Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News

Bài 2: Người lái đò ở “Trường Sa cạn”

0B03A025-E70E-4867-9055-240047CE863A.jpeg

Trong biết bao con đường ở dải đất nghèo Dìn Chin (huyện Mường Khương), có lẽ không có nơi nào mà cô giáo Nguyễn Thị Uyến chưa đặt chân đến. Hành trình từ một cô gái trẻ ở miền xuôi lên vùng cao đến khi đã dành trọn nửa cuộc đời để “gieo chữ” cho học sinh ở miền "đất khát” là một chặng đường đầy gian khó mà cũng vô cùng ý nghĩa.

6F2FF757-9743-4915-B1C6-D7FCA41FF8A6.jpeg

"Xứ Mường" là mảnh đất xa xôi, với đặc thù mùa đông đến sớm nhưng đi muộn. Chẳng vậy mà khi ở vùng thấp, mùa hạ bắt đầu chuyển mình thì ở nơi non cao của xã Dìn Chin, chỉ một trận mưa thôi là đất trời lại vương mùa lạnh. Từ điểm trường chính của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Lồ Sử Thàng, chúng tôi bắt đầu hành trình ngược núi trong tiết trời như thế, giữa lãng đãng mây sương.

Quãng đường dài chừng 7 km, dưới tay lái cừ khôi của các thầy cô cũng mất 30 phút mới đến nơi. Cả khoảng không lặng im, chỉ nghe tiếng xe gằn ngược dốc núi, bám theo con đường quanh co lên đỉnh, nơi đó có một điểm trường khó khăn nhất mang tên Sín Chải A.

BE56AE63-3BE2-4F00-ACF6-E9CAC7655CBD.jpeg

Lớp học của những trò nhỏ người Mông ở Sín Chải A nằm trên triền núi nhỏ, bên cạnh tuyến đường trục thôn. Mùa xuân năm nay, đàn én từ nơi đâu bay về làm tổ bên khung lớp học như mang theo phúc lộc, điềm lành về với rẻo cao này. Thôn người Mông trên núi cao được “đánh thức” bởi những thanh âm trong trẻo với tiếng chim ríu rít gọi nhau quanh tổ ấm và tiếng trẻ non nớt đọc bài.

9 học sinh lớp 2 do cô giáo Nguyễn Thị Uyến làm chủ nhiệm bắt đầu buổi học như thường lệ. Từ lời cô giáo giảng và những hình ảnh sinh động trên chiếc máy chiếu mà điểm trường mới được trang bị, đám trẻ say sưa với bài học.

986E82DE-F7E1-4A88-AB9E-336B9979DD81.jpeg

Cách đây hơn 10 năm, cô Uyến lần đầu đặt chân đến Sín Chải A. Thuở ấy, con đường lên thôn khó khăn vô cùng, chỉ là đường đất đá, nhỏ hẹp với những khúc cua tay áo ngược dốc. Đường sá gian nan, điều kiện eo hẹp, các thầy cô dạy ở điểm trường khi ấy đều ở lại dạy học cả tuần. Điểm trường trở thành nơi kiên cố nhất ở bản nghèo khi đó, với dãy nhà gỗ có 5 lớp học, 3 phòng công vụ, 1 gian bếp nhưng nơi nào cũng thiếu thốn đủ bề. Những bữa ăn với cá mắm, rau rừng trở nên quen thuộc của thầy cô cắm bản.

Thời điểm đó, để đi từ nhà ở thị trấn Mường Khương lên điểm trường, cô giáo Uyến phải đi đường vòng qua các thôn của xã Tung Chung Phố, Pha Long rồi mới lên đến điểm trường Sín Chải, xã Dìn Chin. Mùa mưa năm 2016, trong một lần lên điểm trường dạy, cô giáo Uyến bất ngờ gặp lũ trên con suối Mào Sao Chải, cả người cả xe chơi vơi giữa dòng nước, may mắn có người dân đi qua giúp đỡ kịp thời.

