Phát triển du lịch cộng đồng cần có sự định hướng

Nhiều địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vốn có thế mạnh về phát triển du lịch cộng đồng từ danh lam thắng cảnh cùng với bản sắc văn hóa của cộng đồng, tuy nhiên, việc phát triển du lịch cộng đồng ồ ạt đã khiến du lịch cộng đồng thiếu tính bền vững, làm giảm sự hấp dẫn đối với du khách.

20232209-duy11-8260.jpg

Tiềm năng và thách thức phát triển

Du lịch tại Việt Nam nói chung và vùng đồng bào DTTS nói riêng vốn có nhiều tài nguyên để khai thác với nhiều danh lam thắng cảnh, sự đa dang về bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc. Định hướng phát triển du lịch cộng đồng đã được các ngành, các cấp xây dựng và triển khai ở nhiều địa phương, tạo tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi đời sống cho người dân.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu từng khuyến nghị, các sản phẩm du lịch cộng đồng đặc thù mà các địa phương cần phát triển là trải nghiệm văn hóa cộng đồng, nghỉ dưỡng sinh thái trải nghiệm du lịch gắn với nông nghiệp, sản vật địa phương, tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa, địa lý; du lịch leo núi mạo hiểm; du lịch khám phá..., sản phẩm du lịch phải đáp ứng nhu cầu của du khách, đa dạng, phong phú, sáng tạo. Qua đó, tạo ra sự trải nghiệm đa dạng cho du khách, tạo điều độc đáo, khác lạ, giáo dục cho du khách thông qua du lịch.

Xu hướng du lịch của du khách cũng đã có phần thay đổi khi du lịch cộng đồng, đặc biệt là ở các khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS thời gian qua khá thu hút du khách. Nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Lào Cai, Hà Giang, các điểm du lịch cộng đồng ở Tây Nguyên, miền Tây... đã hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Du lịch cộng đồng thời gian qua đã thúc đẩy nhiều ngành kinh tế liên kết lại với nhau từ việc kinh doanh các loại dịch vụ nhà nghỉ homestay, buôn bán các mặt hàng truyền thống địa phương, thúc đẩy hàng hóa và dịch vụ, tạo nguồn vốn tái đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch.

Tuy nhiên, sự phát triển ồ ạt của du lịch cộng đồng cũng là “con dao hai lưỡi” với ngành dịch vụ này ở nhiều địa phương. Trong đó, điểm mấu chốt là việc phát triển du lịch cộng đồng một cách tự phát mà không có sự tham vấn của các chuyên gia, sự chỉ đạo của các ngành, các cấp dẫn tới việc nhiều tour, tuyến điểm du lịch mang tính tự phát, nhỏ lẻ mà chưa hình thành sự liên kết trong vùng hay liên vùng. Du lịch cộng đồng tự phát và ồ ạt đã khiến cho chất lượng các sản phẩm du lịch chưa cao, chưa chuyên nghiệp.

Đặc biệt, du lịch cộng đồng không có sự độc đáo sáng tạo mà nhiều địa phương lại thực hiện “na ná như nhau”. Điển hình như tại Tây Nguyên, du lịch cộng đồng nhưng cũng chỉ quẩn quanh ở việc thưởng thức ẩm thực cơm lam, gà nướng, rượu cần, nghe trình diễn cồng chiêng, tham quan nhà sàn, nhà mồ hay tạc tượng gỗ... Tại một số điểm du lịch cộng đồng ở phía Bắc cũng xoay quanh các sản phẩm về chợ tình, thưởng thức ẩm thực vùng cao, chụp ảnh check-in tại các thung lũng hoa... Những sản phẩm du lịch giống nhau như vậy mặc dù đã đáp ứng được nhu cầu của du khách, tuy nhiên, chất lượng sản phẩm du lịch không ổn định và thiếu tính bền vững.

Thêm nữa, du lịch cộng đồng tự phát và ồ ạt đã khiến cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là các bản làng vùng DTTS. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch tại vùng DTTS như thế này số lượng, chất lượng thấp, ít người được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ. Cùng với đó là các vấn đề về hủ tục, rác thải, an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn luôn khiến các du khách ái ngại. Đơn cử như việc nhiều du khách khi tham gia du lịch cộng đồng đã bị ngộ độc thực phẩm do không quen sử dụng các thực phẩm địa phương, cũng như việc bảo quản, lưu trữ thực phẩm chưa đảm bảo đúng cách đã khiến sản phẩm du lịch ẩm thực tại cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề.

Cần có sự định hướng, chấn chỉnh

Nhờ vào những ưu đãi từ thiên nhiên, cảnh quan, văn hóa dân tộc mà người dân ở nhiều bản làng vùng DTTS đang từng ngày có cuộc sống tốt hơn nhờ vào làm du lịch. Nắm bắt được cơ hội này, người trẻ, người già đang từng ngày xây dựng những điểm du lịch chuyên nghiệp, khai thác được tối đa văn hóa bản địa phục vụ cho du khách. Thế nhưng, việc phát triển du lịch tự phát ồ ạt cũng đang đặt ra nhiều vấn đề mà chính những người làm du lịch cũng đang gặp khó, cần có sự tháo gỡ và chấn chỉnh của chính quyền, để người dân cùng với những đầu tư của mình có thể được phát triển một cách bền vững.

Nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS vốn có thế mạnh về phát triển du lịch cộng đồng.

Nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS vốn có thế mạnh về phát triển du lịch cộng đồng.

Để tránh du lịch cộng đồng tự phát và ồ ạt diễn ra, khiến đặc trưng của loại hình du lịch này trở nên bão hòa, kém thu hút du khách, thời gian qua, các địa phương cũng đã hoạch định xu thế phát triển cho du lịch cộng đồng. Điển hình như tại Kon Tum, có 4 làng du lịch cộng đồng được công nhận và đầu tư để thu hút du khách. Những làng du lịch cộng đồng này đã giữ lại được những nét nguyên sơ nhất của không gian sinh sống, giữ lại được những nét văn hóa, lối sống, phong tục... bản địa của đồng bào DTTS và trở thành điểm thu hút khám phá của du khách trong và ngoài nước.

Tại nhiều địa phương khác như Tây Giang (Quảng Nam), A Lưới (Thừa Thiên Huế), Minh Hóa (Quảng Bình) hay một số tỉnh Hà Giang, Yên Bái cũng xây dựng được các vùng du lịch cộng đồng đặc trưng, khai thác thế mạnh về địa hình, về sự đa dạng văn hóa mang tính bền vững nhằm giữ chân du khách hằng năm. Tuy nhiên, một số địa phương khác lại vấp phải khó khăn khi định hướng, phát triển du lịch cộng đồng. Trong đó, các vấn đề cơ bản như thiếu các chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay, vấn đề vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong đó, điểm quan trọng nhất là đáp ứng được thị hiếu du khách, phải làm cho du khách có cảm giác như “ở nhà” được cùng trò chuyện, có chỗ nghỉ ngơi thoải mái, giúp cho du khách cảm nhận được đầy đủ các giá trị văn hóa tại địa phương.

Các địa điểm phát triển du lịch cộng đồng cần chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, gắn kết trong cộng đồng. Cần hướng dẫn, tập huấn cho người dân các kỹ năng nghiệp vụ, các kiến thức về bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn cho du khách, nâng cao nhận thức trong cộng đồng về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ tài nguyên môi trường để phát triển du lịch. Đặc biệt, cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, tăng cường sáng tạo các sản phẩm du lịch để thu hút du khách, giúp người dân làm du lịch để tăng thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo. Không phát triển du lịch cộng đồng ồ ạt, theo phong trào, cần có sự chuẩn bị bài bản, nhất là việc tìm hiểu thị trường, quảng bá và các điều kiện phục vụ du khách.

Báo Biên phòng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Thay vì chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm “cho vui”, khách du lịch trải nghiệm có chiều sâu, học hỏi những kỹ năng, kiến thức cùng cư dân bản địa, cùng sáng tạo các sản phẩm với cư dân, nghệ sĩ, nghệ nhân địa phương. Du lịch sáng tạo tạo ra sức hút, động lực phát triển mới cho ngành du lịch và khẳng định bản sắc văn hóa của các địa phương. Đây vừa là xu hướng mới, vừa là giải pháp mà các địa phương cần triển khai, nhân rộng.

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Vườn Quốc gia Hoàng Liên nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ, ở độ cao 1.000 - 3.000m so với mực nước biển, thuộc địa phận thị xã Sa Pa (Lào Cai) và một phần của huyện Tân Uyên (Lai Châu). Đây là điểm đến nhất định phải có trong cẩm nang du lịch của du khách khi đến với Sa Pa.

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch...

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

53% du khách Việt Nam có kế hoạch du lịch cùng gia đình, đó là thông tin theo dữ liệu từ Dự đoán xu hướng du lịch 2025 của Booking.com. Điều này cho thấy du khách Việt Nam có xu hướng dành thời gian ý nghĩa bên người thân.

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

Xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) có 9 thôn với hơn 1.400 hộ dân sinh sống. Nơi đây tập trung chủ yếu các thành phần dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, trong đó 95% là người Mông. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng bản sắc văn hóa được gìn giữ, Mường Hoa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư xây dựng đô thị Bảo Hà (Bảo Yên) với hạ tầng cơ sở đáp ứng phát triển du lịch. Đặc biệt, mới đây tỉnh đã điều chỉnh chương trình phát triển đô thị này đến năm 2030 để mở rộng và kết nối du lịch tâm linh liên vùng.

Sa Pa lãng mạn trong sắc hoa tầm xuân.

[Ảnh] Sa Pa dịu dàng sắc hoa tầm xuân

Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ, trong lành, là thiên đường của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, có lẽ loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ở nơi đây chính là tầm xuân (hồng leo). Mùa này, bất cứ nơi đâu hay bất cứ con đường nào ở Sa Pa cũng rực rỡ sắc hoa tầm xuân. Hoa tầm xuân góp phần làm đẹp cảnh quan Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút du khách.

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Sáng 5/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với Công ty TNHH Bảo tồn rừng và Du lịch sinh thái Evergreen và Công ty TNHH MTV Du lịch sinh thái bảo tồn rừng.

fb yt zl tw