Sâu lắng, xúc động chương trình nghệ thuật 'Ơn nghĩa sinh thành 2024'

Tối 15/8, chương trình nghệ thuật đặc biệt mùa Vu lan báo hiếu với chủ đề “Ơn nghĩa sinh thành 2024” đã diễn ra sâu lắng và xúc động tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội).

Hoạt cảnh "Một đời gồng gánh" xúc động.
Hoạt cảnh "Một đời gồng gánh" xúc động.

Dự chương trình, về phía Trung ương có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Lê Hải Bình; Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy; cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương.

Các đại biểu tham dự chương trình.
Các đại biểu tham dự chương trình.

Về phía thành phố Hà Nội có Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành thành phố Hà Nội.

Tiếp nối thành công của năm 2022 và 2023, chương trình nghệ thuật “Ơn nghĩa sinh thành 2024” là một hoạt động ý nghĩa do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Công ty cổ phần Quảng cáo truyền thông Oscar (Oscar Media), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức, nhằm gửi gắm tấm lòng tri ân của những người con đến các bậc sinh thành, thể hiện đạo nghĩa “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, góp phần gìn giữ những giá trị nhân văn trong truyền thống của người Việt Nam.

Ca sĩ Hồ Quỳnh Hương biểu diễn trong chương trình.
Ca sĩ Hồ Quỳnh Hương biểu diễn trong chương trình.

Được tổ chức hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/1954), 25 năm Thủ đô được UNESCO vinh danh là Thành phố Vì hòa bình, chương trình cũng mong muốn thông qua nghệ thuật nhằm khơi dậy khát vọng hòa bình trong người trẻ, sự biết ơn và tri ân thế hệ đi trước đã hy sinh xương máu cho nền độc lập dân tộc.

Sử dụng các loại hình trình diễn nghệ thuật đặc sắc kết hợp đa dạng giữa âm nhạc, múa, thơ ca, kịch nói… cùng các thủ pháp sân khấu hiện đại, chương trình đã đem đến những phần trình diễn nghệ thuật sâu lắng và giàu cảm xúc, ca ngợi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ và nhắc nhở về những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của thế hệ cháu con.

Tiết mục kịch "Cha và con" để lại nhiều cảm xúc cho khán giả.
Tiết mục kịch "Cha và con" để lại nhiều cảm xúc cho khán giả.

“Ơn nghĩa sinh thành 2024” gồm 3 phần. Phần 1 thể hiện tình quê hương xứ sở, tình gia đình qua hoạt cảnh “Một đời gồng gánh”, bài hát “Đường về nhà” với sự dàn dựng của đạo diễn Mai Thanh Tùng và lời bình của Nghệ sĩ nhân dân Lê Chức.

Phần 2 tổng kết các hoạt động trong hành trình tri ân, báo hiếu mà Ban tổ chức thực hiện bền bỉ trong những năm qua thông qua các phóng sự về những cuộc thăm hỏi, tri ân Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các cụ già không nơi nương tựa, viếng nghĩa trang liệt sĩ, tặng quà gia đình chính sách tại Hà Nội và dọc miền Trung...

Phần 3 là các tiết mục biểu diễn nghệ thuật gồm 3 chương: “Ngày xưa yêu dấu”, “Công cha nghĩa mẹ” và “Lời nguyện cầu”. Khán giả được thưởng thức các ca khúc ý nghĩa như “Lời ru”, “Mẹ yêu con”, “Cha tôi”, “Đến giờ cơm”, “Ước mơ của mẹ”, “Về thăm mẹ”, “Hãy yên lòng mẹ ơi”, “Chờ tin cha”, “Ơn nghĩa sinh thành”…

Tham gia biểu diễn trong chương trình là các nghệ sĩ được yêu mến như Hồ Quỳnh Hương, Lưu Hương Giang, Vũ Thắng Lợi, Minh Quân, Ái Phương, Randy, Quách Mai Thy, Lê Trang, Thái Sơn…

Chương trình trao học bổng và quà đến những tấm gương điển hình về lòng hiếu thảo trong thanh thiếu nhi Thủ đô.
Chương trình trao học bổng và quà đến những tấm gương điển hình về lòng hiếu thảo trong thanh thiếu nhi Thủ đô.