D5F59A15-8F76-4C85-84A6-9BB23F6DBDC7.jpeg

Hơn chục năm quay lại, Sín Chải A vẫn là vùng đất mến thương mà cô Uyến nặng lòng khi cuộc sống của rẻo cao này vẫn còn đầy rẫy khó khăn và con chữ trở thành “chìa khóa” mở cánh cửa tương lai cho những lứa măng non ở nơi này.

Sín Chải A là bản nghèo trên núi cao. Cả thôn có 72 hộ, gần 400 nhân khẩu, trong đó có đến 40 hộ nghèo và 32 hộ cận nghèo. Thực hiện chủ trương đưa học sinh từ điểm trường về học tại trường chính, hiện nay, điểm trường Sín Chải A chỉ còn 2 lớp học 1, 2. Hai căn phòng nhỏ dựng trên nền đất cũ là nơi những đứa trẻ học bài và cô giáo Uyến sau hơn 10 năm lại tiếp tục hành trình mang con chữ lên với rẻo cao gian khó.

7C9EF1C7-991C-41A0-98B3-B1760DD98CA6.jpeg
F5C685FB-8677-413F-9D67-BDC1DD417ACB.jpeg

Cô giáo Nguyễn Thị Uyến sinh năm 1978, quê ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Không giống như nhiều thầy cô khác đem niềm đam mê, yêu nghề cầm phấn từ trước, cô Uyến là “ngoại lệ”.

Năm 1994, khi vừa học xong THCS, trong một lần lên vùng cao Mường Khương chơi, Nguyễn Thị Uyến như bị níu chân bởi mảnh đất này. “Ngày còn nhỏ, mình yêu màu xanh lắm, ước mơ được khoác màu xanh áo lính. Sau này, khi có dịp lên Mường Khương, thấy núi rừng tươi xanh nên xin bố mẹ cho ở lại, học lên để được làm cô giáo”. Cơ duyên của cô Uyến và công việc “gieo chữ” ở mảnh đất khó Dìn Chin bắt đầu như thế.

174FACD9-FB60-4D61-8DA9-879ED7996481.jpeg

Dìn Chin từ lâu được biết đến là vùng "đất khát”, được ví như “Trường Sa cạn” ở đất thép Mường Khương bởi tình trạng thiếu nước sinh hoạt diễn ra trầm trọng vào mùa khô. Vậy nhưng, chẳng những khát nước sinh hoạt, đồng bào nơi đây còn “khát thông tin”, “khát tri thức”, “khát những đổi thay”.

Từ một cô gái ở vùng đồng bằng yên ả, cô Uyến đã dành cả thanh xuân để bám trường, bám bản, đem con chữ đến với học sinh ở vùng đất cạn Dìn Chin. Trong suốt 29 năm gắn bó với giáo dục vùng cao, đứng lớp dạy trẻ ở những điểm trường gian khó Cốc Cáng, Mào Sao Chải, Ngải Phóng Chồ, Dìn Chin… cho đến giờ, cô chưa bao giờ nghĩ đến bỏ cuộc.

B85FB5DC-4197-44D8-B053-90EAF0E50B1A.jpeg

Trưởng thôn Sín Chải A Ngải Sử Quáng nhớ lại, nhiều năm về trước, do cuộc sống khó khăn, việc học của con em đồng bào Mông nơi đây chưa được quan tâm. Mỗi khi vào mùa vụ, nhiều gia đình thiếu lao động nên cho con em nghỉ học để ở nhà phụ giúp. Các thầy cô giáo, trong đó có cô giáo Uyến cùng cán bộ thôn lại lặn lội đến từng hộ tuyên truyền, nói cái lý với đồng bào để trẻ em tiếp tục được đến lớp. Đến nay, việc học của con em trong thôn được quan tâm hơn nhưng mỗi khi có học sinh vắng mặt, cô giáo sẽ liên hệ với trưởng thôn để kịp thời nắm tình hình.

“Bà con nơi đây mong cô giáo tiếp tục gieo con chữ, giúp những đứa trẻ lớn khôn, trưởng thành, mạnh dạn vượt qua con suối lớn và đỉnh núi cao Ong Khoái để nuôi mơ ước bay cao”, ông Quáng tâm sự.

