Phát triển du lịch nông thôn: Phải 'trao quyền' cho người nông dân

Muốn phát triển bền vững du lịch nông thôn, cơ quan chức năng cần trao quyền cho người nông dân, để họ làm chủ các sản phẩm của mình, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách.

Trải nghiệm cảnh quan nông thôn, đời sống văn hóa bản địa là lựa chọn của đông đảo du khách ngày nay.
Trải nghiệm cảnh quan nông thôn, đời sống văn hóa bản địa là lựa chọn của đông đảo du khách ngày nay.

Các sản phẩm du lịch nông thôn phản ánh nét bình dị, lam lũ của người nông dân thường được du khách yêu thích và muốn trải nghiệm. “Đây chính là chiều sâu văn hóa.” Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch Nguyễn Văn Hùng chia sẻ nhận định như vậy tại Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất của Tổ chức du lịch Liên Hợp quốc (UN Tourism) vừa diễn ra tại Quảng Nam.

Theo Bộ trưởng, Việt Nam với 70% dân số ở khu vực nông thôn, được xác định là vùng đất tiềm năng để phát triển du lịch. Bởi du khách muốn được trải nghiệm, khám phá những nét đẹp của đời sống, con người bản địa thân thiện và mến khách. Nhưng để du lịch nông thôn có thể “cất cánh,” Việt Nam còn nhiều việc phải làm.

Học kinh nghiệm từ “hàng xóm”

Việt Nam hiện có nhiều địa phương khai thác tốt thế mạnh điểm đến nông thôn đa dạng, hấp dẫn, trong đó có nhiều làng du lịch đã được công nhận theo tiêu chí ASEAN. Đặc biệt, làng Tân Hóa (Quảng Bình), Thái Hải (Thái Nguyên), Trà Quế (Quảng Nam) được UN Tourism vinh danh là Làng Du lịch tốt nhất.

Mặc dù Việt Nam đã xây dựng thành công sản phẩm du lịch nông thôn ở một số nơi, với các sản phẩm du lịch cộng đồng, sinh thái, làng nghề truyền thống và ẩm thực, song muốn tiếp tục phát triển bền vững, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng phải bắt đầu từ văn hóa bản địa, gìn giữ bản sắc từng làng, từ đó xây dựng sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, cần ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để kết nối các làng và thông qua công cụ này để quảng bá hình ảnh đất nước, điểm đến. “Chỉ có con đường bằng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực bài bản, chuyên nghiệp hơn chứ không phải làm tự phát như vừa qua,” Bộ trưởng ông Hùng nhấn mạnh.

Du lịch nông thôn ở một số nơi, với các sản phẩm du lịch cộng đồng, sinh thái được nhiều du khách ưa thích.
Du lịch nông thôn ở một số nơi, với các sản phẩm du lịch cộng đồng, sinh thái được nhiều du khách ưa thích.

Ông I Wayan Budiarta, trưởng làng Penglipuran (Làng Du lịch tốt nhất thế giới của Indonesia năm 2023) cho rằng để có thu nhập từ du lịch nông thôn là một câu hỏi khó, cần sự hợp tác của cộng đồng. Mỗi đứa trẻ đi học ở Penglipuran đều được giáo dục về truyền thống văn hóa; công dân đủ 18 tuổi được tham gia vào các tổ chức riêng của làng. Khi lập gia đình, mỗi người dân Penglipuran được định hướng công việc phù hợp với khả năng, giỏi đan lát sẽ đan lát, thêu giỏi thì thêu thùa.

Được biết, chính phủ Indonesia hỗ trợ quảng bá du lịch nông thôn bằng cách xây dựng cơ sở dữ liệu mỗi làng với sự tham gia của nhiều cơ quan. Đến nay, đã có khoảng 6.000 trong số 18.000 làng đăng ký cung cấp dữ liệu cho du khách.

“Giới trẻ thích tìm về các làng quê du lịch,” đại diện Bộ Du lịch Indonesia Ali Nurman nói về du lịch nông thôn nước này. Penglipuran ở Bali giờ đây đã rũ bỏ hình ảnh một ngôi làng hẻo lánh để thu hút vài nghìn du khách mỗi ngày.

