Sáng lên “bức tranh” nông thôn mới Bảo Yên

LCĐT - Theo tuyến đường bê tông dẫn vào xã Xuân Thượng (Bảo Yên), trước mắt chúng tôi là những tràn ruộng lúa xanh tốt, những nếp nhà ẩn hiện bên đồi cây trùng điệp. Ghé vào nhà anh Lù Văn Dòng, ở thôn 1 Vành, anh khoe: Mình vừa bán một ít cây sả làm giống, lãi 12 triệu đồng đấy!

Chúng tôi ngạc nhiên, bởi cách đây chừng 3 - 4 năm thôi, có đi khắp xã cũng không tìm ra một vườn rau xanh “ra hồn”, do bà con chỉ tãi hạt giống xung quanh nhà rồi… kệ, rau mọc được thế nào thu hái thế đấy, chứ chưa nói đến thâm canh lúa nước hoặc trồng rừng, càng không dám nghĩ đến một loại cây “lạ hoắc” như sả. Qua câu chuyện chúng tôi được biết, tháng 12/2018, gia đình anh Dòng là 1 trong 2 hộ đầu tiên ở Xuân Thượng trồng sả lấy tinh dầu, với khoảng 800 m2 trước đây vốn chỉ trồng sắn. “Trồng sả 1 lần được thu trong vòng 5 năm, lại được doanh nghiệp cam kết mua toàn bộ sản phẩm với giá 12.000 đồng/kg cây giống và 1.800 đồng/kg lá, tính ra lãi cao gấp 3 - 4 lần so với trồng sắn” - anh Dòng nói.

Vườn sả của gia đình anh Lù Văn Dòng.
Vườn sả của gia đình anh Lù Văn Dòng.

Đường lên đồi sả của gia đình anh Dòng phải qua đồi quế chừng 2 năm tuổi. Trận mưa đêm trước khiến đường đồi trở nên trơn trượt. Khoát rộng hai tay, anh bảo: Quế lớn nhanh lắm, do hợp đất, hợp thời tiết, chả mấy mà được bán!

Lúc này, Trưởng thôn 1 Vành, ông Đặng Văn Sáng từ trên đỉnh đồi xuống, bùn đất vương từ đầu đến chân. Ông cho hay cả thôn có hơn 70 hộ, trong đó dân tộc Dao chiếm 65%, còn lại là dân tộc Mông và hộ nào cũng trồng quế. Năm 2018, thôn giảm được 3 hộ nghèo, hiện còn 18 hộ nghèo và năm 2019 phấn đấu giảm ít nhất 7 hộ nghèo. Cũng theo Trưởng thôn, việc giảm nghèo trước đây rất khó nhưng nay “độ khó bớt nhiều” do nhiều loại cây có hiệu quả kinh tế cao được đưa vào trồng như quế, sả, lúa giống mới, thậm chí cả rau xanh nữa.

“Do lãnh đạo xã cả đấy, họ nói và làm trước, còn cho bà con đi tham quan mấy chỗ, thấy được thì bà con làm theo. Không như trước kia, cứ tuyên truyền, vận động nhưng không có thực tế thì bà con biết đằng nào mà lần! Nay thì thôn này có muốn trồng rừng cũng khó, vì chẳng còn đất mà trồng” - Trưởng thôn 1 Vành tâm sự.

Giáp Xuân Thượng là Xuân Hòa, là xã rộng, với 26 thôn, bản, địa hình chia cắt. Bí thư Đảng ủy xã Hoàng Đình Kiểu hỉ hả: Trong những thành công của Xuân Hòa năm 2018, thì phát triển giao thông nông thôn là điểm nhấn, với việc thêm 6 thôn có đường bê tông đến trung tâm. Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, người dân trong xã đã tự nguyện góp công, góp của, hiến hàng chục nghìn mét vuông đất làm đường. Đến nay, cả 26 thôn đã có đường bê tông đến trung tâm. Từ đầu năm đến nay, xã đã làm mới được 1 nhà văn hóa thôn, cộng với 6 thôn làm được nhà văn hóa trong năm 2018, đã có 20 thôn có nhà văn hóa. “Tất cả 20 nhà văn hóa đều được xây dựng từ nguồn xã hội hóa. Nói vậy để anh thấy người dân Xuân Hòa, chủ động, tích cực như thế nào” - Bí thư Đảng ủy xã Hoàng Đình Kiểu cho hay.

