Người dân Bắc Hà tăng thu nhập từ chè Shan Tuyết

Nhờ trồng và chăm sóc đúng tiêu chuẩn, cây chè Shan Tuyết đã giúp người dân xã Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai có thu nhập ổn định.

Phấn khởi khi chè Shan Tuyết được giá

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân xã Bản Liền, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã tập trung thu hoạch chè chính vụ năm 2024. Ai nấy đều phấn khởi vì vụ xuân mới kết thúc và bắt đầu vào chính vụ thì việc tiêu thụ chè diễn ra thuận lợi. Chè búp tươi và chè búp khô sao “trúng giá cao”.

Hầu hết các hộ dân ở Bản Liền tập trung chăm sóc, hái chè búp tươi bán cho Hợp tác xã (HTX) chè hữu cơ Bản Liền nhưng một phần vừa tự đầu tư phơi khô, sao và đưa chè búp khô ra các chợ phiên bán.

Anh Lâm Văn Luận, thôn Đội 3 là thành viên HTX chè hữu cơ xã Bản Liền, huyện Bắc Hà. Thu nhập hàng năm từ cây chè đã giúp gia đình anh ổn định cuộc sống.

Công nhân HTX chè hữu cơ Bản Liền tiến hành sản xuất chè đen.

Anh Luận phấn khởi: “Tôi là thành viên nên trồng chè theo hướng dẫn của HTX đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật chè hữu cơ, chè sạch, không sử dụng hóa chất. Nhà tôi đã thu hoạch vụ xuân được hơn 2 tạ búp tươi bán cho HTX. Người dân ở đây hái được bao nhiêu mang đến xưởng HTX đều được thu mua hết và giữ đúng cam kết thu mua giá cao, ổn định suốt 5 năm qua. Chính vì điều đó mà người dân xã Bản Liền luôn tin tưởng HTX và cải tạo, chăm sóc cây chè Shan Tuyết hữu cơ”.

Ngoài ra, gia đình anh Luận còn hái chè tại vườn nhà, thu mua thêm để làm chè búp khô, chè ống lam phục vụ khách du lịch đến nghỉ tại Homestay của gia đình và để vợ chồng con trai anh bán hàng online.

Chúng tôi đến thăm xưởng chế biến, sản xuất chè Shan Tuyết hữu cơ Bản Liền mang tên "Lương gia trà" của gia đình anh Lương Văn Cầu, thôn Đội 2, xã Bản Liền những ngày bắt đầu thời điểm chính vụ thu hoạch chè. Tại đây, các công nhân trong xưởng vẫn đang miệt mài chế biến chè đen để chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ.

Năm 2024, xưởng chè của anh Cầu vẫn tiếp tục thu mua sản phẩm búp chè tươi cho bà con trong xã với mức giá cao, dao động từ 16 - 20 ngàn đồng/kg. Việc thu mua, chế biến và xuất khẩu chè của xưởng tương đối ổn định.

“Xưởng chúng tôi vẫn thu mua chè với giá cao, ổn định cho người dân. Cùng với đó, việc tiêu thụ sản phẩm vẫn bảo đảm nhờ chất lượng chè tốt. Sản phẩm của xưởng chủ yếu là chè đen, hồng trà, chè phổ nhĩ. Hiện tại, xưởng có 5 lao động thường xuyên và có 15 lao động thời vụ người địa phương, mỗi tháng thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/người” - anh Cầu chia sẻ.

Nỗ lực xây dựng thương hiệu

Nằm cách trung tâm huyện Bắc Hà gần 30km, xã Bản Liền có khí hậu, thổ nhưỡng, đất đai thích hợp để trồng chè. Cây chè Bản Liền được trồng lâu đời nay ở các thôn Đội 1, 2, 3, 4 trong vùng chè, với tổng diện tích hiện có gần 900ha. Trong đó, có trên 800ha chè hữu cơ.

“Lương gia trà” là xưởng chè tư nhân lớn tại xã Bản Liền nói riêng và huyện Bắc Hà nói chung. 6 năm qua, trung bình mỗi năm xưởng thu mua trên 50 tấn chè búp tươi, 15 tấn chè khô cho người dân.

Hiện tại, xưởng chè anh Lương Văn Cầu đã và đang đưa ra thị trường 5 sản phẩm chính, như: Chè xanh Shan Tuyết, chè đen Shan Tuyết, chè phổ nhĩ, hồng trà, bạch trà. Chè "Lương gia trà" mang hương vị đặc trưng của đặc sản chè Shan Tuyết vùng núi cao Bắc Hà.

Theo anh Cầu, sau hơn 10 năm nỗ lực xây dựng thương hiệu "Lương gia trà”, thị trường tiêu thụ chè của xưởng đã được mở rộng ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, chủ yếu là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và xuất khẩu ra thị trường Trung Quốc, Đài Loan.

Sản phẩm “Lương gia trà” tham gia giới thiệu tại các chương trình, sự kiện thương mại - văn hóa - du lịch trong và ngoài huyện.

Dẫn chúng tôi thăm xưởng chế biến, anh Phạm Quang Thận, Giám đốc HTX chè hữu cơ Bản Liền cho biết: “Năm nay, giá chè được duy trì ổn định từ 16 - 20 ngàn đồng/kg, tăng 1.000 đồng đối với loại đặc biệt 1 búp 2 tôm. Vào mỗi vụ thu hoạch, cứ cuối buổi chiều hàng ngày, các hộ tập kết búp chè tươi tại xưởng để cân. Chúng tôi đã thu mua toàn bộ chè của các hội viên trong HTX”.

