''Quả ngọt'' từ chuyển đổi số của người dân vùng cao

Đơn giản hóa thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội... là những "quả ngọt" của chuyển đổi số trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội và bước đầu nhận được phản hồi tích cực của người dân vùng cao Lào Cai.

Việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội đã góp phần hạn chế tối đa việc lãng phí công sức, thời gian của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong giao dịch, giải quyết chế độ, chính sách, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Thuận tiện cho người dân

Với những tiện tích vượt trội từ ứng dụng VssID, Bảo hiểm xã hội Lào Cai đã tích cực hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng trên điện thoại thông minh để thực hiện một số thủ tục hành chính thông qua ứng dụng.

Thay vì mang thẻ Bảo hiểm y tế và nhiều giấy tờ tùy thân khác khi đến khám chữa bệnh, nay chị Ma Thị Trú, thôn Na Lo, xã Tà Chải, huyện Bắc Hà chỉ cần mang theo một chiếc điện thoại thông minh có cài đặt ứng dụng VssID. Chỉ sau vài phút, chị đã hoàn tất thủ tục đăng kí khám chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.

Tập huấn cho Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, bản của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Tập huấn cho Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, bản của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

“Đa số người nhập viện đều ở trong tình trạng lo lắng, hoang mang với bệnh tật của mình, chưa kể đến các trường hợp cấp cứu nên khó có thể cung cấp đầy đủ ngay cho bệnh viện các loại giấy tờ để làm thủ tục. Trong khi điện thoại giờ đây có thể coi là vật bất ly thân đối với đa số người dùng. Nó khá thuận tiện vì không cần đến giấy tờ lỉnh kỉnh dễ rơi mất khi đi khám bệnh", chị Trú chia sẻ.

Không chỉ nắm rõ lịch sử khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, thông qua ứng dụng VssID, người dùng như chị Trú còn dễ dàng theo dõi thông tin về quá trình tham gia bảo hiểm xã hội. Từ đó, mọi người dân có thể nắm bắt rõ quá trình thụ hưởng chính sách dành cho mình.

Cùng với triển khai ứng dụng VssID, ngành Bảo hiểm xã hội Lào Cai đã triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip càng giúp người dân thuận tiện hơn trong việc chăm sóc sức khỏe. Theo đó, người bệnh chỉ cần xuất trình căn cước công dân gắn chip để làm thủ tục khám chữa bệnh, không cần xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế, giúp đơn giản hóa giấy tờ, tiết kiệm thời gian cho người bệnh, tăng tính chính xác và đồng bộ thông tin.

Tại huyện biên giới Bát Xát, Bảo hiểm xã hội huyện đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa huyện thực hiện tốt việc giám định cũng như chi trả chế độ bảo hiểm y tế, thực hiện giao dịch bằng thẻ căn cước công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến khám chữa bệnh giảm các thủ tục hành chính và tiếp cận việc khám chữa bệnh nhanh nhất.

Bà Chảo Cói Mẩy, xã Phìn Ngan cho biết, bản thân hay đãng trí để lạc giấy tờ. "Nhưng hiện giờ nếu có việc ra trung tâm thị trấn Bát Xát hay thành phố Lào Cai, chỉ cần căn cước công dân luôn mang theo bên mình là tôi có thể thuận tiện ghé vào Bệnh viện khám bệnh luôn, không cần phải lo quay về lấy giấy tờ liên quan nữa".

Hiện nay, Bảo hiểm xã hội huyện Bát Xát đã đồng bộ dữ liệu người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với dữ liệu Quốc gia về dân cư được trên 74.400 người, đạt 99,83%. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2024, huyện đã thực hiện chi trả khám chữa bệnh cho hơn 35.300 lượt người với tổng số tiền 17,8 tỷ đồng, tăng 1,1 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai Nguyễn Văn Chương cho biết, đến nay đã có 100% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn thực hiện tra cứu thông tin thẻ Bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp. Việc triển khai ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số là tiền đề để người dân đi khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ trên ứng dụng VssID mà không cần mang thẻ Bảo hiểm y tế giấy. Hiện tại, Lào Cai có 160.450 tài khoản đăng ký sử dụng ứng dụng VssID. Cùng với đó có 100% cán bộ ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh đã đăng ký, sử dụng ứng dụng VNeID mức độ 2.

Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội Lào Cai thực hiện giao chỉ tiêu vận động, khuyến khích người nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ chi trả chế độ bảo hiểm xã hội một lần qua tài khoản cá nhân đạt 97%. Tỷ lệ chi trả trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân đạt 100%. Tỷ lệ chi trả chế độ ốm đau, thai sản qua tài khoản cá nhân đạt 100%.

Xây dựng công dân số

Mới đây, tại hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số quý II và sơ kết 6 tháng đầu năm 2024. Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong, Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh chỉ rõ: Thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số thì nhóm nhiệm vụ liên quan đến con người là quan trọng nhất, để có chính quyền số, xã hội số thì phải có công dân số. Bởi vậy, những tháng cuối năm cần quyết liệt hơn trong công tác tuyên truyền, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng; đưa ra mục tiêu, cách làm, thời gian, sản phẩm cụ thể để chuyển đổi số đến gần hơn với người dân.

Công tác chuyển đổi số luôn được Bảo hiểm xã hội Lào Cai xác định là yếu tố then chốt nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu quả hoạt động. Với mục tiêu hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, thời gian tới, Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai xác định sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong việc xác thực, chia sẻ, liên thông và hoàn thành tất cả nhiệm vụ, mục tiêu được giao, đảm bảo chất lượng và thời gian, đồng thời tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp thực hiện giải quyết thủ tục hành chính thuận lợi.

Theo Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai Nguyễn Văn Chương, ngành tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bám sát các chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, của UBND tỉnh Lào Cai về việc thực hiện các nội dung theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ; hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, đảm bảo 100% dữ liệu người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện đồng bộ với cơsở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Lào Cai đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai chi trả không dùng tiền mặt đến các đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội, phấn đấu vượt chỉ tiêu được giao. Tỉnh tiếp tục phối hợp các cơ sở tếtrong việc sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip để khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; triển khai giao dịch điện tử đến các đơn vị sử dụng lao động, phấn đấu 100% đơn vị đăng ký sử dụng giao dịch điện tử với cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Địa phương thực hiện số hóa và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính có liên quan đến thông tin, giấy tờ cá nhân trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; ứng dụng xác thực thông tin sinh trắc trên căn cước công dân gắn chíp tại Bộ phận một cửa của cơ quan Bảo hiểm xã hội khi Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai.

doanhnghiepvn.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

fbytzltw