DAE20155-4CB6-4121-B8A4-807699063F55.jpeg

Lứa học trò đầu tiên cô Uyến dạy cách đây nhiều năm đã lớn khôn. Cô Uyến mừng vui khi cái chữ đã giúp học trò nghèo nơi đây vươn lên, biết phát triển kinh tế, đóng góp cho quê hương, thậm chí có cả người đã trở thành cán bộ, lãnh đạo xã. Với nữ nhà giáo, còn niềm vui nào hơn thế.

BDB867C7-6CBD-478A-84A8-DFD059EB778B.jpeg

Trong suốt câu chuyện kể, chúng tôi thấy tình yêu, sự nhiệt huyết luôn dâng trào trong lòng nữ nhà giáo Nguyễn Thị Uyến. Gần 30 năm gắn bó với nghề dạy trẻ ở vùng cao, những ngày lễ, tết, kỷ niệm của ngành, món quà cô giáo Uyến nhận được là tấm thiệp viết tay, bức tranh học sinh vùng cao tự vẽ; không có hoa thơm, không có lời chúc nhưng cô vẫn luôn thấy vui khi hằng ngày nhìn đám trẻ siêng năng, chuyên cần đi học. Đó là món quà và động lực lớn nhất để cô tiếp tục cố gắng.

C908C3B5-C387-48FF-AE82-305566C3AB6C.jpeg

Cuộc trò chuyện của chúng tôi với cô giáo Uyến chỉ quanh những điều giản dị, đời thường, công việc và cuộc sống của giáo viên vùng cao, vậy nhưng điều đáng quý là câu chuyện ấy luôn ngập tràn niềm vui và sự lạc quan.

Cô Uyến trải lòng: Được dạy học ở vùng cao đã mang lại cho tôi nhiều điều quý giá. Đó là cơ hội để tôi có thêm kinh nghiệm, vốn sống, được gắn bó với đồng bào và học trò. Còn nhớ cách đây nhiều năm, khi con tôi còn nhỏ, những ngày cháu ốm khóc, các bà, các mẹ ở thôn bế con giúp để tôi yên tâm đứng lớp. Sự cho đi của tôi còn quá ít nhưng lại may mắn nhận được rất nhiều...

D954F707-21A2-4017-95E5-26A16AA3CC6B.jpeg

Giữa trưa, tiếng trống tan học vang lên, đám trẻ như đàn chim non ùa nhau tìm về với tổ ấm là những mái nhà của đồng bào Mông ôm trọn quanh đỉnh núi ở Sín Chải. Phía sau, cô giáo Uyến vẫn đứng bên khung cửa nhìn theo những bước chạy của trẻ thơ cho tới khi bóng chúng khuất hẳn.

Con đường ấy là con đường sỏi đá chị từng đi cách đây nhiều năm, nhọc nhằn từng bước vào “mùa” gọi học sinh ra lớp. Giờ đây, mỗi độ nhìn về con đường mặc chiếc áo trắng phau, chị Uyến lại cười vui khi nó trở thành minh chứng, cầu nối để cô vượt núi, trò hạ sơn, viết lên những đổi thay về sự học ở “Trường Sa cạn”.

0E1F312A-BFFC-43CB-A213-AFB7E67F3DB2.jpeg

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dân khổ sở vì Dự án nâng cấp Quốc lộ 279

Văn Bàn: Người dân khổ sở vì Dự án nâng cấp Quốc lộ 279

Thời gian qua, việc thi công Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, đoạn qua địa phận huyện Văn Bàn (sau đây gọi là Dự án nâng cấp Quốc lộ 279) tồn tại nhiều bất cập, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân và nguy cơ mất an toàn giao thông.

Điểm đến hấp dẫn nơi biên cương

Điểm đến hấp dẫn nơi biên cương

Từ một vùng biên hoang sơ, giờ đây, thành phố Lào Cai trở thành vùng đất du lịch đầy tiềm năng, là điểm đến hấp dẫn du khách muôn phương bởi những mùa lễ hội rộn ràng, những bản, làng vùng cao bình yên, những điểm đến tâm linh dọc triền sông Hồng…

Khí thế Trường Sơn trên công trường tái thiết Làng Nủ

Khí thế Trường Sơn trên công trường tái thiết Làng Nủ

Hơn một tháng từ khi trận lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, Bảo Yên, hôm nay, những căn nhà đầu tiên của khu tái thiết đã được lắp dựng. Những người lính thợ từ Binh đoàn 12, Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn, đơn vị được giao đảm nhiệm thi công đã mang tất cả khí thế, nhiệt huyết từ truyền thống hào hùng của bộ đội Trường Sơn lên công trường.

