Sớm đưa các dự án bất động sản lớn ra thị trường

Một trong những nhiệm vụ Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng tại Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 7/8/2023 (Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023) là phải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chủ động làm việc với các địa phương, doanh nghiệp để đẩy nhanh triển khai các dự án bất động sản, nhất là các dự án lớn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Dự án chung cư đang thi công trên đường Nguyễn Văn Linh, Quận 7 (TP Hồ Chí Minh).

Cùng với đó, rà soát, tạo điều kiện xử lý nhanh theo thẩm quyền các thủ tục đầu tư, xây dựng đối với những các dự án đã đáp ứng đủ điều kiện để sớm triển khai, hoàn thành, đưa sản phẩm ra thị trường.

Liên quan đến vai trò của các địa phương, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh nhận xét, trách nhiệm của địa phương và trách nhiệm trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức... cần được nâng cao hơn nữa. Bởi nhiều nghị định được ban hành từ cách đây 2 - 3 năm, nhưng nhiều địa phương vẫn chưa thực hiện - ông Châu kiến nghị.

Theo ông Châu, khó khăn lớn nhất là vướng mắc về mặt pháp lý, chiếm tới 70%. Kể từ khi Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao" được ban hành, cơ quan chuyên môn đã tập trung vào nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các luật liên quan: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản... Thời điểm hiện tại vẫn đang tiếp tục được Quốc hội thảo luận, dự kiến sẽ có hiệu lực và đưa vào thực hiện từ 1/7/2024.

Thế nhưng, từ nay đến thời điểm các luật có hiệu lực vẫn còn khoảng thời gian tương đối dài, vì vậy trong khi chờ đợi thì Chính phủ cần ban hành các nghị định để tháo gỡ ngay những vướng mắc cho thị trường bất động sản.

Cụ thể, ông Châu đề xuất sửa đổi các nghị định liên quan đến đất đai, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; Nghị định quy định về quy trình, thủ tục hành chính đầu tư xây dựng dự án bất động sản, nhà ở, đô thị để thống nhất về thủ tục hành chính ở trong toàn quốc.

Nhận xét về các giải pháp gỡ khó cho thị trường bất động sản từ đầu năm đến nay, các chuyên gia chung nhận định, động thái và hành động của Chính phủ thiết thực và quyết liệt, thể hiện sự đồng hành và tiếp thêm niềm tin cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Nhiều chính sát sát thực tế và đang chờ phát huy tác dụng. Tuy nhiên, thị trường bất động sản vẫn kỳ vọng vào một cú hích hay lực bẩy mạnh mẽ hơn nữa.

Theo Tiến sỹ Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, để giải quyết những khó khăn của thị trường bất động sản, ngoài việc các bộ, ban, ngành, địa phương tập trung ngay vào một số giải pháp đồng bộ thì chính doanh nghiệp cũng phải thực hiện thật nghiêm túc, tốt cơ chế, chính sách đã ban hành.

Trong số đó, đặc biệt chú ý đến các chính sách tài khóa, tiền tệ, giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ… cũng như nghị định, thông tư liên quan đến thị trường bất động sản, lĩnh vực xây dựng, đất đai đã ban hành.

Riêng với những dự án tồn đọng lâu nay, cần bóc tách từng vấn đề để giải quyết, không để tồn đọng cả cụm vấn đề, ví dụ như đầu tư công đã cho phép tách riêng gói giải phóng mặt bằng… - ông Lực dẫn chứng. Ngoài ra, Chính phủ cần sớm ban hành sửa đổi Nghị định 44/2014/NĐ-CP ban hành ngày 15/5/2014 Quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất liên quan đến công tác định giá đất, tiền thuê đất... Đây chính là những căn cứ quan trọng để các địa phương quyết liệt triển khai thực hiện, cũng là cách giải phóng nhiều dự án bất động sản nhà ở đang chờ bán.

Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh việc tháo gỡ pháp lý từ phía địa phương, kết hợp cùng với sự vào cuộc của các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, cho phép chuyển đổi dự án nhà ở thương mại thành nhà ở xã hội (như đã từng làm giai đoạn 2013 - 2016) - chuyên gia này hiến kế.

Theo ông Lực, các cơ quan ban ngành từ Chính phủ đến địa phương cần có giải pháp hỗ trợ, đặt mục tiêu doanh nghiệp được cấp phép xây dựng để đưa dự án vào triển khai.

Trong ngắn hạn, các ngân hàng cũng cần điều chỉnh điều kiện cho vay linh hoạt theo từng giai đoạn như dự án có chấp thuận chủ trương đầu tư thì có thể được phép tiếp cận vốn vay. Những vấn đề này sẽ giúp doanh nghiệp, ngân hàng, người tiêu dùng luân chuyển dòng tiền, tạo thanh khoản...

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Đình Trung - Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc Hưng Thịnh Corp bày tỏ, bản thân doanh nghiệp cũng cần quyết liệt tái cơ cấu cả hoạt động và sản phẩm, dự án cụ thể, thực hiện đúng cam kết về trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, giao hàng nhà ở, hợp tác với các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư về vay vốn, nhằm cơ cấu lại nợ, xây dựng phương án kinh doanh khả thi...

Thời gian tới, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương nghiên cứu giải pháp tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các quy định về định mức đơn giá xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các định mức còn thiếu theo thủ tục rút gọn.

Bên cạnh đó, tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ ban hành 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Đặc biệt, Bộ Xây dựng thực hiện báo cáo hàng tháng cho Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội và giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, người thu nhập thấp.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

fb yt zl tw