Càng nghe càng thấy lạ, bởi theo lộ trình, Xuân Thượng “về đích” nông thôn mới sau năm 2019 và Xuân Hòa là sau năm 2020. Những xã thuộc top “từ cuối lên” còn vậy, đủ để thấy những xã khác ra sao. Nhớ câu chuyện Chủ tịch UBND xã Xuân Thượng Nguyễn Văn Dũng kể, cách đây 3 năm, ông được luân chuyển về Xuân Thượng. Thật ngạc nhiên là nơi đây có thế mạnh để phát triển nông - lâm nghiệp, bao gồm cả chăn nuôi gia súc, gia cầm, thâm canh lúa nước, trồng rừng kinh tế… và mặc dù chương trình xây dựng nông thôn mới đã triển khai được vài năm, nhưng Xuân Thượng vẫn là xã đặc biệt khó khăn. “Quan trọng là cách làm, sự quyết tâm của hệ thống chính trị và đặc biệt là ý thức của người dân” - ông Dũng quả quyết.

Hàng loạt cuộc họp được tổ chức và nhiều giải pháp được đưa ra với việc xác định: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân là ưu tiên hàng đầu; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, phát triển chăn nuôi, đặc biệt phải ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất…

Vậy là cùng với việc duy trì các loại cây lương thực, thực phẩm truyền thống, thực hiện gối vụ, tăng mật độ canh tác, khai thác, sử dụng đất, Xuân Thượng tập trung phát triển một số cây, con phù hợp với địa phương và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Đó là phát triển đàn trâu sinh sản (giống trâu ngố đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận thương hiệu) ở bản 3 Vành, bản 4 Là, các bản Thâu với hơn 1.000 con.

Đó là phát triển cây sả dược liệu với diện tích hiện có hơn 34 ha, năm 2019 sẽ trồng thêm 26 ha. Rồi mở rộng quy mô, chất lượng mô hình nuôi ếch thương phẩm. Trên địa bàn xã đã có 30 hộ nuôi ếch, năm 2018 cung cấp cho thị trường 30 vạn con (khoảng 6 tấn ếch thương phẩm), năm 2019 có thêm 20 hộ đăng ký dự án nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, ngoài ra còn sấy khô để mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao giá trị…

Người dân Bảo Yên tích cực tham gia phong trào làm đường giao thông nông thôn.
Người dân Bảo Yên tích cực tham gia phong trào làm đường giao thông nông thôn.

Sẽ là thiếu sót nếu quên nhắc rằng Xuân Thượng, đặc biệt là Xuân Hòa, có nhiều thôn vùng cao, lại có hệ thống sông, suối chằng chịt nên người dân trồng cây gì, nuôi con gì mà không có đường đi thì chắc chắn việc tiêu thụ sẽ rất khó khăn. Được sự quan tâm của các ngành, các cấp, đường bê tông lên khu vực Tổng Mo (gồm 3 thôn cao, xa nhất xã Xuân Hòa) đã hoàn thành. Rồi từ các nhịp cầu Cốc Lếu cũ, huyện Bảo Yên đã xin về để tái tạo thành 48 cầu nông thôn cho các xã có nhiều sông, suối, riêng Xuân Thượng được “ưu tiên” có tới 11 cầu. Ngay khi “chân ướt chân ráo” về Xuân Thượng, ông Dũng đã phải đi lại như con thoi đôn đốc vận chuyển vật liệu từ cầu Cốc Lếu về xã làm cầu. Có cầu nhưng không có lan can, ông lại đề xuất với Đảng ủy, UBND xã huy động xã hội hóa làm lan can toàn bộ 11 cây cầu, để bà con đi lại an toàn…

Đến thời điểm này, huyện Bảo Yên có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới là Yên Sơn, Lương Sơn, Nghĩa Đô, Việt Tiến và Tân Dương. Các xã còn lại bình quân đạt 12,88 tiêu chí/xã; có 6 thôn kiểu mẫu và 22 thôn nông thôn mới. Năm 2019, huyện phấn đấu thêm xã Minh Tân đạt chuẩn nông thôn mới và nâng bình quân số tiêu chí đạt chuẩn/xã lên 14,7.

Để đạt mục tiêu đề ra, ông Hà Văn Quang, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Yên cho biết, huyện triển khai nhiều giải pháp, đặc biệt là công tác tuyên truyền, vận động nhằm huy động sức mạnh của cả cộng đồng và hệ thống chính trị. Huyện đã xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện 6 phong trào thi đua năm 2019, trong đó 5 phong trào do tỉnh phát động và 1 phong trào do huyện phát động “Toàn dân góp công, hiến kế xây dựng nông thôn mới’’.

