Phim Việt chuyển thể từ truyện Nguyễn Ngọc Tư được chào đón tại LHP quốc tế Tokyo

"Tro tàn rực rỡ", tác phẩm duy nhất của Việt Nam tại LHP quốc tế Tokyo 2022, nhận phản hồi tích cực sau buổi chiếu mở màn sự kiện điện ảnh hàng đầu châu Á.

Tối 24/10 (theo giờ Tokyo), đoàn phim "Tro tàn rực rỡ" cùng rạng ngời khi bước đi trên thảm đỏ khai mạc LHP quốc tế Tokyo lần thứ 35. Đây là một trong những tác phẩm có ekip góp mặt đông đảo nhất tại sự kiện điện ảnh năm nay. Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc cùng dàn diễn viên Bảo Ngọc Doling, Lê Công Hoàng, Phương Anh Đào, Quang Tuấn được chào đón trên thảm đỏ khai mạc.            

"Tro tàn rực rỡ" là bộ phim đầu tiên trong lịch sử điện ảnh Việt được chọn vào đề cử hạng mục chính thức (Main Section) tại LHP quốc tế Tokyo. Đại diện Việt Nam sẽ tranh giải với 14 tác phẩm khác đến từ các quốc gia Nhật Bản, Chile, Kazakhstan, Macedonia, Iran, Lebanon…

Đoàn phim "Tro tàn rực rỡ".
Đoàn phim "Tro tàn rực rỡ".

Bộ phim đánh dấu sự trở lại của đạo diễn tên tuổi với nghệ thuật thứ 7 sau 10 năm, kể từ phim kinh dị "Lời nguyền huyết ngải". Tác phẩm cũng làm giàu danh sách phim gắn liền tên tuổi nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc, tiếp nối các phim "Quả tim máu", "Cha, con và...", "Người bất tử"… 

"Tro tàn rực rỡ" cũng đánh dấu mối duyên tái hợp của Phương Anh Đào và Quang Tuấn trên màn ảnh. Từ cặp sát nhân - nhân chứng chơi trò mèo vờn chuột truy sát trong "Bằng chứng vô hình", họ hóa thân vợ chồng ở bộ phim mới này. 

Nhờ "Tro tàn rực rỡ", Phương Anh Đào có cơ hội trở lại xứ sở phù tang sau khi phim điện ảnh đầu tay "Nhắm mắt thấy mùa hè" ghi hình và tham gia nhiều lần trình chiếu ở đây. Với Quang Tuấn, đây là lần đầu anh dự sự kiện mà vắng bóng sự đồng hành và chăm sóc của bà xã Linh Phi. Lần đầu bước trên thảm đỏ LHP quốc tế Tokyo, hai diễn viên đều không tránh được cảm giác bồi hồi. 

"Tro tàn rực rỡ" được sắp xếp công chiếu trong khuôn khổ LHP ngay sau đêm khai mạc. Đây cũng là buổi ra mắt toàn cầu đầu tiên của tác phẩm. Nói về điều này, nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc kỳ vọng buổi chiếu mở màn mang lại điềm lành cho bộ phim. 

Khép lại buổi chiếu, "Tro tàn rực rỡ" nhận được tràng vỗ tay kéo dài của giới chuyên môn, giới truyền thông quốc tế và khán giả tại Tokyo. Nhiều người dành cho phim lời khen, đặt câu hỏi trong buổi giao lưu với êkíp. Khi được hỏi về lý do thực hiện bộ phim, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên chia sẻ: “Tôi rất thích truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư- một nữ nhà văn của đất Cà Mau, mảnh đất cực Nam của Việt Nam. Trong truyện của Tư có những người phụ nữ với những tình yêu rất đặc biệt, thứ tinh yêu không gì làm dừng lại được. Tôi nghĩ tình yêu là chủ đề không bao giờ cũ, nhất là tình yêu của những người phụ nữ”.

Cảnh trong phim.
Cảnh trong phim.

Nối tiếp "Cánh đồng bất tận" (năm 2010) và phim ngắn "Biến mất ở thư viên", thế giới văn học của Nguyễn Ngọc Tư một lần nữa từ sách bước lên màn ảnh, qua "Tro tàn rực rỡ". Phim dựa theo hai truyện ngắn "Củi mục trôi về" và "Tro tàn rực rỡ". 

Câu chuyện phim diễn ra ở miền Tây sông nước, khắc họa tình yêu và nỗi đau của ba người đàn bà với người đàn ông của họ. Đúng như tựa đề phim, ngọn lửa và tro tàn xuất hiện xuyên suốt như một ẩn dụ cho cái tình và khát khao được “nhìn thấy” của những người đàn bà trong phim. 

Ra đời năm 1985, LHP quốc tế Tokyo được đánh giá là một trong các LHP uy tín và có tính cạnh tranh nhất tại châu Á, bên cạnh LHP quốc tế Busan và LHP quốc tế Thượng Hải. Từ 1985 đến 1991, sự kiện diễn ra hai năm một lần. Về sau, LHP được tổ chức thường niên.

Sau khi tranh giải tại LHP quốc tế Tokyo, "Tro tàn rực rỡ" sẽ sớm đến với khán giả trong nước.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

fb yt zl tw