Sớm hoàn thiện cơ chế để du lịch nông thôn "cất cánh"

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hội An, ông Nguyễn Văn Lanh cho rằng muốn phát triển bền vững du lịch nông thôn cần thực sự trao quyền cho người nông dân, để họ làm chủ các sản phẩm.

Theo ông Lanh, “trao quyền” ở đây bao hàm ba vấn đề.

Một là, phát triển du lịch nông thôn phải gắn với hoạt động sản xuất, canh tác của bà con nông dân. Qua đó, du khách được trải nghiệm chính đời sống sinh hoạt và sản xuất của người nông dân, đặc biệt là cơ hội tiêu thụ nông sản địa phương.

Du khách có cơ hội tiêu thụ nông sản địa phương.
Du khách có cơ hội tiêu thụ nông sản địa phương.

Hai là, giá trị gia tăng của du lịch canh nông chỉ có được khi hoạt động du lịch trải nghiệm gắn với không gian cộng đồng bản địa, gắn với tập tục, nghi lễ văn hóa của cộng đồng ấy. Cũng nhờ yếu tố này mà điểm đến di sản tại Hội An và nhiều tỉnh miền Trung thu hút, hấp dẫn du khách.

Cuối cùng, phát triển du lịch nông thôn phải đồng hành với cơ hội cải thiện đời sống, thu nhập cho người dân. Điều này có được từ cơ chế, chính sách của nhà quản lý, chính quyền và các ban ngành chuyên môn để hỗ trợ tốt nhất cho người nông dân cải thiện chất lượng cuộc sống.

Lãnh đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá hiện nay, nhu cầu của du khách ngày càng tăng với đòi hỏi sản phẩm ngày càng phải tinh hơn, giữ được giá trị văn hóa cốt lõi. “Bài toán ở đây là phải giữ được văn hóa. Chỉ khi yêu làng mới yêu nước, yêu Tổ quốc. Chỉ khi làng giàu lên thì đất nước mới giàu lên,” Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói.

Cũng theo ông Hùng, thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tham mưu Chính phủ sớm hoàn thiện các cơ chế, chính sách. Từ đó, huy động được nhiều nguồn lực nhất, đầu tư phát triển du lịch nói chung, trong đó có du lịch nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước đóng vai trò đầu tư công, dẫn dắt, còn vấn về quan trọng là đầu tư từ các doanh nghiệp.

Du khách hòa mình với hoàng hôn rực rỡ sau một ngày trải nghiệm đời sống cùng các ngư dân.
Du khách hòa mình với hoàng hôn rực rỡ sau một ngày trải nghiệm đời sống cùng các ngư dân.

Trên cơ sở phát triển du lịch nông nghiệp, lãnh đạo ngành khẳng định sẽ tập trung làm mới hơn, đặc sắc hơn nữa, tiêu biểu hơn nữa các sản phẩm du lịch. Đồng thời, chuyển đổi số một cách mạnh mẽ để kết nối các làng và thông qua công cụ này quảng bá hình ảnh đất nước, điểm đến du lịch Việt Nam; tập trung đảm bảo nguồn nhân lực có trình độ, bài bản và chuyên nghiệp hơn.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh rằng du lịch nông nghiệp, nông thôn phải trở thành một xu hướng tất yếu, xu hướng phát triển mang lại giá trị cốt lõi cho cộng đồng, cho người dân mà mỗi quốc gia đều cần đạt được.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng sức nóng cho du lịch mùa đông

Tăng sức nóng cho du lịch mùa đông

Mùa đông vốn được coi là thời gian thấp điểm của ngành du lịch. Tuy nhiên, những năm gần đây, xu hướng du lịch đã có nhiều thay đổi, “mùa nào cũng là mùa du lịch”. Nắm được xu hướng này, ngành du lịch đã đẩy mạnh các hoạt động kích cầu nhằm tăng sức hút cho du lịch mùa đông.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 tại Hà Nội: Cầu nối gắn kết các nền văn hóa

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 tại Hà Nội: Cầu nối gắn kết các nền văn hóa

Với chủ đề “Gastronomy of unity - Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực quốc tế (International Food Festival) 2024 diễn ra từ ngày 7/12 đến 8/12 tại Khu Ngoại giao Đoàn (298 Kim Mã, Hà Nội) sẽ mang đến “bản giao hưởng” ẩm thực đa sắc, góp phần giới thiệu, quảng bá những nét tinh hoa của ẩm thực Việt Nam và thế giới, đồng thời thắt chặt hơn mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia.

