Sơ cứu đúng cách ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là bệnh gây ra do ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn hoặc thực phẩm có chứa các chất có tính độc hại đối với người ăn.

ngo-doc-thuc-pham.jpg
Tác nhân gây ngộ độc có thể là vi sinh vật (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng), độc tố của vi khuẩn sẵn có trong thực phẩm hay do thức ăn bị biến chất.

Tác nhân gây ngộ độc có thể là vi sinh vật (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng), độc tố của vi khuẩn, chất độc hóa học, chất độc tự nhiên sẵn có trong thực phẩm hay do thức ăn bị biến chất.

Nhận biết ngộ độc thực phẩm

Chỉ trong 3 ngày, xã M'Đrắk (tỉnh Đắk Lắk) ghi nhận 64 trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm, phần lớn có liên quan đến một cơ sở bán bánh mì tại địa phương.

Trung tâm Y tế M'Đrắk cho biết, từ tối 18/7 đến nay, trên địa bàn xã đã tiếp nhận hàng loạt bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy cấp. Đáng chú ý, nhiều người khai đã ăn bánh mì từ cùng một điểm bán – quán của cô T. tại tổ dân phố 7, xã M'Đrắk. Bệnh nhân nhỏ nhất 3 tuổi, lớn nhất 59 tuổi, phân bố rải rác trong xã.

Các bác sĩ cho biết, các trường hợp này đều có triệu chứng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa nghi ngờ do ngộ độc thực phẩm.

Để nhận biết ngộ độc thực phẩm, tùy từng trường hợp ngộ độc nặng nhẹ mà có các biểu hiện khác nhau. Khi bản thân hoặc người xung quanh rơi vào những tình huống sau đây thì có thể nghĩ đến nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm:

Người vừa mới ăn xong và khởi phát các biểu hiện bệnh sau đó.

Có từ hai người trở lên có biểu hiện tương tự nhau sau khi cùng sử dụng một loại thực phẩm nào đó, trong khi những người không ăn thì không có biểu hiện bệnh.

Các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm khá đa dạng và tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Một số biểu hiện gợi ý của ngộ độc thực phẩm:

Biểu hiện ở đường tiêu hóa: nôn, đau bụng, tiêu chảy …

Biểu hiện của mất nước mất muối nếu nôn, tiêu chảy nhiều như biểu hiện khát, môi và da khô, nước tiểu sẫm màu và lượng ít dần ...

Biểu hiện của nhiễm trùng (nếu do vi trùng) như sốt, lưỡi bẩn …

Ngoài ra, ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây ra các dấu hiệu nguy hiểm, nặng:

Thần kinh: rối loạn cảm giác, yếu, liệt, cứng cơ, nhìn mờ, co giật, lẫn lộn, lơ mơ, hôn mê ….

Tim mạch, hô hấp: đau ngực, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, khó thở …

Dấu hiệu tiêu hóa, nhiễm trùng nặng, dai dẳng: đau bụng liên tục, tiêu chảy nhiều, không giảm, phân có máu, đái ít …

Người có thể trạng yếu như người già, trẻ nhỏ, người giảm miễn dịch…

Nhiều bệnh dễ nhầm với ngộ độc thực phẩm như: Các bệnh ở não, nhồi máu cơ tim thất phải, nhiều bệnh cấp cứu ở bụng (như thủng dạ dày tá tràng, viêm ruột thừa, tắc mạch, viêm tụy cấp, giun chui ống mật, thai ngoài tử cung vỡ, vv …) và các bệnh khác.

