Phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh giữ nước

LCĐT - Trong sự nghiệp cách mạng, bằng trí tuệ tuyệt vời, kiên định, sự phân tích đúng đắn, nhạy bén thời cuộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Người đã đề ra những quyết sách sáng suốt được vận dụng ở nhiều hoàn cảnh, nhiều giai đoạn trong tiến trình của cách mạng Việt Nam . Một trong những quyết sách đó là phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

 Dĩ bất biến” là cái dĩ nhiên, là quy luật tất yếu trên con đường phát triển của một xã hội, là lập trường kiên định của toàn thể dân tộc Việt Nam yêu hòa bình, quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc mới giành được sau gần một thế kỷ đấu tranh. “Dĩ bất biến” là cái vốn có của truyền thống dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước, là con đường cách mạng đã chọn không thể biến đổi khác được, nhưng quá trình thực hiện để đi đến thành công phải biết “ứng vạn biến”.

"Ứng vạn biến” không có nghĩa là thay đổi đường lối, thay đổi nền tảng tư tưởng mà là phải tìm ra các giải pháp phù hợp nhất trong từng giai đoạn cách mạng, ít tổn thất nhất mà vẫn đạt được hiệu quả cao. “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, chỉ một lời ngắn gọn nhưng hàm chứa cả một sách lược tài tình về phương châm giữ vững chính quyền cách mạng.

Năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. (ảnh tư liệu)

Năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ.    (ảnh tư liệu)

Chúng ta còn nhớ, khi Bác chuẩn bị lên đường sang thăm Cộng hòa Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp, Bác giao cho cụ Huỳnh Thúc Kháng, lúc đó là Phó Chủ tịch nước, trọng trách quyền Chủ tịch nước, Bác dặn cụ ở nhà thay mặt Bác lo việc quốc sự, trong đó có câu: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Thực hiện lời dặn của Bác, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã cùng các cộng sự của mình thể hiện ý chí quyết tâm cùng với sự mềm dẻo, khôn khéo, đã đập tan âm mưu của các lực lượng phản cách mạng, giữ vững được chính quyền dân chủ nhân dân, giữ vững được nền độc lập của nước nhà. Để sau đó, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, một nước có chủ quyền, thực hiện cuộc kháng chiến chống quân xâm lược thực dân Pháp. “Dĩ bất biến” lúc này là đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, đánh đổ bọn tay sai phong kiến, đem lại hạnh phúc cho nhân dân; “Ứng vạn biến” là kháng chiến toàn dân, toàn diện, ứng phó với mọi âm mưu của kẻ địch, mỗi vùng, miền, mỗi chiến dịch có cách đấu tranh, cách đánh riêng.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Bác giao làm Tổng Tư lệnh mặt trận đã thực hiện phương châm “ứng vạn biến” từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, thắng chắc” để thực hiện cho được “dĩ bất biến” là giành thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu(Thơ Tố Hữu),  mốc son lịch sử của dân tộc, sau chín năm gian khổ, hy sinh, làm cơ sở cho Hiệp định Giơnevơ được ký kết.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” tiếp tục được vận dụng sáng tạo. “Dĩ bất biến” là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khẳng định “miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam, sông có thể cạn, núi có thế mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” (Hồ Chí Minh). Với quyết tâm của cả dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong từng thời điểm của chiến lược giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, “ứng vạn biến” được thể hiện bằng các chủ trương, sách lược đúng đắn, kịp thời, đó là kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, kết hợp ba vùng chiến lược thành thị, nông thôn và miền núi, kết hợp ba thứ quân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy trí tuệ tuyệt vời của quân và dân trong chiến tranh nhân dân, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với khí thế của năm hướng tấn công “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và quyết thắng” (Điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp).

Độc lập dân tộc, giữ vững chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, từ đất liền đến biển đảo thiêng liêng là “dĩ bất biến” của bao đời người Việt Nam. Chúng ta bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình bằng những chiến lược, sách lược đúng đắn, giữ vững môi trường hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, có quyết sách “ứng vạn biến” kiên quyết đấu tranh thông qua con đường ngoại giao, đàm phán, pháp lý...để gìn giữ cho được chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đất nước thân yêu của mình.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo sản phẩm của Đề tài nghiên cứu khoa học “Giải pháp phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai”

Hội thảo sản phẩm của Đề tài nghiên cứu khoa học “Giải pháp phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai”

Chiều 28/4, Đảng ủy Các cơ quan Đảng tỉnh tổ chức Hội thảo sản phẩm của Đề tài nghiên cứu khoa học “Giải pháp phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai”.

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bài học đối với sự nghiệp xây dựng quân đội, tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bài học đối với sự nghiệp xây dựng quân đội, tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Đầu năm 1975, trước thời cơ lịch sử, Đảng ta đã hạ quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, chỉ trong thời gian ngắn, với ý chí và sức mạnh quật cường, quân và dân ta đã tiến hành thắng lợi các chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng và cuối cùng là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng Sài Gòn, làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

[Ảnh] Những đứa con của biển

[Ảnh] Những đứa con của biển

Trên Quần đảo Trường Sa, giữa trùng khơi sóng gió, có bốn hòn đảo đặc biệt, gồm: Trường Sa, Đá Tây A, Song Tử Tây và Sinh Tồn - nơi những đứa trẻ đang lớn lên từng ngày bên gia đình và những người lính Hải quân. Dù sinh ra tại đảo hay theo cha mẹ ra đây an cư, tất cả các em đều tự hào nói: "Quê em ở Trường Sa, em là con của biển".

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Cầu truyền hình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Cầu truyền hình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025), tối 27-4, chương trình cầu truyền hình chính luận nghệ thuật với chủ đề “Vang mãi khúc khải hoàn” tại 3 điểm cầu: Công viên Bờ sông Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh), Công viên Thống Nhất (Hà Nội) và Khu di tích Quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (Quảng Trị) đã được tổ chức trang trọng.

Tuổi trẻ Lào Cai "Uống nước nhớ nguồn"

Tuổi trẻ Lào Cai "Uống nước nhớ nguồn"

Những ngày tháng 4 lịch sử, hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tuổi trẻ các dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hoạt động “Uống nước nhớ nguồn” nhằm giáo dục truyền thống cách mạng và tri ân các thế hệ cha anh đã cống hiến cho hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc.

Việt Nam - hình mẫu của các nước đang phát triển

Việt Nam - hình mẫu của các nước đang phát triển

Đại sứ Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari nhấn mạnh, Chiến thắng 30/4 không chỉ mang ý nghĩa lịch sử đối với đất nước Việt Nam, mà còn có sức lan tỏa sâu rộng trên toàn thế giới. Theo ông, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam sau khi đất nước thống nhất đã trở thành hình mẫu đáng học hỏi đối với nhiều quốc gia đang phát triển.

Tổng duyệt cấp Nhà nước Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tổng duyệt cấp Nhà nước Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 27/4, tại trục đường Lê Duẩn, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 (Ban chỉ đạo Trung ương) tổ chức buổi tổng duyệt cấp Nhà nước Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

fb yt zl tw