Tám tỉnh Tây Bắc tham gia Liên hoan Làng du lịch cộng đồng

Tối 17/11, tại sân cộng đồng bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu (Hòa Bình) UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ Khai mạc Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2023, với sự tham gia của 8 tỉnh Tây Bắc gồm: Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai và Yên Bái.

Khách du lịch tham quan Bản Lác. Ảnh (tư liệu)

Tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Toàn nhấn mạnh, Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2023 với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc hứa hẹn sẽ để lại những hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp cho các đại biểu và du khách về tham dự. Đây là dịp để giới thiệu các làng du lịch cộng đồng tiêu biểu trong khu vực để thu hút du khách trong nước và quốc tế; tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo.

Đây cũng là dịp để các làng du lịch cộng đồng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ du lịch nhằm thúc đẩy phát triển du lịch vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng. Đồng thời, thúc đẩy các hoạt động quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm OCOP đặc trưng của các tỉnh.

Hòa Bình là địa phương nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, là vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, mang đậm bản sắc của các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông, là cái nôi của nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng, với hơn 100 di tích đã được xếp hạng và nhiều lễ hội dân gian độc đáo.

Hòa Bình còn được thiên nhiên ban tặng cho nhiều cảnh quan hùng vĩ, tươi đẹp, làm say đắm lòng người. Đặc biệt, hồ Hòa Bình với phong cảnh non nước hữu tình, đang từng bước phấn đấu hoàn thiện các điều kiện đề xuất công nhận Khu du lịch quốc gia vào năm 2025. Đây là điểm đến của nhiều nhà đầu tư phát triển loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí... Những thế mạnh đó đang được tỉnh Hòa Bình tập trung khơi dậy và phát huy một cách mạnh mẽ.

Để khai thác tối đa những tiềm năng, lợi thế, trong những năm qua các tỉnh Tây Bắc đã đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển du lịch. Trong đó, phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng luôn được xác định là thế mạnh, có khả năng thu hút được nhiều du khách trong nước và quốc tế, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tiêu biểu có thể kể tới: Làng du lịch Nghĩa Đô, tỉnh Lào Cai; bản Sin suối Hồ ở Lai Châu, bản Lướt ở Sơn La, làng văn hóa - du lịch Xuân Sơn ở Phú Thọ, làng văn hóa du lịch Lô lô Chải ở Hà Giang và bản Lác, bản Văn ở Mai Châu, tỉnh Hòa Bình… các sản phẩm du lịch cộng đồng đều mang bản sắc riêng, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, góp phần khẳng định thương hiệu, tạo dựng uy tín của du lịch các tỉnh Tây Bắc.

Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng có 22 gian kép, gồm: 7 gian hàng của các làng du lịch cộng đồng thuộc các tỉnh thành viên nhóm hợp tác; 5 gian của 5 làng du lịch tiêu biểu của tỉnh Hòa Bình (dự kiến huyện Mai Châu 2 làng du lịch cộng đồng dân tộc Thái, 1 làng du lịch cộng đồng dân tộc Mông; huyện Tân Lạc 1 làng du lịch cộng đồng dân tộc Mường; huyện Đà Bắc 1 làng du lịch cộng đồng dân tộc Dao); 10 gian hàng trưng bày, giới thiệu văn hóa, du lịch, sản phẩm OCOP đặc trưng, tiêu biểu của các huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Đà Bắc, Mai Châu, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lương Sơn và TP Hòa Bình.

Trong khuôn khổ sự kiện còn có các hoạt động như: Triển lãm ảnh đẹp các tỉnh Tây Bắc mở rộng, hội nghị xúc tiến về du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2023, thi ẩm thực du lịch cộng đồng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng. Đồng thời, trình diễn một số nghề truyền thống, trò chơi dân gian phổ biến, biểu diễn văn nghệ và trình diễn trang phục dân tộc các Làng du lịch cộng đồng 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, tham quan các làng du lịch cộng đồng tại Mai Châu…

Chương trình Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2023, kết thúc vào ngày 19/11.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

fb yt zl tw