Biến đất cằn thành vùng cây trái

Biến đất cằn thành vùng cây trái

Trước kia, nhiều vùng đất ở Khánh Yên Trung (Văn Bàn) để hoang hóa, chỉ có cây cọ, cây mua và cỏ lau. Thế nhưng, với sự cần cù, những người nông dân nơi đây “tưới mồ hôi” để đất cằn đơm trái.

Để Làng Nủ không còn là nỗi ám ảnh

Để Làng Nủ không còn là nỗi ám ảnh

Từ Làng Nủ trở về sau những ngày tác nghiệp, chúng tôi vẫn chưa thể ngủ ngon giấc bởi cứ nghĩ đến sức tàn phá ghê gớm của thiên nhiên lại càng thấy con người thật nhỏ bé! Những ngọn núi, dòng suối, cây rừng cũng là những thực thể sống đang ngày đêm vận động, biến chuyển chỉ có điều chúng ta không nhận ra.

Ngành đường sắt và sứ mệnh lịch sử

Ngành đường sắt và sứ mệnh lịch sử

Đợt thiên tai, mưa lũ vừa qua, hạ tầng giao thông đường bộ bị hư hại nghiêm trọng. Mặc dù đã thông tuyến tạm thời nhưng các tuyến giao thông đối nội, đối ngoại vẫn chưa thể trở lại hoạt động bình thường, giảm năng lực vận tải hàng hóa đi, đến Lào Cai. Trước tình thế đó, đường sắt trở thành phương tiện thay thế quan trọng giúp giảm tắc nghẽn và áp lực cho đường bộ.

Vượt suối, băng rừng đưa dòng điện sáng muôn nơi

Kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống Công ty Điện lực Lào Cai (24/9/1958-24/9/2024): Vượt suối, băng rừng đưa dòng điện sáng muôn nơi

Hình ảnh những người thợ điện Lào Cai vượt suối, băng rừng, lội bùn, không quản hiểm nguy đưa dòng điện tỏa sáng, giúp người dân từng bước khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống trong những ngày mưa lũ vừa qua là những đóa hoa đẹp nhất dâng lên Bác Hồ kính yêu đúng dịp kỷ niệm 66 năm ngày Bác Hồ về thăm Nhà máy Điện Lào Cai và truyền thống Công ty Điện lực Lào Cai (24/9/1958 - 24/9/2024).

Cả làng hối hả đi cứu na

Cả làng hối hả đi cứu na

Thôn Báu, xã Thái Niên là vựa na trồng trên đất bãi bồi lớn nhất huyện Bảo Thắng. Thôn có khoảng 25 ha, hơn nửa số đó đã đến tuổi cho thu hoạch. Đợt lũ lịch sử vừa qua nhấn chìm toàn bộ diện tích na trồng trên đất bãi bồi trong 4 ngày, nước lên cao đến mức cây na 15 - 20 năm tuổi vẫn bị ngập không thấy ngọn. Chờ con nước rút, đất phù sa mới bồi se, nứt như bát men rạn thì người trồng na thôn Báu đua nhau ra bãi bồi đào, khơi đất ở gốc để na thoát nguy cơ thối rễ.

Tiếng kẻng giữ bình yên Tả Gia Khâu

Tiếng kẻng giữ bình yên Tả Gia Khâu

Keng... keng... keng...
Từ chiếc kẻng sơn màu đỏ thẫm treo bên hông nhà văn hóa thôn Tả Gia Khâu, tiếng kẻng dội vào những vách núi dựng đứng như thể cộng hưởng, lan rộng trong không trung. Tiếng kẻng như gọi bản làng nằm im lìm giữa núi rừng Tả Gia Khâu thức giấc.

