Phụ nữ Bảo Yên xây dựng nông thôn mới

LCĐT - Với hơn 80% hội viên sống ở khu vực nông thôn, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên luôn xác định phụ nữ vừa là chủ thể vừa là người được trực tiếp thụ hưởng những thành quả do chương trình nông thôn mới đem lại, nên tích cực vận động hội viên chung tay tham gia chương trình này.

Vì đã hẹn trước nên khi thôn Pịt, xã Lương Sơn đổ bê tông đoạn đường trong thôn, chị Vi Thị Bích Luận, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã đã cung cấp thông tin và đưa tôi đi thực tế không khí làm đường của hội viên phụ nữ ở địa phương. Ngay từ sáng sớm, rất đông hội viên phụ nữ đã có mặt tại khu tập kết vật liệu, máy móc tham gia đổ bê tông đoạn đường hơn 100 m. Không ai bảo ai, mỗi chị em một phần việc, người đóng ván be viền, người dẫn ống nước, người xúc cát… chỉ một loáng, mẻ bê tông đầu tiên đã được máy trộn xong. Đôi tay thoăn thoắt gạt bê tông đã trộn để các hội viên khác san đều ra các góc, chị Hoàng Thị Lan ở thôn Pịt nói: Chỉ nghĩ đến việc được đi trên con đường bê tông sạch sẽ thì bao mệt nhọc tan biến. Xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của mỗi người dân, người hưởng lợi chính là Nhân dân, do đó, mỗi khi xã có chủ trương huy động công lao động thực hiện các tiêu chí, chúng tôi đều tích cực hưởng ứng.

Hội viên phụ nữ xã Lương Sơn đổ bê tông đường giao thông nông thôn.
Hội viên phụ nữ xã Lương Sơn đổ bê tông đường giao thông nông thôn.

Lương Sơn hiện có hơn 700 hội viên phụ nữ. Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, hằng tháng, khi Đảng ủy tổ chức chương trình dân vận “Cùng nhau về thôn”, hội viên phụ nữ trên địa bàn đều nhiệt tình tham gia. Vào mỗi cuối tuần, 11/11 chi hội duy trì vệ sinh đường liên thôn, ngõ xóm, chăm sóc tuyến đường hoa... 100% gia đình hội viên có hố rác, nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh, bể chứa nước; 29 hộ được gắn biển “Nhà sạch, vườn đẹp”... Mỗi chi hội có cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tế địa phương, góp phần không nhỏ duy trì các tiêu chí nông thôn mới. Tiêu biểu như Chi hội Phụ nữ thôn Sài 2 xây dựng các mô hình “5 không, 3 sạch” gắn với “Nhà sạch, vườn đẹp” và thực hiện dân vận khéo, thu hút hơn 95% hội viên tham gia. Hằng tháng, chi hội duy trì việc ra quân bảo dưỡng đường giao thông nông thôn, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, nhờ đó, Sài 2 đã được công nhận thôn kiểu mẫu.

Lương Sơn chỉ là một trong những điển hình về thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” của phụ nữ Bảo Yên. Căn cứ vào đặc điểm tình hình tổ chức hội, Hội Phụ nữ huyện đã sáng tạo lồng gắn thực hiện xây dựng nông thôn mới với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và nhân rộng mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp”. Để tạo chuyển biến trong nhận thức của hội viên, các cấp hội trên địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, tổ chức các hội thi tuyên truyền viên giỏi, sinh hoạt chuyên đề thông qua hình thức sân khấu hóa liên quan đến các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong đó, tập trung xây dựng mô hình gia đình “5 không, 3 sạch” và “Nhà sạch, vườn đẹp”; tổ chức gần 50 lớp tập huấn, 51 cuộc truyền thông vệ sinh môi trường cho hơn 17.000 lượt hội viên. Đặc biệt, với phương châm “gần dân, sát cơ sở”, Hội Phụ nữ huyện đã phân công cán bộ bám địa bàn các thôn vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để hướng dẫn người dân thực hiện các nội dung trong xây dựng nông thôn mới.

