Tham mưu chiến lược, có tầm nhìn và bám sát diễn biến toàn cầu để kiến tạo phát triển đất nước

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng 11/1.

img9562-17049416786371701702256-6648.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Bộ KH&ĐT. Ảnh: Chinhphu.vn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu tại hội nghị.

Dự hội nghị còn có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Dự hội nghị, tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh (ảnh dưới).

z5060684563137-13ac3f9e99e1452974c9e61298daf4cf-2301.jpg

Với vai trò là cơ quan tham mưu, tổng hợp về kinh tế - xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng các kịch bản tăng trưởng, tranh thủ thời cơ phục hồi và tạo động lực mới cho phát triển kinh tế đất nước.

0-1274.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Bộ đã kịp thời nghiên cứu, theo dõi, đánh giá và dự báo sát tình hình, từ đó tích cực tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các kịch bản phát triển phù hợp cũng như giải pháp ứng phó kịp thời, giảm thiểu các tác động tiêu cực và đạt được mục tiêu kép trong phát triển KTXH. Các giải pháp được Bộ KH&ĐT đưa ra đều trọng tâm, đủ độ sâu và linh hoạt, phù hợp với yêu cầu trong ngắn hạn và trung hạn nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, liên kết vùng, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững gắn với tiến trình phục hồi xanh toàn cầu.

Năm 2023 được đánh giá là năm thành công thu hút vốn FDI, với kỷ lục đăng ký 36,6 tỷ USD, giải ngân hơn 23 tỷ USD và hàng loạt dự án chất lượng cao như các dự án sản xuất điện thoại, linh kiện điện tử, sản xuất chip…

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã cải thiện rõ rệt qua từng tháng, là động lực quan trọng để hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế năm nay. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ước đạt khoảng 95%, cao hơn năm 2022 khoảng 3,58 điểm phần trăm (91,42%).

Bộ đã làm tốt công tác tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, triển khai các biện pháp nhằm tiếp tục thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao; thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi, gia tăng niềm tin và khơi dậy tinh thần kinh doanh, tinh thần sáng tạo và bản lĩnh của doanh nghiệp. Tiếp tục chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, cụ thể hóa các chính sách phát huy mô hình kinh tế mới và các yêu cầu phát triển bền vững hậu Covid-19; phát huy vai trò tích cực trong công tác truyền thông, giải trình về định hướng điều hành chính sách và kết quả KTXH, góp phần tạo đồng thuận xã hội, ổn định tâm lý thị trường. Kịp thời tham mưu các giải pháp, cơ chế, chính sách góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, tranh thủ tận dụng tối đa thời cơ để phục hồi và phát triển nền kinh tế.

Bộ KH&ĐT làm thường trực Hội đồng thẩm định và đã tổ chức thẩm định 5 quy hoạch vùng, 59 quy hoạch tỉnh, 1 chương trình mục tiêu quốc gia, 4 dự án quan trọng quốc gia, 41 chương trình, dự án lớn thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thành và trình cấp có thẩm quyền nhiều đề án, báo cáo lớn, đã ban hành gần 13.000 văn bản liên quan đến các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ KH&ĐT…

z5060504205216-8b5cf1817f89881bae597f4934125eed-1628.jpg
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Năm 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bước vào giai đoạn nước rút, giai đoạn tăng tốc trong thực hiện Kế hoạch 5 năm (2021-2025); chuẩn bị nền tảng để đón nhận thời cơ, vận hội mới cho bước ngoặt của đất nước trong giai đoạn tiếp theo. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất 10 nhiệm vụ then chốt của ngành kế hoạch và đầu tư trong năm 2024. Đó là:

Thực hiện tốt nhiệm vụ tổng hợp, tham mưu với Đảng, Nhà nước về tổng kết 40 năm đổi mới và chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2026 - 2030).