Được biết, công suất chế biến của HTX chè hữu cơ Bản Liền đạt trên 8 tấn mỗi ngày. Các sản phẩm chè tiêu thụ hết sức thuận lợi, được thị trường quốc tế nhất là Tây Âu ưa chuộng.

Ông Vàng A Sự, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Liền, huyện Bắc Hà thông tin: “Chè Shan Tuyết ở Bản Liền có màu nước xanh đẹp, vị ngọt hậu và hương thơm tự nhiên, được người tiêu dùng ưa chuộng. Sản phẩm chè Shan Tuyết nơi đây đã được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên ở Lào Cai từ năm 2019”.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây chè, thời gian qua, xã Bản Liền đã phối hợp với HTX chè hữu cơ Bản Liền tiến hành cải tạo, nâng cao chất lượng cây chè, xúc tiến xây dựng sản phẩm chè Shan Tuyết hữu cơ. Đồng thời, tuyên truyền, vận động nhân dân trồng dặm, áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất chè hữu cơ theo đúng quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật.

Chè Shan Tuyết là cây trồng chủ lực giúp người dân Bản Liền giảm nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế.

“Nhờ trồng, chăm sóc chè Shan Tuyết theo tiêu chuẩn VietGAP, đúng quy trình nên sản phẩm chè búp tươi của bà con nông dân xã Bản Liền được các HTX, xưởng chè tư nhân thu mua, với giá cao. Cùng với đó, các xưởng sản xuất chè cũng tạo việc làm, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Từ đó, người dân thêm phần phấn khởi, yên tâm gắn bó với cây chè” – ông Vàng A Sự chia sẻ.

Chị Lâm Thị Duyên, người dân tộc Tày tại xã Bản Liền đã làm việc tại xưởng chè của HTX nông nghiệp hữu cơ Bắc Hà cho hay, người dân ở đây chủ yếu sống nhờ cây chè. Trước đây chủ yếu chỉ trồng ngô, từ khi có HTX thu mua, đảm bảo đầu ra nên nông dân chuyển sang trồng chè.

"Ngoài làm việc tại xưởng, gia đình tôi cũng có 2ha chè, thu nhập bình quân mỗi tháng khoảng hơn 4 triệu đồng. Cây chè Shan Tuyết ở đây rất dễ trồng, 2 năm là bắt đầu thu hoạch. Ngoài ra, tôi còn tranh thủ đi hái chè tươi nhập cho HTX cũng được khoảng 15 - 20 triệu đồng mỗi vụ", chị Duyên cho biết.

Vùng chè Shan Tuyết Bản Liền đã và đang khẳng định là cây chủ lực giảm nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống đồng bào. Với truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ đã mở ra cơ hội mới cho Bản Liền khi được tỉnh Lào Cai và huyện Bắc Hà lựa chọn là vùng trọng điểm đầu tư phát triển du lịch cộng đồng Homestay, du lịch sinh thái, trải nghiệm vùng chè Shan Tuyết cổ thụ.

giaoducthoidai.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xử nghiêm việc lợi dụng thiên tai để tăng giá hàng hóa nhằm trục lợi

Xử nghiêm việc lợi dụng thiên tai để tăng giá hàng hóa nhằm trục lợi

Trong công điện gửi các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 13/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan, đơn vị giám sát thị trường hàng hóa tại các chợ đầu mối, trung tâm mua sắm, siêu thị, không để xảy ra tình trạng tạo khan hiếm, đầu cơ nâng giá; đồng thời xử nghiêm hành vi lợi dụng thiên tai để tăng giá bất hợp lý.

Bộ Tài chính: Nhanh chóng ổn định giá cả trong thời gian khắc phục hậu quả bão số 3

Bộ Tài chính: Nhanh chóng ổn định giá cả trong thời gian khắc phục hậu quả bão số 3

Chiều 12/9, trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết: Qua nắm bắt sơ bộ tình hình tại một số địa bàn các tỉnh một số thời điểm đã xuất hiện việc khan hiếm một số mặt hàng như rau, củ quả, thực phẩm, nước uống... dẫn đến tăng giá cục bộ tại một số địa bàn.

Ước tính chi trả bồi thường bảo hiểm ban đầu do bão Yagi gây ra là 7.000 tỷ đồng

Ước tính chi trả bồi thường bảo hiểm ban đầu do bão Yagi gây ra là 7.000 tỷ đồng

Theo thông tin Bộ Tài chính, đến 17 giờ ngày 12/9, các doanh nghiệp đã tiếp nhận thông tin hơn 9.000 số vụ thiệt hại về tài sản và xe cơ giới; ghi nhận 14 trường hợp tử vong, 18 vụ thuộc nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe. Tổng số tiền chi trả thiệt hại về con người và tài sản ước tính khoảng 7.000 tỷ đồng.

Nỗ lực cấp điện trở lại cho khách hàng

Công ty Điện lực Lào Cai: Nỗ lực cấp điện trở lại cho khách hàng

Trong những ngày qua, mưa lũ đã gây ra nhiều tổn thất về người và tài sản trên địa bàn tỉnh, trong đó hệ thống điện cũng chịu thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, với tinh thần vượt khó, cán bộ, công nhân viên Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đang ngày đêm nỗ lực nhằm khôi phục cấp điện trở lại cho khách hàng.

Rau củ, quả sẽ liên tục ra Bắc

Rau củ, quả sẽ liên tục ra Bắc

Hàng trăm tấn hàng hóa gồm rau xanh, lương thực thực phẩm, đồ dùng thiết yếu… đã được các hệ thống siêu thị, doanh nghiệp ở TPHCM và các tỉnh phía Nam đưa ra Bắc để hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

fbytzltw