Nuôi lợn bản địa an toàn dịch bệnh cho thu nhập cao hơn 20% so với nuôi đại trà

Sáng 15/12, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bắc Hà, UBND xã Lùng Cải tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình chăn nuôi lợn thịt bản địa an toàn dịch bệnh, hiệu quả dựa vào quản lý cộng đồng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
z4976493496978-d6fbf6d0a32dfd8c509bba94e1fa6fa0-2307-5952.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Đánh giá kết quả mô hình cho thấy: Tỷ lệ lợn nuôi sống đến khi xuất bán đạt 100%, lợn có trọng lượng bình quân 87 kg/con, sản lượng đạt 11.745 kg (tăng 24% so với kế hoạch, tăng giá trị thu nhập cho người chăn nuôi 53% so với chăn nuôi đại trà; tăng thu nhập cho các hộ tham gia mô hình trên 20% so với chăn nuôi đại trà.

Mô hình góp phần thay đổi nhận thức của người dân vùng cao từ phương thức chăn nuôi truyền thống kém hiệu quả, sang hình thức chăn nuôi lợn an toàn sinh học, hạn chế rủi ro do dịch bệnh, nâng cao chất lượng thịt lợn, liên kết tiêu thụ sản phẩm…

a-9286-5716.jpg
Các đại biểu tham quan mô hình chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh tại xã Lùng Cải.
anh2-6537-5726.jpg
Đàn lợn mô hình có trọng lượng bình quân 87kg/con (vượt 24% so với kế hoạch).

Mô hình chăn nuôi lợn thịt bản địa an toàn dịch bệnh, hiệu quả dựa vào quản lý cộng đồng do Trung tâm Khuyến nông và dịch vụ nông nghiệp tỉnh triển khai tại xã Lùng Cải (Bắc Hà) từ tháng 4/2022 - 12/2023, với 30 hộ tham gia, quy mô 135 con lợn đen bản địa.

Tham gia mô hình, người dân được hỗ trợ 100% thức ăn hỗn hợp, hoá chất sát trùng, thuốc tẩy ký sinh trùng và chế phẩm sinh học, 100% kinh phí tập huấn kỹ thuật, nghiên cứu học tập, quản lý giám sát, tổng kết đánh giá nhân rộng mô hình. Hộ tham gia mô hình đối ứng 100% con giống, vắc xin, chuồng trại, công lao động và các loại vật tư thiết yếu khác.

anh4-3143-2519.jpg
Hỗ trợ thức ăn chăn nuôi cho các hộ tham gia mô hình.

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, mô hình chăn nuôi lợn thịt bản địa an toàn dịch bệnh, hiệu quả, bền vững dựa vào quản lý cộng đồng được thực hiện theo phương pháp mới là: cải tiến tổ chức sản xuất, đổi mới cách tiếp cận đầu tư, hỗ trợ ở cấp cộng đồng, nông dân đảm nhận vai trò chủ đầu tư, nông dân tự tin, mạnh dạn, chủ động nguồn lực và góp vốn, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị thu nhập cho nông dân.

Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp đã cùng với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bắc Hà, UBND xã Lùng Cải và các hộ dân đánh giá kết quả thực hiện mô hình, nêu rõ thuận lợi, khó khăn và bàn giải pháp để nhân rộng mô hình trong thời gian tới.

Việc hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác nông dân cùng liên kết chăn nuôi lợn an toàn sinh học dựa vào cộng đồng; hỗ trợ các tổ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa, gắn an toàn sinh học dựa vào cộng đồng; hỗ trợ nâng cấp sản phẩm, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm... sẽ là những giải pháp được triển khai để nhân rộng mô hình đạt hiệu quả cao.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số truyền cảm hứng khởi nghiệp

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số truyền cảm hứng khởi nghiệp

Vượt qua định kiến về giới, không cam chịu số phận, chăm chỉ học hỏi và không ngừng vươn lên, không ít nữ thanh niên dân tộc thiểu số của Lào Cai đã khởi nghiệp thành công. Quá trình họ vượt lên chính mình trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho những người trẻ đang loay hoay khởi nghiệp.

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu ít nhất 80% số hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 65 dự án liên kết (11 dự án cấp tỉnh, 54 dự án cấp huyện), 111 dự án cộng đồng cấp huyện.

Mập mờ nông sản đội lốt hàng Việt

Mập mờ nông sản đội lốt hàng Việt

Thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm nông sản xuất xứ không rõ ràng nhưng lại được quảng bá là sản phẩm Việt Nam. Thực trạng này khiến cho người tiêu dùng hoang mang, bên cạnh đó là uy tín nông sản Việt bị ảnh hưởng.

Liên kết phát triển bền vững du lịch Chiến khu Việt Bắc

Liên kết phát triển bền vững du lịch Chiến khu Việt Bắc

Ngày 27/4, tại hội trường tỉnh Bắc Kạn, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Hội đồng dân tộc của Quốc hội và Viện Kinh tế-văn hóa (Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam) tổ chức hội thảo về “Liên kết phát triển du lịch Bắc Kạn và các tỉnh Chiến khu Việt Bắc”.

Túc trực 24/24 giờ bảo vệ rừng trong dịp nghỉ lễ

Túc trực 24/24 giờ bảo vệ rừng trong dịp nghỉ lễ

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 cũng là cao điểm nắng nóng trên địa bàn tỉnh, lực lượng kiểm lâm cùng các chủ rừng nâng cao tinh thần cảnh giác, đảm bảo quân số trực tại các trạm, chốt bảo vệ rừng và tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng.

fb yt zl tw