Thành phố Lào Cai tăng cường quản lý cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản

Thành phố Lào Cai hiện có 54 cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản. Chính quyền và các ngành chức năng luôn quan tâm hướng dẫn các đơn vị hoạt động đúng quy định của pháp luật.

Hợp tác xã Mỹ nghệ Hoa Mai, phường Lào Cai đi vào hoạt động từ năm 2003. Mỗi năm, đơn vị này nhập kho hàng trăm mét khối lâm sản các loại làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm bàn, ghế, giường, tủ, đồ mỹ nghệ..., trong đó khoảng 40% nguyên liệu gỗ được nhập từ nước ngoài.

2.jpg

Ông Nguyễn Văn Hoằng, Phó Giám đốc Hợp tác xã Mỹ nghệ Hoa Mai cho biết: Được Hạt Kiểm lâm thành phố hướng dẫn các quy định về chế biến lâm sản cũng như về hồ sơ, chúng tôi chấp hành đầy đủ theo quy định của pháp luật. Sổ sách, hóa đơn, chứng từ nguồn gốc gỗ nguyên liệu được cơ sở ghi chép đầy đủ, báo cáo theo định kỳ.

Chúng tôi cùng cán bộ kiểm lâm đến kiểm tra cơ sở chế biến gỗ của gia đình anh Lưu Hồng Điệp, phường Duyên Hải. Cơ sở của anh Điệp chuyên chế biến lâm sản, bán lẻ đồ gỗ, bàn, ghế, tủ, thiết bị gia đình... Gia đình anh làm nghề mộc từ năm 2016, sản phẩm bền, đẹp, thẩm mỹ, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Anh Điệp cho biết: Nguyên liệu của cơ sở phần lớn nhập của người dân trong tỉnh, có chứng từ, nguồn gốc rõ ràng. Trong sản xuất, kinh doanh, cơ sở được cán bộ kiểm lâm hướng dẫn cách ghi chép sổ sách và tuyên truyền các văn bản mới liên quan đến hoạt động chế biến lâm sản nên thuận lợi trong vấn đề thủ tục hành chính.

1.jpg

Thực hiện các kế hoạch của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Hạt Kiểm lâm thành phố phối hợp xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản trên địa bàn, qua đó giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển, chế biến, thương mại lâm sản, đồng thời hướng dẫn các chủ doanh nghiệp chấp hành các quy định của Luật Lâm nghiệp. Hạt Kiểm lâm thành phố cũng phối hợp với chính quyền các xã, phường tăng cường kiểm tra, ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Ông Lê Văn Bốn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thành phố Lào Cai cho biết: Ngoài kiểm tra định kỳ, đơn vị tổ chức kiểm tra đột xuất theo dấu hiệu vi phạm. Qua kiểm tra định kỳ 9 tháng năm 2023, hầu hết các cơ sở chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trong quản lý, kinh doanh, chế biến lâm sản, không có hành vi vi phạm đến mức xử lý hành chính.

4.jpg

Hiện các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản đã được quy hoạch sắp xếp tại các khu công nghiệp nên ổn định sản xuất và không ảnh hưởng tới môi trường khu dân cư. Đối với một số cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản ghi chép sổ nhập, xuất lâm sản chưa đầy đủ, chưa thực hiện tốt cam kết bảo vệ môi trường… đơn vị chỉ đạo bộ phận pháp chế, kiểm lâm địa bàn tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở khắc phục kịp thời.

Việc chấp hành tốt các quy định của pháp luật trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh lâm sản trên địa bàn thành phố Lào Cai đã góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực khắc phục sạt lở trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai

Nỗ lực khắc phục sạt lở trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai

Đường sắt là 1 trong 3 loại hình vận tải hàng hóa, hành khách quan trọng của tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của mưa lũ, hạ tầng giao thông đường sắt, đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai bị sạt lở nghiêm trọng. Hiện công tác khắc phục đang được các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai quyết liệt để sớm đưa hoạt động vận tải đường sắt Hà Nội - Lào Cai trở lại bình thường.

Vượt suối, băng rừng đưa dòng điện sáng muôn nơi

Kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống Công ty Điện lực Lào Cai (24/9/1958-24/9/2024): Vượt suối, băng rừng đưa dòng điện sáng muôn nơi

Hình ảnh những người thợ điện Lào Cai vượt suối, băng rừng, lội bùn, không quản hiểm nguy đưa dòng điện tỏa sáng, giúp người dân từng bước khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống trong những ngày mưa lũ vừa qua là những đóa hoa đẹp nhất dâng lên Bác Hồ kính yêu đúng dịp kỷ niệm 66 năm ngày Bác Hồ về thăm Nhà máy Điện Lào Cai và truyền thống Công ty Điện lực Lào Cai (24/9/1958 - 24/9/2024).

