Nữ sinh người Giáy giành 2 điểm 10 tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Nguyễn Phương Thảo đã không giấu được hạnh phúc khi biết mình giành 2 điểm 10 tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Nguyễn Phương Thảo, học sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai.

Nỗ lực để có quả ngọt

Để thực hiện ước mơ trở thành sinh viên Trường ĐH Luật Hà Nội, trong suốt thời gian ba năm học THPT, Nguyễn Phương Thảo, học sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai (Lào Cai) đã nỗ lực hết sức học tập, rèn luyện.

Phương Thảo tâm sự: “Lớp 12 là một năm bận rộn, em vừa ôn thi cho đội tuyển học sinh giỏi; vừa ôn thi cho kỳ thi tốt nghiệp. Mỗi môn học, em đã xây dựng kế hoạch học phù hợp với khối mình chọn thi nhằm đảm bảo vừa sức với khả năng học của bản thân. Cụ thể trong 1 ngày buổi sáng, em sẽ các môn học cần đến sự ghi nhớ; buổi chiều em học các môn cần nhiều đến sự suy luận, tư duy; tối là thời gian em ôn tổng hợp, luyện đề. Em sẽ không học quá 12 giờ đêm để đảm bảo sức khỏe cho bản thân”.

Phương Thảo cho biết thêm, càng về cuối chặng đường ôn thi thì bên cạnh giữ thời khóa biểu học như trên, cô nàng sẽ tập trung nhiều hơn vào những môn học chưa chắc để hoàn thiện kiến thức của mình; từ đó tránh những áp lực căng thẳng trong học tập.

“Riêng môn Lịch sử là môn thi có trong khối em xét tuyển đại học chính vì vậy, em rất chú trọng. Với môn này, em chia kế hoạch thành hai giai đoạn gồm: chuẩn bị và nước rút.

Ở giai đoạn chuẩn bị em chủ yếu tập trung vào học các kiến thức cơ bản bằng cách nghe giảng trên lớp kết hợp đọc tài liệu để chắt lọc kiến thức theo ý hiểu của mình; gạch chân các từ khóa của bài để nắm vững kiến thức; học kiến thức phần nào phải chắc luôn phần đó kết hợp với luyện đề.

Giai đoạn nước rút, bên cạnh tập trung ôn tập lại các bài theo từ khóa, em tăng thời gian luyện đề theo các phần; đề tổng hợp nhằm phát hiện lỗ hổng, điểm yếu của mình”, Phương Thảo chia sẻ.

Cũng nhờ vậy mà với Thảo cô nàng yêu thích môn Lịch sử có cảm hứng học và cố gắng tìm hiểu nhiều hơn về bộ môn này; không ép bản thân học khi mệt, căng thẳng. Nhờ như vậy mà cô nàng luôn cảm thấy thoải mái và tự tin khi bước vào phòng thi môn Lịch sử.

Lời khuyên 4s

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Phương Thảo đạt môn Ngữ văn 9,5 điểm; Lịch sử 10 điểm; Địa lí 8,25 điểm ; Giáo dục công dân 10 điểm ; Toán 6,2 điểm; tiếng Anh 7, 2;

Với kinh nghiệm của bản thân, phương Thảo đã đúc rút được kinh nghiệm học của bản mình tóm gọn bằng 4s gồm:

Sự chăm chỉ: đối với một môn Lịch sử, chăm chỉ là yếu tố hàng đầu để các bạn được điểm cao, chăm chỉ ôn tập và luyện đề thường xuyên sẽ giúp bạn có kĩ năng làm bài tốt và làm chủ được bài thi của mình.

Sẵn sàng: chủ động đề ra kế hoạch học tập hợp lí, luôn trong tinh thần sẵn sàng học tập, cầu thị, tự tin bước vào phòng thi để chinh phục môn sử với điểm cao.

Sự bình tĩnh: các bạn không nóng vội trong quá trình ôn luyện; lúc làm bài thi để tránh căng thẳng, cảm thấy nản chí và mất điểm một cách đáng tiếc khi thi.

Sức khỏe: Bên cạnh học tập các bạn cần chú trọng đến sức khỏe không học quá sức không được ép bản thân học quá mức, quá mệt phân bố cân bằng giữa thời gian học và nghỉ ngơi để bản thân luôn trong trạng thái thoải mái vui vẻ như vậy mới có thể đạt được kết quả cao trong các môn thi.