Khai thác sản phẩm du lịch từ thiện: Cho đi là nhận lại

Khai thác sản phẩm du lịch từ thiện: Cho đi là nhận lại

Những năm qua, mô hình du lịch thiện nguyện trở thành sản phẩm được các đơn vị khai thác, nhất là đến với những tỉnh miền núi khó khăn. Nhiều địa phương xác định du lịch thiện nguyện là sản phẩm chuyên biệt mang lại lợi ích cho người dân, gia tăng trải nghiệm và cảm xúc cho du khách.

Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đột phá

Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đột phá

Trên cơ sở phát huy lợi thế về tiềm năng, tài nguyên du lịch, Lào Cai từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh theo tinh thần Chương trình hành động số 148 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị, khẳng định vị thế trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Kết nối con đường di sản

Kết nối con đường di sản

Kết nối con đường di sản là sản phẩm du lịch mới do Sở Du lịch Lào Cai chủ trì, phối hợp triển khai xây dựng với tỉnh Lai Châu và Hà Giang.

[Infographic] Các sự kiện chào đón năm mới 2025 tại Sa Pa

[Infographic] Các sự kiện chào đón năm mới 2025 tại Sa Pa

Thực hiện chương trình kích cầu du lịch sau ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 (Yagi) và chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, UBND thị xã Sa Pa sẽ tổ chức nhiều hoạt động du lịch văn hóa, thể thao đặc sắc phục vụ du khách. Dưới dây là một số hoạt động tiêu biểu.

Khai mạc Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa Đông 2024

Khai mạc Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa Đông 2024

Tối 30/11, UBND huyện Bắc Hà tổ chức khai mạc Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa Đông 2024 với chủ đề “Nghiêng say mùa Đông”. Đây là 1 trong 4 sự kiện du lịch nằm trong khuôn khổ Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà, góp phần kích cầu du lịch, hướng tới phát triển Bắc Hà trở thành Khu du lịch cấp tỉnh đặc sắc, phấn đấu trở thành khu du lịch quốc gia.

Sáng tạo để đưa di tích Nhà tù Hỏa Lò thành điểm đến hấp dẫn

Sáng tạo để đưa di tích Nhà tù Hỏa Lò thành điểm đến hấp dẫn

Không có kiến trúc đẹp, tiêu biểu cho văn hóa truyền thống Việt và từng không được nhiều người biết đến, nhưng hiện nay, di tích Nhà tù Hỏa Lò (phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn nhất của Thủ đô. Di tích còn thu hút đông đảo giới trẻ. Điều đó có được là nhờ sự đổi mới liên tục trong xây dựng sản phẩm, cách thức trưng bày, quảng bá của Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò.

Liên đoàn du lịch Ấn Độ muốn quảng bá hình ảnh Ninh Bình

Liên đoàn du lịch Ấn Độ muốn quảng bá hình ảnh Ninh Bình

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 25/11 (giờ địa phương), Liên đoàn Đại lý Du lịch Ấn Độ (TAFI) đã chính thức chọn tỉnh Ninh Bình của Việt Nam làm địa điểm tổ chức Hội nghị thường niên của TAFI từ ngày 17 - 20/1/2025 với chủ đề “Du lịch cho ngày mai: Bảo vệ hành tinh”.

Chinh phục đường đá cổ trong khu rừng cổ tích

Chinh phục đường đá cổ trong khu rừng cổ tích

Khoảng cách từ thôn Sàng Ma Pho, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu) đến xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) khoảng 200 km nếu đi theo đường quốc lộ hoặc tỉnh lộ. Thế nhưng, khoảng cách đó được rút ngắn chỉ khoảng 20 km nếu bạn chinh phục theo dấu đường đá cổ Pavie. Hiện cung đường này còn là cầu nối du lịch giữa Lai Châu và Lào Cai. Hãy cùng phóng viên Báo Lào Cai tìm hiểu về con đường đặc biệt này!

fb yt zl tw