Những gì chúng tôi được đi, được thấy ở Bảo Yên, trong đó có 2 xã Xuân Thượng và Xuân Hòa, cho thấy khát vọng vươn lên của người dân nơi đây lớn đến nhường nào! Nhân dân các dân tộc trong huyện đã và đang phát huy vai trò chủ thể, để “bức tranh” nông thôn mới Bảo Yên sáng lên từng ngày.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Nằm trong số 74 huyện nghèo của cả nước, Trạm Tấu từ lâu đã quen với những định danh như "vùng cao đặc biệt khó khăn". Thế nhưng, một cuộc cách mạng thầm lặng đang diễn ra trên những sườn núi, không phải bằng những dự án hoành tráng, mà bắt nguồn từ chính mảnh đất, từ việc đánh thức giá trị của những cây trồng bản địa.

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Trên những mảnh nương, đồi trồng ngô, lúa bạc màu một thời, anh Lý Phụ Chìu ở thôn Tả Chải, xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) đã tìm ra hướng đi mới, phủ xanh đất cằn bằng mô hình trồng cây cảnh đem lại hiệu quả cao. Không chỉ là người tiên phong, anh còn truyền cảm hứng thay đổi tư duy phát triển kinh tế ở thôn.

Góp sức dân mở đường về đích nông thôn mới

Góp sức dân mở đường về đích nông thôn mới

Không chờ đợi nguồn lực từ cấp trên, nhiều hộ dân ở huyện Bảo Yên đã chủ động hiến đất, góp tiền, góp công làm đường giao thông nông thôn. Những tuyến đường bê tông sạch đẹp không chỉ làm thay đổi diện mạo nông thôn, mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững.

Sắc màu no ấm ở thung lũng bản Sinh

Sắc màu no ấm ở thung lũng bản Sinh

Bản Sinh như một thung lũng thu nhỏ nằm cách trung tâm xã Lùng Vai, huyện Mường Khương khoảng 3 km. Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chăm chỉ lao động, đồng bào các dân tộc ở bản Sinh có được cuộc sống no ấm, hạnh phúc.

190 học viên tham gia tập huấn nâng cao nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới

190 học viên tham gia tập huấn nâng cao nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới

Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Văn phòng Điều phối các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ nông thôn mới năm 2025.

Xuân Thượng: Hành trình vượt nghèo và những đổi thay bền vững

Xuân Thượng: Hành trình vượt nghèo và những đổi thay bền vững

Từng là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo khá cao nhưng với quyết tâm và sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, xã Xuân Thượng (huyện Bảo Yên) đã có những bước chuyển mình ngoạn mục. Từ con số 214 hộ nghèo vào năm 2021, chiếm hơn 21% tổng số hộ, đến nay xã chỉ còn 34 hộ nghèo, tương đương 3,36%. Tỷ lệ giảm nghèo bình quân đạt 17,77% mỗi năm là kết quả ấn tượng, minh chứng rõ nét cho sự bền bỉ và kiên trì trong công tác giảm nghèo tại địa phương.

Bắc Hà mùa quả ngọt

Bắc Hà mùa quả ngọt

Mùa này, mận chín rải rác khắp các xã, từ vùng thấp đến vùng cao. Trong những vườn mận, vườn đào, tiếng nói cười rộn ràng, nông dân đang hối hả, nhanh tay thu hoạch quả chín. Những quả đào hồng rực, quả mận tím đỏ lúc lỉu trong tán lá xanh mướt... mới thấy sự trù phú mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Từ trung tâm thị trấn Bắc Hà đến các xã Na Hối, Bản Phố, Thải Giàng Phố… đều đã bắt đầu vào vụ thu hoạch mận. Năm nay được mùa nên cây mận nào cũng sai quả.

Nâng cao chất lượng và tính bền vững của các chương trình mục tiêu quốc gia

Nâng cao chất lượng và tính bền vững của các chương trình mục tiêu quốc gia

Tại hội nghị tổng kết thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 diễn ra chiều 9/6, các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, cách làm hay trong triển khai hiệu quả các chương trình tại địa phương, trong đó nhấn mạnh phải phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân và huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội.

Đất đồi cho quả ngọt

Đất đồi cho quả ngọt

Trên những triền đất đồi dốc trước kia chỉ trồng ngô, sắn, đậu tương…, nhiều hộ dân vùng cao huyện Bát Xát đã đưa cây lê VH6 - giống cây ăn quả ôn đới hợp khí hậu, hợp thổ nhưỡng về trồng. Sự mạnh dạn chuyển đổi đã “đánh thức” tiềm năng đất đồi, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa và cho những mùa quả ngọt.

Cơ hội và thách thức của tín dụng xanh

Cơ hội và thách thức của tín dụng xanh

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, việc phát triển tín dụng xanh không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là đòi hỏi cấp bách đối với Việt Nam. Ngành ngân hàng, với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn về tài chính xanh.

fb yt zl tw