[Infographic] Hướng dẫn xử lý các vùng đất nông nghiệp bị vùi lấp sau bão lũ

[Infographic] Hướng dẫn xử lý các vùng đất nông nghiệp bị vùi lấp sau bão lũ

Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, tỉnh Lào Cai có hơn 4.500 ha cây trồng hằng năm bị thiệt hại, trong đó nhiều diện tích bị vùi lấp bởi lớp bùn dày. Nhằm sớm khôi phục sản xuất, ngành nông nghiệp hướng dẫn người dân biện pháp xử lý các vùng đất để sớm triển khai trồng cây phù hợp.

Cấp hơn 15.600 lít hóa chất và chế phẩm sinh học khử trùng môi trường chăn nuôi

Cấp hơn 15.600 lít hóa chất và chế phẩm sinh học khử trùng môi trường chăn nuôi

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh vừa cấp 15.635 lít hóa chất, chế phẩm sinh học và một số thuốc bổ cho vật nuôi cho trạm thú y các địa phương để khử trùng môi trường chăn nuôi, khôi phục sản xuất sau mưa bão và thực hiện Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt II năm 2024.

Triển khai hỗ trợ về miễn giảm, thuế cho đối tượng bị tổn thất do bão lũ

Triển khai hỗ trợ về miễn giảm, thuế cho đối tượng bị tổn thất do bão lũ

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 92 ngày 10/9/2024, về việc tập trung khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ sau bão, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 4062, gửi 26 tỉnh, thành phố, hướng dẫn người nộp thuế thực hiện các chính sách về quy định pháp luật miễn, giảm, gia hạn thuế.

Cả làng hối hả đi cứu na

Cả làng hối hả đi cứu na

Thôn Báu, xã Thái Niên là vựa na trồng trên đất bãi bồi lớn nhất huyện Bảo Thắng. Thôn có khoảng 25 ha, hơn nửa số đó đã đến tuổi cho thu hoạch. Đợt lũ lịch sử vừa qua nhấn chìm toàn bộ diện tích na trồng trên đất bãi bồi trong 4 ngày, nước lên cao đến mức cây na 15 - 20 năm tuổi vẫn bị ngập không thấy ngọn. Chờ con nước rút, đất phù sa mới bồi se, nứt như bát men rạn thì người trồng na thôn Báu đua nhau ra bãi bồi đào, khơi đất ở gốc để na thoát nguy cơ thối rễ.

Sa Pa lập 3 đoàn tổng kiểm tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng, tìm giải pháp khắc phục, xử lý các điểm sạt lở, vết nứt lớn trên địa bàn

Sa Pa lập 3 đoàn tổng kiểm tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng, tìm giải pháp khắc phục, xử lý các điểm sạt lở, vết nứt lớn trên địa bàn

Trong 2 ngày 21 - 22/9, thị xã Sa Pa thành lập 3 đoàn công tác với sự tham gia của Thường trực UBND thị xã, các phòng, ban chuyên môn cùng các chuyên gia về địa chất của Trường Đại học Thủy lợi đi kiểm tra, khảo sát, đánh giá tổng thể các điểm sụt, sạt, các vết nứt lớn trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý.

Bát Xát căng sức giải phóng điểm sạt lở, đảm bảo giao thông thông suốt

Bát Xát căng sức giải phóng điểm sạt lở, đảm bảo giao thông thông suốt

Thống kê sơ bộ, đợt mưa lũ lịch sử vừa qua đã gây thiệt hại cho huyện Bát Xát tới 1.123 tỷ đồng (chưa kể thiệt hại các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ 155, 156b và 158 qua địa bàn huyện), trong đó một phần lớn liên quan đến thiệt hại các công trình giao thông. Sửa chữa, khắc phục kịp thời các công trình, đảm bảo giao thông thông suốt đang là ưu tiên số 1 của huyện Bát Xát tại thời điểm này.

Xã nghèo Nậm Pung tiếp nhận số tiền, hàng ủng hộ lớn trong ngày 21/9

Xã nghèo Nậm Pung tiếp nhận số tiền, hàng ủng hộ lớn trong ngày 21/9

Ngày 21/9, xã nghèo Nậm Pung (Bát Xát) đã tiếp nhận số tiền, ủng hộ lớn nhất từ trước đến nay với tổng giá trị hơn 600 triệu đồng. Trong ngày, có 6 đoàn đã chuyển tiền, hàng tới xã Nậm Pung để trực tiếp hỗ trợ bà con xã nghèo vùng lũ, riêng đoàn từ thiện Bắc - Trung - Nam ủng hộ khoảng 400 triệu đồng.

fbytzltw