Đặc biệt, chương trình năm nay thêm ý nghĩa và truyền cảm hứng với phần giao lưu cùng nhóm thanh niên phục chế miễn phí hàng nghìn ảnh chân dung liệt sĩ và nhóm bạn trẻ thực hiện dự án “Hà Nội chung tay” mang “mái ấm 0 đồng” cho người vô gia cư ở Hà Nội.

Chương trình cũng trao 30 suất học bổng và quà đến những tấm gương điển hình về lòng hiếu thảo trong thanh thiếu nhi Thủ đô.

Theo hanoimoi.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tiệm tranh nhỏ miền sương mây

Tiệm tranh nhỏ miền sương mây

Cuối ngõ 606, đường Điện Biên Phủ, thị xã Sa Pa có một “Tiệm tranh nhỏ” - không gian giúp bạn thỏa sức sáng tạo nghệ thuật, được vẽ, tô màu, ngắm tranh đẹp và lắng nghe câu chuyện kể thú vị về văn hóa các dân tộc từ chủ nhân của những bức tranh đó.

"Đông Bắc - Tự hào và tỏa sáng"

"Đông Bắc - Tự hào và tỏa sáng"

 Tối 2/11/2024, tại Thành phố Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn long trọng tổ chức Lễ Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, Lạng Sơn năm 2024.

Nét yêu thương tới từ “đường chân trời”

Nét yêu thương tới từ “đường chân trời”

“Chú ơi, cháu ở Làng Nủ. Cháu là Phúc. Bố mẹ cháu mất hết rồi. Cháu muốn làm một bức ảnh cả gia đình. Cháu muốn nhờ chú làm cho cháu một bức ảnh bố mẹ và hai anh em cháu”, tin nhắn bất ngờ của một thiếu niên từ Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên đã khiến Phùng Quang Trung, Phó trưởng nhóm Skyline (đường chân trời), vô cùng xúc động, khiến anh và các thành viên nhận lời không chút đắn đo.

Nữ nhà báo ra mắt tiểu thuyết về tình yêu vượt qua đại dịch

Nữ nhà báo ra mắt tiểu thuyết về tình yêu vượt qua đại dịch

Sau tiểu thuyết 2 tập đầu tay “Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh” ra mắt cách đây 3 năm, tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh tiếp tục cho ra đời “Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi”, tiểu thuyết về tình yêu đôi lứa, tình yêu cuộc sống vượt qua bối cảnh của những năm tháng đại dịch khi vaccine chưa phủ diện rộng.

Tôn vinh phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong phim tài liệu 'Vì họ là người lính'

Tôn vinh phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong phim tài liệu 'Vì họ là người lính'

"Vì họ là người lính" là bộ phim tài liệu do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất với nội dung kể về những vất vả, gian khổ của người lính trong thời bình. Tiếp nối truyền thống anh hùng của người lính Bộ đội Cụ Hồ, thế hệ sau vẫn tận tâm, tận hiến, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Quân đội giao phó.

Khi múa đương đại tìm đến yếu tố dân tộc

Khi múa đương đại tìm đến yếu tố dân tộc

Trong bối cảnh hội nhập và giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ, cũng như nhiều lĩnh vực khác, nghệ thuật múa Việt Nam cần tiếp thu hơi thở, nhịp điệu mới để phù hợp cuộc sống đương đại. Nhưng, hòa nhập đòi hỏi không được hòa tan là vấn đề cấp thiết và “chìa khóa” để giải mã vấn đề này không gì khác chính là tìm về yếu tố văn hóa, bản sắc truyền thống của cha ông. Đó là lý do nhiều tác phẩm múa đương đại Việt Nam đang lựa chọn hướng đi tích hợp giữa tính dân tộc và hiện đại.

fbytzltw