Tập trung triển khai ngay Nghị quyết số 01 và 02 của Chính phủ với tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới, linh hoạt và hành động quyết liệt, hiệu quả hơn nữa, đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành hoặc hoàn thành cao hơn mục tiêu của Kế hoạch năm 2024 đã đề ra để tạo tiền đề phát triển cho năm 2025 và cho cả giai đoạn phát triển 2021-2025.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; tiếp tục đưa vốn đầu tư công là vốn mồi để thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế.

Nâng cao năng lực phân tích, dự báo và thống kê, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu về tính kịp thời, chính xác và chất lượng công tác tham mưu, điều hành kinh tế vĩ mô. Mục tiêu nhất quán là ưu tiên, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Hoàn thành và trình phê duyệt 5 quy hoạch vùng còn lại trong quý I năm 2024; tham mưu, tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh đã ban hành, tạo động lực, không gian phát triển mới cho cả nước, vùng và tỉnh.

Tăng cường hoạt động của các Hội đồng điều phối vùng để thúc đẩy liên kết vùng, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương, giải quyết các vấn đề có tính vùng và tạo ra các động lực và cực tăng trưởng mới cho đất nước.

Nắm bắt phản ánh của doanh nghiệp, tham mưu, đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, dự án đầu tư, cắt giảm điều kiện kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp lớn, đầu đàn, doanh nghiệp tư nhân vươn ra thế giới, đầu tư ra nước ngoài.

Tập trung nghiên cứu, xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, Nghị định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư.

Phát huy tối đa hiệu quả của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, cả các trung tâm ở các vùng, địa phương, góp phần thúc đẩy xây dựng, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo trong nước; xác định và tập trung vào một số ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế, có thể tận dụng, đi tắt đón đầu cùng xu thế phát triển của thế giới; hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp trong nước.

Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; xây dựng và hoàn thiện hơn nữa các thể chế, chính sách để cụ thể hóa các mô hình kinh tế mới. Mục tiêu chiến lược là xanh hóa nền kinh tế, nâng cao năng lực nội tại, tính tự chủ, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

thu-tuong-ok-6763.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Chinhphu.vn

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương những thành tích ấn tượng mà Bộ KH&ĐT đã đạt được trong năm vừa qua.

Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đề ra trong năm 2024, người đứng đầu Chính phủ đề nghị Bộ KH&ĐT tiếp tục rà soát những hạn chế, bất cập trong công tác tham mưu, từ đó thực hiện hiệu quả hơn công tác nghiên cứu chiến lược, tham mưu chiến lược, có tầm nhìn và bám sát diễn biến toàn cầu để kiến tạo phát triển đất nước.

khen-thuong-ok-8932.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Cờ thi đua của Chính phủ tặng các tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2023. Ảnh: Chinh phu.vn

Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, truyền thống tự lực, tự cường và vai trò của người đứng đầu Bộ KH&ĐT; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2024 của Chính phủ "Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững" và 5 quyết tâm mà Chính phủ đã đặt ra.

Thường xuyên đổi mới tư duy, nhạy bén với các vấn đề trong nước và quốc tế, chủ động phản ứng chính sách và có tầm nhìn xa để tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoàn thiện các thể chế, cơ chế chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực phát triển nền kinh tế đất nước nhanh, bền vững.

Tổ chức thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự điều hành, quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phát huy vai trò cá nhân, đoàn kết tập thể, xung kích, tiên phong trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, gắn với tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng xanh, bền vững nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải đẩy mạnh nghiên cứu chiến lược, tham mưu chiến lược về chính sách và kiến tạo phát triển, đổi mới sáng tạo và lập nghiệp; bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình, kịp thời, chủ động phản ứng chính sách trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, vấn đề vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.

Thủ tướng tin tưởng tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được; nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức; phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

khen-thuong-1-ok-4983.jpg
Các tập thể xuất sắc được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT. Ảnh: Chinhphu.vn

Nhân dịp này, 24 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ KH&ĐT trong năm 2023 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất; Cờ thi đua của Chính phủ; Cờ thi đua và Bằng khen của Bộ KH&ĐT.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

fbytzltw