Tăng phí cao tốc: Cần nhưng tránh thời điểm 'nhạy cảm'

Mới đây, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT chấp thuận chủ trương điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ một số tuyến cao tốc. Vậy đâu là căn cứ để VEC đề xuất điều chỉnh tăng phí?

Sau thời gian dài đi vào khai thác, thậm chí có tuyến đã khai thác 12 năm, 4 tuyến cao tốc là Cầu Giẽ - Ninh Bình, Hà Nội – Lào Cai, Đà Nẵng – Quảng Ngãi và TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây do Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đầu tư, quản lý khai thác chưa một lần tăng phí.

Trong đó một số tuyến đã xuất hiện hư hỏng cần phải bảo trì, sửa chữa, mới đây VEC đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT chấp thuận chủ trương điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ các tuyến cao tốc này. Vậy đâu là căn cứ để VEC đề xuất điều chỉnh tăng phí? Việc tăng phí vào đầu năm 2024 liệu có khả thi và sẽ tác động thế nào tới hoạt động vận tải dịp tết sắp tới?

PV: Thưa ông, căn cứ vào đâu đơn vị đề xuất điều chỉnh tăng phí 4 tuyến cao tốc do VEC đầu tư, quản lý khai thác?

Ông Bùi Đình Tuấn - Giám đốc Ban quản lý khai thác (VEC): Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam hiện tại đang quản lý khai thác 4 tuyến cao tốc và 1 tuyến đang trong quá trình đầu tư là Bến Lức – Long Thành; các tuyến đang khai thác đến thời điểm này đã đưa vào khai thác từ 5 - 12 năm.

Theo phương án tài chính đã được Bộ GTVT phê duyệt từ năm 2016 thì 5 dự án đường cao tốc do VEC làm chủ đầu tư có lộ trình tăng phí và thời gian tăng phí cụ thể. Tuy nhiên, thực hiện theo Nghị quyết số 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, nên toàn bộ thời gian vừa qua, từ ngày đưa vào khai thác tất cả các tuyến cao tốc của VEC chưa một lần tăng phí.

Năm 2021, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 2323 phê duyệt phương án tài chính 5 dự án của VEC. Trong đó có lộ trình tăng phí 3 năm/lần, mỗi lần tăng 12%, thời điểm tăng lần 1 là năm 2024. Như vậy tính đến hết năm 2023, mặc dù các tuyến cao tốc đã đưa vào khai thác hơn 10 năm, nhưng VEC cũng chưa tăng phí, thời điểm hiện tại tăng phí là phù hợp với Quyết định phương án tài chính 5 dự án đã được Bộ GTVT phê duyệt.

Ngoài ra, để đảm bảo dòng tiền thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với các khoản vay để đầu tư xây dựng đường cao tốc, hoàn thành một số công trình VEC đang đầu tư; đồng thời đảm bảo duy trì vận hành, bảo dưỡng các tuyến đường đang khai thác một cách tốt nhất thì việc tăng phí thời điểm này là cần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật.

PV: Được biết VEC đã xây dựng 3 kịch bản tăng phí, các phương án này đều thực hiện theo lộ trình tăng phí 3 năm/lần với tỷ lệ tăng là 12%. Trong đó phương án 1 dự kiến tăng phí từ đầu năm năm 2024. Lộ trình này liệu có phù hợp và khả thi không, khi tăng phí vào đúng dịp cao điểm tết?

Ông Bùi Đình Tuấn: Khi chúng tôi báo cáo Bộ GTVT về chủ trương tăng giá sử dụng dịch vụ đường cao tốc cho các tuyến VEC làm chủ đầu tư chúng tôi đã đánh giá tác động cũng như cập nhật lại các phương án tài chính để tính toán, đảm bảo dòng tiền một cách phù hợp nhất và có so sánh với các phương án khác.

Qua đánh giá so sánh, nếu chúng tôi không tăng phí theo phương án 1 làm năm 2024 thì dòng tiền của VEC sẽ bị thiếu hụt khá lớn, ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện nghĩa vụ tài chính cũng như duy trì hoạt động thường xuyên và đầu tư các dự án đang dở dang.

Qua đinh giá tác động, mức tăng 12% tương đường với khoảng 100-180 đồng/1km/1CPU đối với 1 xe tiêu chuẩn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá vận tải. Ngoài ra cũng phải nói thêm việc điều chỉnh mức phí cho phù hợp chúng tôi đã cân nhắc rất nhiều. Chúng tôi mong muốn sự chia sẻ của xã hội, các hiệp hội vận tải, các nhà xe, theo đúng phương châm “Khi có lợi ích phải hài hòa, khi khó khăn phải cùng chia sẻ” của Thủ tướng Chính phủ đã nói.

PV: Xin cảm ơn ông

PV: Thưa ông, quan điểm của ông thế nào về đề xuất tăng phí cao tốc của VEC?

Ông Nguyễn Văn Quyền (Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN): Theo tôi nếu như cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có quy định cho phép theo định kỳ VEC được phép điều chỉnh tăng giá dịch vụ thu phí đường bộ và đã đến định kỳ rồi, thậm chí còn kéo dài hơn so với định kỳ đã quy định, nay nhà đầu tư thấy cần thiết phải điều chỉnh tăng giá thì về phía Hiệp hội vận tải chúng tôi đồng tình.

Đặc biệt những tuyến cao tốc này đều có các tuyến đường khác được đầu tư bằng vốn nhà nước chạy song song, tức là người vận tải có sự lựa chọn sử dụng đường này hay đường kia, thì việc điều chỉnh tăng mức thu phí để đảm bảo phương án tài chính của các nhà đầu tư và kích thích nhà đầu tư, về phía ngành vận tải chúng tôi không phản đối.

Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ xã hội, xét đến các yếu tố về đảm bảo lưu thông hàng hóa trong dịp tết và các yêu cầu bình ổn giá cả của thị trường, tôi đề nghị VEC nghiên cứu thời điểm thực hiện sao cho phù hợp, giảm thiểu thấp nhất sự tác động đối với các hoạt động KTXH.

PV: Xin cảm ơn ông.

Ông Lê Trung Tính (Chủ tịch Hiệp hội vận tải hành khách TP.HCM):

Hiện nay kinh tế đang khó khăn, lực lượng vận tải đang chuẩn bị phục vụ cao điểm tết dương lịch và tết nguyên đán.

Vì thế nếu điều chỉnh tăng phí cao tốc thì nên để sau dịp tết nguyên đán, tức là tăng vào khoảng tháng ba tháng tư là năm sau là tốt nhất.

PV: Xin cảm ơn ông!.

vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

fb yt zl tw