Phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn

UBND tỉnh vừa Phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn, giai đoạn 2022 - 2030

0:00 / 0:00
0:00

Phạm vi thực hiện đề án trên diện tích 24.718,23 ha do Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn quản lý và toàn bộ diện tích vùng đệm của Khu Bảo tồn trên địa bàn 10 xã: Nậm Xé, Nậm Xây, Minh Lương, Dương Quỳ, Thẳm Dương, Nậm Chày, Nậm Tha, Khánh Yên Hạ, Khánh Yên Trung, Liêm Phú (huyện Văn Bàn).

baolaocai-c_a6.jpg
baolaocai-c_rung-nguyen-sinh-1.jpg
Rừng nguyên sinh tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn.

Đề án với mục tiêu xây dựng Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, chuyên nghiệp, có thương hiệu. Bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và tạo ra các loại hình, sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đa dạng, mang đặc trưng riêng của khu bảo tồn.

Trong giai đoạn 2022 - 2030, đề án phấn đấu đạt các chỉ tiêu phát triển: Thu hút được ít nhất 3 nhà đầu tư thực hiện liên doanh, liên kết hoặc thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái. Thu hút được ít nhất 10.000 lượt khách/năm (khách quốc tế tối thiểu chiếm 25%, khách nội địa 75%); tỷ lệ du khách lưu trú qua đêm chiếm hơn 30%; tổng thu từ hoạt động du lịch sinh thái hàng năm ước đạt 10 tỷ đồng, trong đó nguồn thu từ cho thuê môi trường rừng hàng năm đạt ít nhất 200 triệu đồng; tạo việc làm cho hơn 300 lao động (trực tiếp và gián tiếp).

baolaocai-c_nui-non-hung-vi.jpg
baolaocai-c_rung-nguyen-sinh-tai-khu-bao-ton-2.jpg
Núi non hùng vĩ và những thác nước trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn sẽ là những điểm tham quan thú vị đối với du khách.

Phấn đấu đưa du lịch sinh thái trở thành một trong những nguồn thu chính, khẳng định vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển ở địa phương. Đến năm 2030 định vị thương hiệu du lịch sinh thái Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế; hình thành sản phẩm đặc trưng, loại hình du lịch đặc thù có sức hấp dẫn và tính cạnh tranh cao của Khu Bảo tồn. Gia tăng sự hài lòng của du khách, thu hút khách trở lại nhiều lần với những trải nghiệm khác biệt.

Đề án xác định rõ địa điểm, quy mô xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái; các điểm tham quan du lịch sinh thái; chương trình (tuyến) du lịch sinh thái; các điểm du lịch kết nối trong và ngoài huyện

Đề án án có tổng mức đầu tư 272,92 tỷ đồng (bao gồm các nguồn vốn ngân sách, dịch vụ môi trường rừng, xã hội hóa, mời gọi đầu tư, vốn khác).

Đề án cũng đưa ra các giải pháp về: Bảo vệ môi trường du lịch, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; cơ chế, chính sách và quản lý; nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực du lịch; phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; đầu tư du lịch; liên kết phát triển du lịch; xúc tiến quảng bá và phát triển thị trường du lịch…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

“Không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để xuôi ngược theo một dòng sông. Nhưng nếu được, hãy đi một lần. Vì đó không chỉ là hành trình về địa lý, với nhà báo đây còn là cơ hội để mình được dấn thân và thể hiện đam mê với nghề” - đó là những dòng tôi viết trong cuốn sổ nhỏ mang theo khi bắt đầu hành trình ngược xuôi theo dòng sông Mẹ.

Presstrip - cơ hội “vàng” quảng bá du lịch Lào Cai

Presstrip - cơ hội “vàng” quảng bá du lịch Lào Cai

Không đơn thuần là một chuyến đi trải nghiệm, chương trình khảo sát thực tế dành cho báo chí (presstrip) trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025 đã trở thành nhịp cầu kết nối giữa truyền thông và ngành du lịch. Presstrip là cơ hội “vàng” để các sản phẩm du lịch đặc trưng của Lào Cai được truyền thông sâu rộng hơn trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế.

Truyền thông quốc tế gọi tên Đà Nẵng: "Điểm đến mới của giới thượng lưu Trung Đông"

Truyền thông quốc tế gọi tên Đà Nẵng: "Điểm đến mới của giới thượng lưu Trung Đông"

Việc Emirates chính thức khai thác đường bay thẳng Dubai - Đà Nẵng từ tháng 6/2025 mở ra “cuộc cách mạng du lịch” thực thụ cho thành phố sông Hàn. Đà Nẵng sẵn sàng vươn mình trở thành điểm đến hàng đầu dành cho du khách cao cấp, đặc biệt là từ thị trường Trung Đông giàu tiềm năng.

fb yt zl tw