5 năm qua, hội viên phụ nữ toàn huyện đã ủng hộ hơn 300 triệu đồng, hiến 8.000 m2 đất, tham gia gần 6.700 ngày công xây dựng nông thôn mới; làm mới hơn 57.300 nhà vệ sinh, hơn 24.000 hố rác; thành lập mới 30 mô hình “Chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch gắn với xây dựng nông thôn mới” và xây dựng được 41 mô hình câu lạc bộ “Nhà sạch, vườn đẹp”.

Với quan điểm: Xây dựng nông thôn mới là phải giúp dân thoát nghèo, Hội Phụ nữ huyện đã đề xuất với UBND huyện ban hành kế hoạch thực hiện Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, gắn với vận động phụ nữ phát triển kinh tế. Hằng năm, Hội Phụ nữ huyện phối hợp với Hội Phụ nữ tỉnh và các ngành hữu quan tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, định hướng khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh cho hội viên. Đồng thời, phối hợp với các ngân hàng thực hiện tốt nội dung ủy thác, nâng tổng số nguồn vốn của hội quản lý lên 360 tỷ đồng cho hơn 6.000 hộ hội viên vay; vận động hội viên tiết kiệm được hơn 1,8 tỷ đồng cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay phát triển kinh tế. Nhờ đó, gần 3.600 hộ hội viên đã chủ động, tự tin thực hiện nhiều mô hình kinh tế như trồng quế, trồng dâu nuôi tằm, trồng hồng không hạt, nuôi gia súc, gia cầm...

Gắn xây dựng nông thôn mới với những phong trào mang đặc thù của hội là cách làm sáng tạo giúp thể hiện rõ nét vai trò, vị thế của phụ nữ Bảo Yên trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã huy động sự tham gia tích cực của người dân, qua đó từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp các địa phương giữ vững tiêu chí môi trường.

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Nằm trong số 74 huyện nghèo của cả nước, Trạm Tấu từ lâu đã quen với những định danh như "vùng cao đặc biệt khó khăn". Thế nhưng, một cuộc cách mạng thầm lặng đang diễn ra trên những sườn núi, không phải bằng những dự án hoành tráng, mà bắt nguồn từ chính mảnh đất, từ việc đánh thức giá trị của những cây trồng bản địa.

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Trên những mảnh nương, đồi trồng ngô, lúa bạc màu một thời, anh Lý Phụ Chìu ở thôn Tả Chải, xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) đã tìm ra hướng đi mới, phủ xanh đất cằn bằng mô hình trồng cây cảnh đem lại hiệu quả cao. Không chỉ là người tiên phong, anh còn truyền cảm hứng thay đổi tư duy phát triển kinh tế ở thôn.

Góp sức dân mở đường về đích nông thôn mới

Góp sức dân mở đường về đích nông thôn mới

Không chờ đợi nguồn lực từ cấp trên, nhiều hộ dân ở huyện Bảo Yên đã chủ động hiến đất, góp tiền, góp công làm đường giao thông nông thôn. Những tuyến đường bê tông sạch đẹp không chỉ làm thay đổi diện mạo nông thôn, mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững.

Sắc màu no ấm ở thung lũng bản Sinh

Sắc màu no ấm ở thung lũng bản Sinh

Bản Sinh như một thung lũng thu nhỏ nằm cách trung tâm xã Lùng Vai, huyện Mường Khương khoảng 3 km. Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chăm chỉ lao động, đồng bào các dân tộc ở bản Sinh có được cuộc sống no ấm, hạnh phúc.

190 học viên tham gia tập huấn nâng cao nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới

190 học viên tham gia tập huấn nâng cao nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới

Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Văn phòng Điều phối các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ nông thôn mới năm 2025.

fb yt zl tw