Theo chia sẻ của cô Cao Ánh Tuyết, khi nhận thông tin lớp mình chủ nhiệm có hai thí sinh có 2 môn đạt điểm 10 tôi cảm thấy rất vui, tự hào, hạnh phúc trước thành tích đó của các em.

Riêng với Phương Thảo là một học sinh ngoan, năng lực nhận thức tốt; học đều các môn đặc biệt nổi trội ở môn Lịch sử. Chính bởi vậy, trước kết quả Thảo đạt điểm 10 tuyệt đối môn Lịch sử và môn Giáo dục công dân điều không quá bất ngờ với thầy cô và các bạn”.

Cô Tuyết cũng cho biết thêm, quá trình học, Thảo rất tích cực trong các hoạt động tập thể; có nhiều đóng góp nổi bật trong các hoạt động do Đoàn trường và các cấp phát động. “Tôi hi vọng sau khi chia tay mái trường THPT các em sẽ có hành trình mới thật nhiều hạnh phúc, thành công; thầy cô sẽ luôn tự hào, theo dõi theo các em, hãy sống là chính mình với những ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực”, cô Tuyết nói.

“Môn môn Giáo dục công dân tuy không phải môn trong khối thi nhưng em cũng không chủ quan; phương pháp để học môn này em sử dụng sơ đồ tư duy, gạch ý chính quan trọng kết hợp với luyện đề; đặc biệt là luyện các câu hỏi tình huống thực tế”, Nguyễn Phương Thảo, học sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai (Lào Cai) chia sẻ.

Báo Giáo dục & Thời đại

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chưa thể chỉnh sửa ngay sách giáo khoa

Chưa thể chỉnh sửa ngay sách giáo khoa

Trong năm học 2025 - 2026, giáo viên và nhà trường tiếp tục sử dụng chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành; đồng thời chủ động điều chỉnh ngữ liệu, bài học, chủ đề giảng dạy sao cho phù hợp với thực tiễn địa phương và mô hình tổ chức chính quyền hai cấp.

"Bông hoa" Tày ở Thượng Bằng La

"Bông hoa" Tày ở Thượng Bằng La

Hà Anh Thư, sinh năm 2010, nữ sinh dân tộc Tày ở xã Thượng Bằng La đã mang đến niềm vui lớn cho gia đình, thầy cô, bạn bè khi trở thành thủ khoa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Lào Cai. Suốt quá trình học tập, Thư luôn chăm ngoan, say mê học tập, khiêm nhường, trở thành tấm gương sáng cho nhiều học sinh vùng cao noi theo.

Đang rà soát để sửa sách giáo khoa sau sáp nhập tỉnh, thành

Đang rà soát để sửa sách giáo khoa sau sáp nhập tỉnh, thành

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc rà soát, điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) nhằm bảo đảm tính phù hợp với thực tiễn và bối cảnh sáp nhập tỉnh, thành. Các đơn vị xuất bản đang rà soát, tiến hành sửa chữa sách giáo khoa, trình Bộ thẩm định thông qua theo quy trình.

Nghệ thuật - cánh cửa mở ra thế giới của trẻ khuyết tật

Nghệ thuật - cánh cửa mở ra thế giới của trẻ khuyết tật

Không cần lời nói, không cần kỹ thuật, những đứa trẻ khuyết tật đã kể câu chuyện của mình bằng những nét vẽ đầy cảm xúc trong triển lãm Children Art Exhibition 2025 đang diễn ra tại TP Hồ CHí Minh. Ở đó, nghệ thuật không còn là đích đến thẩm mỹ, mà là cánh cửa đầu tiên, cũng có khi là duy nhất để các em bước ra thế giới, để xã hội nhìn vào và thấu hiểu. 

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Kỳ vọng từ gia đình và nhà trường ngày một lớn, nhiều học sinh đã và đang rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, mất động lực học tập, thậm chí có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn lo âu. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có sự thay đổi từ gia đình và nhà trường, hệ lụy tâm lý ở học sinh sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Người thầy tận tụy, mẫu mực

Người thầy tận tụy, mẫu mực

Trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” toàn tỉnh xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

fb yt zl tw