Phát hiện thêm hàng nghìn tài liệu của nhà văn Hemingway

Mới đây, hơn 2000 tài liệu của nhà văn Ernest Hemingway đã được đưa về Mỹ để các học giả và những người yêu thích văn chương của ông có được một cái nhìn đầy đủ hơn về nhà văn từng giành giải Nobel này.

Những tài liệu được tìm thấy đều nằm trong ngôi nhà ở Cuba của ông - điền trang Finca Vigia, gần thủ đô Havana. Chính tại quốc đảo xinh đẹp này, ông đã viết một số đầu sách nổi tiếng trong sự nghiệp nhà văn của mình.

Hiện tại, một quỹ tư nhân của Mỹ đang cùng hợp tác với phía Cuba để lưu trữ tốt nhất những trang viết, cuốn sách và các vật dụng cá nhân của nhà văn. Kể từ khi ông qua đời vào năm 1961, mọi thứ trong căn nhà vẫn được giữ gìn nguyên vẹn.

Bắt đầu từ thứ 2 tuần này, phía Mỹ đa đưa 2000 bản tài liệu số hoá gồm những trang viết và các tài liệu cá nhân của Hemingway về thư viện John F. Kennedy ở thành phố Boston, bang Massachusetts.

Đây là lần đầu tiên những học giả và người dân Mỹ có thể tiếp xúc với những món đồ cá nhân của nhà văn trong khoảng thời gian ông sống trong một điền trang nhỏ ở Cuba. Những món đồ cá nhân này bao gồm hộ chiếu ghi lại những chuyến hành trình của Hemingway, những lá thư qua lại giữa ông và các bạn bè bình luận về các tác phẩm của ông.

Điền trang Finca Vigia của nhà văn Hemingway ở Cuba
Điền trang Finca Vigia của nhà văn Hemingway ở Cuba

Trước đây, 3000 tài liệu văn chương của Hemingway cũng đã từng được số hoá hồi năm 2008, trong đó có những bản thảo viết tay chưa hoàn chỉnh của ông, như một kết thúc mới cho truyện “Chuông nguyện hồn ai” hay những sửa đổi đối với tác phẩm “Ông già và biển cả”.

Trong những tài liệu cá nhân mới được tìm thấy có khá nhiều thư từ. Chẳng hạn như bức thư của nhà phê bình văn học Malcolm Cowley viết về tác phẩm giành giải Nobel của Hemingway: “Ông già và biển cả là một tác phẩm kỳ diệu. Ông già thật kỳ diệu, biển cả cũng thế và con cá cũng vậy”.

Nhà thơ - nhà văn người Mỹ Archibald MacLeish cũng từng viết một bức điện tín hồi năm 1940 cho Hemingway sau khi cuốn “Chuông nguyện hồn ai” ra mắt: “Dường như ý nghĩa của ngôn từ chẳng có gì đáng kể cho tới khi cuốn sách của ông ra đời. Chính ông đã mang lại ý nghĩa cho ngôn từ. Tôi cảm thấy tự hào vì được sống dưới cùng một bầu trời với ông.”

Hemingway cũng từng viết một lá thư cho nữ diễn viên Ingrid Bergman hồi năm 1941. Trong đó, ông hy vọng Bergman sẽ nhận lời vào vai chính trong phim “Chuông nguyện hồn ai”, đóng cặp với nam diễn viên Gary Cooper. “Tôi không muốn nhìn thấy ai diễn vai này ngoài cô và tôi ngay lập tức gạt đi mọi lời đề xuất rằng tôi hãy chọn một nữ diễn viên nào đó khác cho vai diễn”. Ông đã gửi lá thư đi và giữ lại một bản sao bằng giấy than.

Tạo hình của Ingrid Bergman trong phim “Chuông nguyện hồn ai” (1943)
Tạo hình của Ingrid Bergman trong phim “Chuông nguyện hồn ai” (1943)

Điền trang của Hemingway ở gần Havana không được quan tâm chăm sóc kể từ khi ông qua đời. Vào năm 2004, quỹ Finca Vigia được thành lập bởi những người yêu mến Hemingway, họ phát hiện ra có khá nhiều tài liệu của ông còn được lưu giữ trong tầng hầm ẩm ướt của điền trang Finca Vigia.

Những người chuyên làm công tác bảo tồn bảo tàng và những chuyên viên lưu trữ văn thư đã tới Cuba để kịp thời “cứu” những tài liệu quý giá này.

Trong những tài liệu cá nhân tìm thấy còn có cả những lá thư viết tay của Hemingway gửi cho vợ - bà Mary, những hoá đơn khi đi ăn nhà hàng, những danh sách các thứ cần mua khi đi siêu thị, những bản ghi nhớ về các hiện tượng thời tiết…

Những món đồ lặt vặt này có thể không có nhiều giá trị văn chương nhưng nó giúp những người yêu mến Hemingway có một cái nhìn gần gũi hơn về cuộc sống riêng của nhà văn.

Công tác phục chế tại điền trang Finca Vigia của Hemingway hiện vẫn đang tiếp tục diễn ra. Một toà nhà mới đang được xây dựng trong vườn theo tiêu chuẩn của một thư viện hiện đại với hệ thống điều khiển độ ẩm, nhiệt độ cho phép lưu trữ tài liệu trong điều kiện tốt nhất.

Bà Sandra Spanier, một chuyên gia nghiên cứu về Hemingway cho rằng việc phát hiện ra những tài liệu cá nhân này sẽ giúp những nhà nghiên cứu tiểu sử và các nhà sử học có được một bức chân dung đầy đủ hơn về Hemingway.

“Hemingway là một nhân chứng kiệt xuất của thế kỷ 20 đầy biến động. Những tác phẩm của ông không chỉ phản ánh thời đại mà theo một cách nào đó còn định hình thời đại.”

Trong những tài liệu cá nhân của Hemingway, người ta tìm thấy cả những ghi chép về Thế chiến II khi ông còn ở trong quân đội. Nhật ký hành trình được ông ghi lại mỗi ngày giống như một phóng viên chiến trường.

Hình ảnh Hemingway khi còn ở trong quân đội
Hình ảnh Hemingway khi còn ở trong quân đội

Trước đây, các học giả Mỹ nghiên cứu về Hemingway vẫn luôn muốn được tiếp cận với những tài liệu của ông ở Cuba. Hemingway đã sống ở đây từ năm 1939-1960, lâu hơn sống tại bất cứ nơi nào khác.

Về dự án khôi phục khối lượng tài liệu đồ sộ của Hemingway tại điền trang Finca Vigia, ông James McGovern - nghị sĩ bang Massachusetts đánh giá những dự án hợp tác như thế này có thể giúp xoá đi căng thẳng giữa hai nước Mỹ - Cuba: “Nghệ thuật, văn học và văn hoá luôn khiến con người xích lại gần nhau hơn.”

(Theo Dân Trí)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

fb yt zl tw