Quản lý ngân sách nhà nước tại một số bộ, ngành chưa chuyển biến đáng kể

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, trong quản lý, sử dụng NSNN, tài chính công, tài sản công tại một số bộ, ngành, địa phương chưa chuyển biến đáng kể, còn nhiều tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm chậm được khắc phục.

Chuyển biến sau khi có kế hoạch giải trình

Sáng 8/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội tổ chức phiên giải trình về việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước đến hết niên độ ngân sách nhà nước năm 2021.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, phiên giải trình nhằm tập trung đánh giá tình hình và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị Kiểm toán nhà nước (KTNN) của các bộ, ngành, địa phương đến ngày 31/3/2023.

Các đại biểu tham dự phiên giải trình.

Các đại biểu tham dự phiên giải trình.

Qua xem xét và làm việc với một số bộ, ngành, địa phương thì thấy rằng, trong thời gian vừa qua, nhiều nơi đã tích cực trong triển khai thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN. Đặc biệt, trong 4 tháng gần đây, sau khi ban hành kế hoạch giải trình, số lượng kết luận, kiến nghị kiểm toán thực hiện tăng lên đáng kể. Trong đó, nhiều kết luận, kiến nghị tồn đọng nhiều năm cũng được quan tâm thực hiện.

Tuy nhiên, ông Mạnh cũng nêu rõ, do số kết luận, kiến nghị kiểm toán tồn đọng, tích lũy nhiều năm, nên tổng số kết luận, kiến nghị cả về xử lý tài chính, kiểm điểm trách nhiệm tổ chức, cá nhân chưa thực hiện đến 31/3/2023 còn rất lớn và tồn tại ở hầu hết các bộ, ngành, địa phương.

Tại phiên giải trình, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Tổng KTNN, các Bộ trưởng Bộ Tài chính, giao thông vận tải (GTVT), Chủ tịch UBND các thành phố: Hà Nội, TPHCM và một số bộ, ngành, địa phương còn số kết luận, kiến nghị lớn chưa thực hiện hoặc có khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện trực tiếp giải trình các nội dung.

Đối với các bộ, ngành, địa phương còn lại, Ủy ban sẽ tiếp tục phối hợp KTNN, các ủy ban của Quốc hội giám sát giải trình bằng văn bản hoặc tổ chức làm việc để làm căn cứ, báo cáo Quốc hội.

699 kiến nghị chưa được thực hiện

Phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đánh giá, kết quả làm việc bước đầu cho thấy, việc thực hiện kết luận, kiến nghị có sự chuyển biến tích cực sau khi Ủy ban Tài chính - Ngân sách ban hành kế hoạch tổ chức phiên giải trình.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại phiên giải trình.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại phiên giải trình.

“Đây là lần đầu tiên có cuộc rà soát tổng thể các kết luận, kiến nghị của KTNN chưa thực hiện; phát hiện được nhiều nội dung đã thực hiện, nhiều kiến nghị của các cơ quan nhiều năm chưa được tổng hợp, xử lý... là những kết quả cụ thể và rất đáng khích lệ”, ông Hải nhấn mạnh.

Tuy nhiên, trong quản lý, sử dụng NSNN, tài chính công, tài sản công tại một số bộ, ngành, địa phương chưa chuyển biến đáng kể, còn nhiều tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm chậm được khắc phục.

Cụ thể, nhóm kiến nghị về cơ chế, chính sách của KTNN chưa được thực hiện là 699 kiến nghị; nhóm kiến nghị chấn chỉnh, kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đối với các tồn tại, hạn chế trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công đối với niên độ NSNN năm 2020 và năm 2019 trở về trước là 746 kiến nghị.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng KTNN làm rõ kết quả kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN; công tác phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương rà soát, tổng hợp thu thập chứng từ xác nhận kết luận, kiến nghị đã thực hiện; các nguyên nhân do trách nhiệm của KTNN dẫn đến không hoặc chậm thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán…

Đồng thời, đề nghị Bộ trưởng Bộ GTVT, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND TPHCM và các bộ, ngành, địa phương có liên quan tập trung làm rõ lý do để xảy ra nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng NSNN, tài chính công, tài sản công.

Cần làm rõ nguyên nhân, lý do chậm trễ trong việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN là gì; việc chủ động xử lý theo thẩm quyền và đề xuất cấp có thẩm quyền để thực hiện được các kết luận, kiến nghị của KTNN, đặc biệt là các kết luận, kiến nghị kéo dài nhiều năm, thậm chí hàng chục năm chưa được xử lý.

Trên cơ sở đó làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân vi phạm trong quản lý, sử dụng NSNN và việc không thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị của KTNN theo các Nghị quyết của Quốc hội.

Theo Báo Tiền phong

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mô hình liên kết trồng hoa hồng ở xã Nậm Khắt - xã NTM đầu tiên của huyện Mù Cang Chải mang lại nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Khơi dòng phát triển

Tròn 80 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã dẫn dắt nhân dân các dân tộc vượt qua bao thăng trầm lịch sử, từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn vươn lên mạnh mẽ, tự tin hội nhập.
Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Mã số, mã vạch được coi là “chứng minh thư” của sản phẩm, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, hỗ trợ quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mã số, mã vạch đang bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Khi các thị trường đầu tư chính đều có dấu hiệu thiếu ổn định, người dân có tâm lý ưu tiên an toàn vốn hơn lợi nhuận kỳ vọng.

Tiền gửi dân cư tăng phản ánh niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng

Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Yên Bái: Yên Bái: Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú (thành phố Yên Bái), UBND tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình đường nối đường Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025).

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái, UBND tỉnh Yên Bái đã long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình Đường nối Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 – 30/6/2025).
Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Sáng 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Anh quốc hoạt động, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; kêu gọi Vương quốc Anh, các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam, đưa cả kim ngạch thương mại song phương và vốn đầu tư của Anh vào Việt Nam vượt mốc 10 tỷ USD trong những năm tới.

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

Toàn tỉnh hiện có hơn 20 nghìn hộ dân là chủ rừng nhưng 3 năm nay tạm thời chưa được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng do bất cập trong xác định diện tích trên thực địa và giấy tờ pháp lý. Trước thực tế này, tỉnh đã triển khai thí điểm chi trả gộp theo nhóm hộ, cộng đồng thôn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân và nâng cao hiệu quả chính sách.

fb yt zl tw