Hội thảo “Công tác phát triển đảng viên ở các xã biên giới của tỉnh Lào Cai”

Chiều 28/4, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học “Công tác phát triển đảng viên ở các xã biên giới của tỉnh Lào Cai”.

Các đồng chí: Hứa Tân Hưng, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh và các Phó Hiệu trưởng Nguyễn Thị Vân Hằng, Lưu Thị Sim chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Dân tộc và Tôn giáo, đại diện Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; lãnh đạo Ban Tổ chức Huyện ủy Mường Khương, Si Ma Cai, Bát Xát và một số xã biên giới; lãnh đạo, giảng viên, viên chức Trường Chính trị tỉnh.

baolaocai-tl_img-7520.jpg
Quang cảnh hội thảo khoa học.

Hiện, tỉnh Lào Cai có 26 xã, phường, thị trấn biên giới. Trong những năm qua, Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường quan tâm công tác xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở. Trong đó, chú trọng tạo nguồn, phát triển đảng viên, đưa đảng viên về sinh hoạt cùng với chi bộ thôn; bảo đảm các chi bộ thôn biên giới đều có chi bộ độc lập, có chi ủy, phát huy vai trò của đảng viên trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, góp phần vào sự ổn định, phát triển vùng biên giới.

Nhờ sự chủ động triển khai các giải pháp của các cấp ủy đảng nên công tác phát triển đảng viên trên địa bàn tỉnh luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh kết nạp 11.105 đảng viên, trong đó các xã biên giới kết nạp 1.062 đảng viên.

baolaocai-tl_dsc-6447.jpg
Đồng chí Hứa Tân Hưng, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Lào Cai phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Hứa Tân Hưng, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh nhấn mạnh: Công tác xây dựng, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là địa bàn các xã biên giới là nhiệm vụ trọng tâm, bảo đảm sự lãnh đạo của đảng xây dựng khu vực biên giới vững mạnh, toàn diện. Do đó, việc nhận thức đúng vai trò của đảng viên và thực hiện bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển đảng viên ở địa bàn xã biên giới là rất quan trọng. Việc tổ chức hội thảo nhằm khẳng định sự cần thiết xây dựng, củng cố tổ chức đảng ở khu vực biên giới, đồng thời để đại biểu tham gia đóng góp ý kiến, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát triển đảng viên, góp phần tăng cường năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng tại địa bàn biên giới.

dsc-6476.jpg
dsc-6468.jpg
dsc-6455.jpg
Các đại biểu tham luận tại hội thảo.

Đại biểu dự hội thảo đã tham luận về một số nội dung như: Thực tế việc tổ chức, triển khai chủ trương của Đảng, của tỉnh về công tác phát triển đảng viên tại địa bàn biên giới; làm rõ thuận lợi, khó khăn, vướng mắc đặt ra trong thực hiện công tác phát triển đảng viên; kinh nghiệm, bài học rút ra từ thực tế địa phương; dự báo tình hình, đề xuất giải pháp, kiến nghị với các cấp ủy đảng, chính quyền và các cơ quan, đơn vị có liên quan để tiếp tục làm tốt, hiệu quả hơn trong công tác phát triển đảng viên ở xã biên giới.

Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu, Ban Tổ chức hội thảo sẽ tổng hợp, tiếp thu, biên tập, chỉnh sửa, đồng thời bổ sung vào dự thảo báo cáo tổng kết thực tiễn để trình Tỉnh ủy xem xét, tiếp tục chỉ đạo, định hướng cho công tác phát triển đảng viên ở các xã biên giới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đại hội Chi bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội Chi bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 27/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội đã tán thành những nội dung cơ bản về đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Chi bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp nhiệm kỳ 2025 - 2030 trong báo cáo chính trị trình đại hội.

Thị xã Sa Pa thi hành kỷ luật 1 tổ chức đảng và 123 đảng viên

Thị xã Sa Pa thi hành kỷ luật 1 tổ chức đảng và 123 đảng viên

Theo đánh giá của Thị ủy Sa Pa, công tác kiểm tra, giám sát từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay có những chuyển biến tích cực, chất lượng các cuộc kiểm tra, giám sát được nâng lên. Công tác kiểm tra, giám sát tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, dễ phát sinh sai phạm tại địa phương như: quản lý đất đai, tài chính ngân sách, trật tự đô thị, xây dựng...

Nền tảng vững chắc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở Trường Sa

GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG: Nền tảng vững chắc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở Trường Sa

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng giữ vị trí trọng yếu trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đồng thời trở thành nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Trên Quần đảo Trường Sa, cấp ủy đảng các cấp đã triển khai nhiều hoạt động nhằm củng cố nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ, trong đó giáo dục truyền thống đóng vai trò quan trọng.

fb yt zl tw