Triệu trái tim hướng về Làng Nủ

Triệu trái tim hướng về Làng Nủ

Chứng kiến những hình ảnh tang thương, những mất mát không gì có thể bù đắp của người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên sau trận lũ quét kinh hoàng, nhiều người không khỏi xót xa, rơi nước mắt. Ngay lập tức, những chuyến hàng cứu trợ với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của hàng triệu trái tim trên khắp mọi miền tổ quốc đã hướng về Làng Nủ để “tiếp sức” cho người dân vùng lũ vượt qua khó khăn.

Lời cảm ơn gửi từ tâm lũ

Lời cảm ơn gửi từ tâm lũ

Cơn bão số 3 đi qua cùng với hoàn lưu của bão đã càn quét nhiều bản làng, cướp đi sinh mạng của bao người dân nghèo vùng cao, vùng dân tộc thiểu số trong đó có tỉnh Lào Cai. Nhưng chính trong hoàn cảnh đầy khắc nghiệt và đau thương ấy, chúng ta nhìn thấy tình người lắng đọng đến với tâm lũ và được gửi từ tâm lũ. 

Ngược xuôi những chuyến hàng cứu trợ vùng thiên tai

Ngược xuôi những chuyến hàng cứu trợ vùng thiên tai

Sáng sớm, trụ sở UBND xã Tả Phời (thành phố Lào Cai) đã tất bật những chuyến xe vào - ra. Từ nguồn hàng được hỗ trợ, lực lượng chức năng với khoảng 60 người gồm cán bộ xã, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở xếp hàng lên xe máy để đi tiếp viện cho các thôn, xóm đang bị chia cắt, cô lập do sạt lở đất. 

Tang thương bản làng dưới chân núi Con Voi

Tang thương bản làng dưới chân núi Con Voi

Tai họa ập đến khi những đứa trẻ nhỏ ngủ chưa tròn giấc, những người lớn chưa kịp ra đồng, những người già đang mong trời tạnh ráo để giúp con cháu dọn dẹp nhà cửa... Ngay cả những người bi quan nhất cũng chẳng thể ngờ bản làng nhỏ bé định cư lâu đời, thuận hòa với thiên nhiên dưới chân núi Con Voi hùng vĩ lại một ngày phải hứng chịu cơn đại hồng thủy. Làng Nủ hôm nay chìm trong đau thương. Nghe tin dữ, chúng tôi như rụng rời chân tay.

Bài cuối: Bài học thực tiễn từ cơ sở

Thực trạng sắp xếp nhân sự dôi dư sau khi sáp nhập đơn vị hành chính Bài cuối: Bài học thực tiễn từ cơ sở

Thành công đạt được và hạn chế trong công tác sắp xếp cán bộ, công chức gắn với tổ chức bộ máy cho thấy cần có chính sách đặc thù để lựa chọn được đội ngũ có đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu công việc đồng thời làm công tác tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ trong diện phải tinh giản.

Bài 2: Vẫn còn những khó khăn

Thực trạng sắp xếp nhân sự dôi dư sau khi sáp nhập đơn vị hành chính Bài 2: Vẫn còn những khó khăn

Năm 2021, khi triển khai sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 – 2021, toàn tỉnh có 270 cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã dôi dư. Sau gần 5 năm sắp xếp, các địa phương đã giải quyết nghỉ hưu 8 người, tinh giản biên chế 132 người, chuyển công chức cấp huyện 10 người, bố trí sắp xếp vị trí công tác khác 104 người.

Bài 1: Đợt sàng lọc, lựa chọn cán bộ

Thực trạng sắp xếp nhân sự dôi dư sau khi sáp nhập đơn vị hành chính Bài 1: Đợt sàng lọc, lựa chọn cán bộ

Thực hiện Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021, toàn tỉnh đã giảm được 12 đơn vị hành chính cấp xã; số cán bộ, công chức cấp xã dôi dư là 270 người. Tỉnh Lào Cai đã xây dựng lộ trình đến hết năm 2024 sẽ bố trí xong; tuy nhiên, hạn chót đã đến gần nhưng việc sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư vẫn còn những khó khăn nhất định.

fb yt zl tw