LCĐT - Năm 2014 là thời điểm nông dân huyện SaPa nói chung và người trồng su su trên địa bàn nói riêng gặp nhiều khó khăn, khi đầu năm tuyết rơi, đến nay là sản phẩm nông nghiệp lại rớt giá. Thời điểm hiện tại, nông dân chỉ bán được quả su su cho tư thương với giá 800 - 1.000 đồng/kg.
Những ngày này, tại khu vực Ô Quý Hồ ( Sa Pa ), vùng trồng su su lớn nhất của tỉnh không khí thật trầm buồn. Tư thương không ghé thăm, một số hộ nông dân hái su su bán lẻ ven đườngcho khách du lịch mua cũng chỉ được từ 1 - 2 kg. Bà Nguyễn Thị Xuân, tổ 12, thị trấn Sa Pa đang hái những quả su su tươi mơn mởn cho vào từng chiếc túi loại 10 kg để bán cho tư thương. Sáng nay, bà nhận được điện thoại đặt mua 50 kg mà bà Xuân vui suốt một ngày, dù giá bán buôn chỉ được 1.000 đồng/kg. Trong khi đó, dưới đất, rất nhiều quả su su già chất đống, bà Xuân bảo đó là số bỏ đi vì su su quá lứa mà tư thương không đến mua. Hơn 10 năm trồng su su, chưa bao giờ gia đình bà Xuân rơi vào tình cảnh như vậy. Đầu năm mưa tuyết làm sập 7.000 m2 giàn thép cho su su leo khiến bà mất 13 triệu đồng khôi phục lại, cộng thêm tiền phân bón, tổng chi phí mất 16 - 17 triệu đồng mà bà mới thu được chưa đầy chục triệu đồng. “Từ giờ đến hết vụ, may mắn lắm thì mới hòa vốn” - bà Xuân thở dài nói.
Chung hoàn cảnh với bà Xuân, gia đình chị Vũ Thị Hà, tổ 13, thị trấn Sa Pa khó khăn hơn khi đầu tư hơn 2 mẫu su su với số tiền 30 triệu đồng, năm nay càng đầu tư nhiều thì lỗ càng lớn. Chị Hà đang bán su su với giá 800 đồng/kg loại 1 với mong muốn tiêu thụ hết 30 tấn quả, nhưng cũng không khả quan, trước đó chị đã phải bỏ đi sản lượng lớn su su quá lứa. Năm 2013, gia đình chị Hà thu được 70 - 80 triệu đồng từ vườn su su, trừ chi phí còn lãi khoảng 35 - 40 triệu đồng, nhưng năm nay khó có thể được một nửa, trong khi tiền đầu tư lại rất lớn. Gần đó, ông Nguyễn Văn Phương, chủ một vườn su su từ đầu vụ mới bán được 20 kg quả su su. Chán nản ông còn không muốn thu hoạch, bởi giá vẫn không có dấu hiệu tăng sau nhiều ngày ở mức quá thấp. Nhiều hộ nông dân khẳng định, giá quả su su năm 2014 thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, tính bình quân từ đầu năm chỉ đạt 2.000 đồng/kg, trong khi đó năm 2013, bán được giá 5.000 đồng/kg. Riêng su su giống hằng năm đem lại nguồn thu đáng kể cho các hộ nông dân, thì năm nay giá cũng rất giảm.
Tìm hiểu nguyên nhân, hầu hết các hộ đang trồng su su đều cho rằng, do su su nơi khác đổ về địa bàn cạnh tranh, khiến su su Sa Pa khó tiêu thụ. Trong khi một số hộ khác lại cho rằng đây là chiêu thức của các tư thương muốn ép giá nông dân. “Biết làm sao được, chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào tư thương, nên họ nói lý do gì thì chúng tôi cũng chỉ biết thế thôi” - bà Nguyễn Thị Xuân cho biết.
Năm 2014, toàn huyện Sa Pa trồng 120 ha su su, trong đó có 100 ha su su lấy quả, tổng sản lượng bình quân đạt 6.000 tấn/năm. Ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng phòng Kinh tế huyện cho biết: Hiện tại chỉ có hợp tác xã Hoa Đào đang liên kết tiêu thụ sản phẩm su su cho nông dân, còn lại nông dân vẫn phải tự tìm đầu ra. Tuy nhiên, chính hợp tác xã này cũng đang kêu khó trong tiêu thụ và cũng chỉ bao tiêu su su cho các xã viên.
