hàng xuất nhập khẩu, đặc biệt là 4 mặt hàng, gồm: Dưa hấu từ xuất khẩu truyền thống sang chính ngạch; sầu riêng lạnh; ớt; dược liệu. Nếu giải quyết được đồng bộ các vấn đề trong xuất khẩu các mặt hàng này, thì việc giao thương sẽ rất thuận lợi, tốc độ tăng trưởng còn lớn hơn rất nhiều.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, nông sản Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc chiếm 21,7% toàn thị trường, Mỹ chiếm 20,4%, Nhật Bản chiếm 7,5%... Như vậy, thị trường Trung Quốc rất quan trọng với nông sản Việt Nam do khoảng cách địa lý, thói quen tiêu dùng có sự tương đồng. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến mối quan hệ với Trung Quốc cũng như thị trường hơn một tỷ dân này.

Đánh giá về Hội chợ Trung Quốc - ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh thương mại và đầu tư Trung Quốc - ASEAN, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá đây là sự kiện rất quan trọng đối với Trung Quốc và các nước ASEAN trong hợp tác thương mại, đầu tư. Việt Nam tham gia hội chợ lần này với số lượng doanh nghiệp đông đảo và quy mô gian hàng lớn nhất. Trong nhiều năm qua, công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm rất quan trọng, góp phần lan tỏa mạnh mẽ. Sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ giúp quan hệ thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới.

son-la-16948540476511901870551.jpg
Các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Sơn La được trưng bày tại Khu trưng bày “Thành phố tươi đẹp” trong CAEXPO lần thứ 20.

Sơn La - Trung tâm nông sản sạch

Đại diện địa phương được lựa chọn làm gian hàng quốc gia Việt Nam trong khu trưng bày: "Thành phố tươi đẹp" tại CAEXPO 2023, ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, cho biết gian trưng bày có chủ đề: Sơn La - Trung tâm nông sản sạch.

Đến sáng 16/9, tỉnh Sơn La đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho gian hàng này với hàng trăm sản phẩm trưng bày, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, các chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư các dự án phát triển kinh tế-xã hội; sản phẩm giới thiệu văn hóa, danh lam thắng cảnh, quảng bá du lịch.

Đặc biệt tại gian trưng bày này, Sơn La tập trung vào lĩnh vực thương mại, giới thiệu các sản phẩm nông sản sạch, trưng bày 4 sản phẩm quả tươi (xoài, nhãn, thanh long, chanh leo), 52 sản phẩm nông sản chế biến (cà phê, chè, tinh bột sắn, đường, long nhãn... ) để chào hàng, giới thiệu với các đối tác nước ngoài tại CAEXPO 2023.

"Chúng tôi coi CAEXPO 2023 lần này là cơ hội để truyền tải thông điệp Sơn La không chỉ là vùng đất tươi đẹp, có nhiều danh lam thắng cảnh, giàu bản sắc văn hóa mà còn có tiềm năng, thế mạnh để phát triển trở thành trung tâm nông sản sạch của Việt Nam và sẵn sàng hợp tác, trở thành nhà cung cấp những sản phẩm chất lượng cao cho thị trường Trung Quốc, ASEAN và rộng hơn là tất cả các quốc gia trên thế giới", ông Công nói.

Báo Điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Chính sách thuế mới do Tổng thống Donald Trump công bố đang đặt các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước thách thức lớn. Với mức thuế nhập khẩu cơ bản 10% và thuế đối ứng lên tới 46% đối với Việt Nam, hàng loạt ngành như đồ gỗ nội thất, dệt may, điện tử, thép, thủy sản, hạt điều… chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo đó, việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Việt đang trở nên khó khăn hơn.

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

fb yt zl tw