Sơ cứu, xử trí nghi ngờ ngộ độc thực phẩm

Khi nhận thấy bản thân hoặc người xung quanh có biểu hiện của ngộ độc thực phẩm, người dân cần bình tĩnh và áp dụng các biện pháp sơ cứu ngay lập tức để giảm thiểu ảnh hưởng, tác động xấu đến sức khỏe. Một số biện pháp sơ cứu, xử trí như:

Gây nôn: chỉ định trong trường hợp người bệnh vẫn còn tỉnh táo, mới uống, ăn phải chất độc và chưa có triệu chứng ngộ độc. Chống chỉ định khi người bệnh lờ đờ, hôn mê, co giật, khó thở,… Gây nôn bằng cách uống 100 – 200 ml nước sạch rồi dùng tăm bông hoặc hai ngón tay đã rửa sạch ngoáy vào cuống lưỡi, cổ họng.

Người bệnh nếu nôn ói, tiêu chảy nhiều có thể bị mất nước, điện giải thì cần được bù nước, điện giải. Nếu người bệnh có khả năng uống được thì bù nước bằng dung dịch oresol. Nếu sử dụng dung dịch oresol bù nước thì người bệnh hoặc người nhà cần đọc kỹ hướng dẫn pha nước đúng liều lượng, nên pha với nước đun sôi để nguội và sử dụng dung dịch vừa pha trong vòng 24 giờ. Các đồ uống thay thế khác như nước khoáng, nước hoa quả, nước cháo, nước canh.
Nếu người bệnh hôn mê, co giật thì cần được đặt nằm nghiêng an toàn sang một bên và không cho bất cứ vật gì vào miệng người bệnh.

Nhanh chóng gọi cấp cứu theo số máy 115 hoặc đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Đồng thời, người hỗ trợ cần lưu lại mẫu thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, kể cả chất nôn, chất thải ra từ người bệnh để giúp xác định nguyên nhân gây ngộ độc.

Ngộ độc thực phẩm là vấn đề thường thấy, nhất là mùa nóng oi bức, thực phẩm dễ bị ôi thiu hay mùa mưa bão do nhiễm bẩn. Vì vậy, người bị ngộ độc cần sớm đi khám khi những triệu chứng ngộ độc thực phẩm.

suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bẫy điểm sàn

Bẫy điểm sàn

Trong ma trận tuyển sinh đại học năm nay, điểm sàn giống như một tấm biển chỉ đường... nhưng lại đặt bên miệng vực.

Xét tuyển đại học năm 2025: Không nên 'bỏ hết trứng vào một giỏ'

Xét tuyển đại học năm 2025: Không nên 'bỏ hết trứng vào một giỏ'

Từ nay đến 17h ngày 28/7, thí sinh được đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) không giới hạn số lần. Các chuyên gia tuyển sinh lưu ý, để tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành học yêu thích, thí sinh không nên đặt quá ít nguyện vọng, cũng không nên đặt tất cả nguyện vọng vào một trường theo kiểu “bỏ hết trứng vào một giỏ”.

Công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin thuê bao điện thoại di động có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Lào Cai: Công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin thuê bao điện thoại di động có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc phản ánh số điện thoại di động có dấu hiệu sử dụng cho các hành vi vi phạm pháp luật, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai đã ban hành Công văn số 148/SKHCN-BCVT công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin thuê bao điện thoại di động có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Đáp ứng đủ nhu cầu

THỊ TRƯỜNG SÁCH GIÁO KHOA NĂM HỌC 2025 - 2026: Đáp ứng đủ nhu cầu

Năm học 2025 - 2026 đang đến gần là thời điểm mua sắm sách giáo khoa, đồ dùng học tập diễn ra sôi động nhất trong năm. Các cửa hàng, nhà sách, đại lý sách và đồ dùng học tập đã chủ động nguồn hàng cùng với chương trình ưu đãi, đáp ứng nhu cầu mua sắm của phụ huynh và học sinh trên địa bàn.

Thêm điểm tựa tuổi già từ chính sách trợ cấp hưu trí xã hội

Thêm điểm tựa tuổi già từ chính sách trợ cấp hưu trí xã hội

Ngày 30/6/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 176/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về trợ cấp hưu trí xã hội, trong đó đối tượng được thụ hưởng là người cao tuổi từ đủ 70 tuổi trở lên cùng một số điều kiện đi kèm khác.

fb yt zl tw