Trong khi người nông dân lao đao thì trên thị trường, thậm chí ngay ở chợSa Pa, các chợ tại thành phố Lào Cai người tiêu dùng vẫn phải mua quả su su với giá từ 8.000 đồng - 10.000 đồng/kg, nếu là su su Sa Pa, người tiêu dùng sẽ phải mua với giá cao hơn. Khảo sát tại chợ Phố Mới (thành phố Lào Cai) trong ngày 30/9, giá quả su su Sa Pa vẫn là 12.000 đồng/kg. Chị Nguyễn Thị Lan, phường Phố Mới cho hay: Chưa bao giờ thấy giá su su Sa Pa thấp hơn 10.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm còn lên tới 20.000 đồng/kg.
Từ vườn su su đến người tiêu dùng là chặng đường ngắn, nhưng giá trị chênh lệch quá lớn. Như vậy, cả nông dân và người tiêu dùng đều thiệt hại và khâu trung gian đã hưởng toàn bộ giá trị gia tăng. Hài hòa lợi ích từ sản xuất đến tiêu dùng, vấn đề đang đặt ra với cơ quan quản lý, nhất là những chính sách điều chỉnh kịp thời và sát thực, có tác dụng khuyến khích, động viên người sản xuất.
Năm 2024, huyện Bảo Yên phấn đấu có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm Bảo Hà, Vĩnh Yên, Kim Sơn, Cam Cọn, Điện Quan và Nghĩa Đô đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Huyện đã ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cho các địa phương này, đồng thời vận động Nhân dân thực hiện hiệu quả các mô hình sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập, diện mạo nông thôn ngày càng đổi thay.
Giá lúa và gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tăng ở một vài loại. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến ngày 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
10 tháng qua, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tại một số địa phương đạt thấp, nhất là các địa phương được giao kế hoạch vốn lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh (mới đạt gần 40%), đã ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ giải ngân chung của cả nước. Thời gian còn lại không nhiều, đòi hỏi sự vào cuộc và quyết tâm cao hơn của các địa phương để hoàn thành mục tiêu giải ngân trong năm nay.
Theo báo cáo mới nhất của huyện Mường Khương, số nhà tạm, nhà dột nát phải làm mới, sửa chữa trên địa bàn là 4.260 nhà, chiếm gần một nửa tổng số nhà tạm, nhà dột nát toàn tỉnh.
Sáng 22/11/2024, tại xã Quang Kim (Bát Xát), Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền Lào Cai - Vimico tổ chức trao máy nông nghiệp hỗ trợ người dân xã Quang Kim bị thiệt hại do cơn bão số 3.
Trong 2 ngày (21 - 22/11/2024), Đội thi công hotline của Công ty Điện lực Lào Cai đã phối hợp với Điện lực thành phố Lai Châu (Lai Châu) và các đơn vị liên quan thi công đấu nối bằng công nghệ hotline, đưa vào vận hành đường dây và trạm biến áp thuộc công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao tỉnh Lai Châu.
Sáng 22/11, tại huyện Bắc Hà, Ban Quản lý Dự án REDAA Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lễ khởi động “Dự án Phục hồi đất bị suy thoái và xây dựng tính bền bỉ với khí hậu ở Lào Cai thông qua nông lâm kết hợp bền vững nhằm nâng cao sinh kế và cải thiện chuỗi giá trị” (gọi tắt là Dự án REDAA tại Việt Nam).
Ngày 22/11, tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa), Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình nuôi dúi thương phẩm.
Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.
Bày tỏ nhất trí với việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia, rượu theo lộ trình, các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, cần cân nhắc áp thuế này sau năm 2026 để giúp doanh nghiệp có thêm thời gian cơ cấu lại sản phẩm.
Theo forbes.com, Việt Nam có một số lợi thế so với các đối thủ khác trong khu vực như Ấn Độ. Việt Nam có khả năng và thực sự đã nhanh chóng xây dựng khung chính sách mới thân thiện với doanh nghiệp.
Việc đưa được các mặt hàng trái cây Việt Nam lên các sàn thương mại điện tử của Trung Quốc sẽ đẩy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng trưởng mạnh hơn.
Dù đã hoàn thành và bàn giao cho UBND xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên quản lý từ tháng 8/2024 nhưng hiện nay, chợ Cam Cọn đang được sử dụng là nơi sơ chế vỏ quế, gây lãng phí nguồn lực đầu tư của Nhà nước.
Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.
Sau gần 2 năm triển khai thi công nhưng đến nay, khối lượng thi công Dự án đường vào trung tâm xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát mới đạt gần 20%, nhiều đoạn đường thi công dang dở gây ảnh hưởng lớn đến việc đi lại và đời sống của Nhân dân.