Nỗi lo sau nắng hạn

Ba ngày vừa qua, trên địa bàn Mường Khương có mưa. Những cơn mưa đến vào thời điểm này quý như vàng nhưng vẫn không đủ thỏa cơn khát sau mấy tháng trời khô hạn. Mưa xuống, các mạch nguồn được “tiếp nước” nhưng dường như quá muộn, không làm vơi đi những lo toan mùa vụ.

Giữa trưa nắng, chị Đỗ Thị Tính ra ngồi hóng gió dưới gốc cây lớn bên mương nước phía trước nhà. Cơn mưa đêm hôm trước khiến nước về nhiều hơn một chút, chảy róc rách theo mương nhỏ được xây kiên cố, đổ xuống tràn ruộng phía dưới. Thấy chúng tôi hỏi thăm về hạn, chị Tính nhiệt tình dẫn lối xuống đồng, không quên dặn: “Để ý nhé, đợt vừa rồi hạn nặng, ruộng nẻ to lắm, không cẩn thận là thụt chân xuống kẽ nẻ đấy”.

Khu vực Lùng Tao, thôn Na Pao được coi là khu vực “khô” nhất của xã Bản Lầu. Theo lời của người dân Lùng Tao, từ lúc cấy xong lúa vụ xuân, đến nay, gần như các chân ruộng không lấy được nước. Ngay cả thời điểm này, khi trải qua 3 ngày liên tiếp có mưa, nước vẫn chưa đủ để xóa đi các vết nẻ lớn trên mặt ruộng.

Han 1.jpg
Cây lúa Séng cù không vào hạt.

Chị Tính rẽ những khóm lúa nằm lấp ló trong đám cỏ mần trầu, ngũ sắc, xuyến chi, (cỏ thậm chí còn cao hơn cây lúa) dưới mặt ruộng lộ rõ những vết nứt có đường kính trung bình khoảng 10 cm, có chỗ rộng cả gang tay người lớn. Chị Tính nói: “Khô hạn khiến lúa không ra nổi bông. Không chỉ lúa, mà ngô cũng không ra nổi hạt, chè ra búp là héo quay, héo quắt. Vụ này thất thu rồi”.

Cũng như hàng chục hộ dân khu vực Lùng Tao, nguồn thu nhập chính của gia đình chị Tính từ trồng lúa, ngô và chè. Từ đầu năm đến nay, những đợt nắng kéo dài, mưa không đủ thấm đất, khiến nhiều cây trồng “ngắc ngoải”, nông dân càng thêm khó khăn. Hạn hán vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt bởi những cơn mưa chỉ đủ ẩm đất, nhiều người dân Lùng Tao thời điểm này không chỉ lo vụ xuân năm nay thất thu mà phía sau còn là vụ mùa.

Nói về hạn hán, anh Nguyễn Văn Mão, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Lầu thở dài: Lo lắm! Hơn 17 ha lúa, 580 ha ngô mất trắng; hơn 9 ha chè, 15 ha rừng mới trồng… bị chết do nắng hạn; 338 ha chè bị giảm 30% - 70% năng suất. Chỉ tính trong đợt hạn này, người dân xã Bản Lầu thiệt hại đến hơn 42 tỷ đồng. Dù là xã vùng thấp, nhưng có lẽ Bản Lầu lại là địa phương thiệt hại nặng nhất do đợt khô hạn này.

Tương tự như Bản Lầu, thời điểm này, nhiều người dân Lùng Vai chấp nhận thất thu ngay từ vụ xuân. Trên cánh đồng thôn Lùng Vai, cùng thời điểm này những năm trước, người dân hồ hởi ra đồng thu hoạch lúa nhưng năm nay, tiếng nổ giòn giã của máy tuốt lúa trở nên “thưa vắng”. Trên cánh đồng, chỉ có vài bóng người, người thì tìm mót từng bông lúa có hạt, người thì phát dọn cây lúa cao như bông cỏ do lép hạt, người tận dụng lượng nước hiếm hoi từ những cơn mưa vừa qua để làm vụ mới. Chưa năm nào, cảnh giao mùa từ thu hoạch vụ xuân đến khởi động vụ mùa buồn bã như năm nay.

Gia đình anh Vương Văn Lượng, thôn Lùng Vai, xã Lùng Vai có 6 khẩu. Mỗi vụ, anh Lượng xuống 8 kg giống, trung bình thu về 30 bao thóc, đảm bảo đủ lương thực ăn cả năm và bán đi một phần để tăng thu nhập. Vụ xuân này, gia đình anh Lượng cấy lúa Séng cù, thế nhưng do hạn hán kéo dài, cây lúa cứ “ngóc đầu lên”, không một bông nào chắc hạt. Cực chẳng đã, anh Lượng phải cắt bỏ cho ngựa ăn. Vụ này mất trắng, anh Lượng sẽ phải kiếm tiền từ công việc khác để mua bù khoảng 2 tạ gạo, phục vụ cho 6 khẩu trong gia đình trong thời gian chờ đợi vụ mùa.

Cạnh đó không xa, bà Lý Thị Lù xách theo bao tải cũ và chiếc liềm ra ruộng cạn, mót từng bông lúa lưa thưa vài hạt nhỏ, cố gắng vớt vát “được hạt nào hay hạt đó” từ những bông lúa còi cọc.

Nhiều diện tích lúa Séng cù ở Lùng Vai bị mất trắng do nắng hạn.

Không chỉ lúa bị thiếu nước, do nắng hạn, nhiều diện tích ngô trên địa bàn huyện Mường Khương sinh trưởng kém, năng suất giảm mạnh, thậm chí nhiều diện tích mất trắng. Ngô là cây trồng cạn, gắn bó với người dân xứ Mường chẳng biết đã bao đời nay nhưng hạn hán năm nay, nhiều cây ngô mới chỉ cao ngang đầu gối đã trổ cờ, ra bắp. Bóc “lớp áo” vàng khô, có những bắp ngô to bằng… ngón tay người lớn. Những diện tích gieo trà muộn, may mắn gặp được mưa lúc trổ cờ thì “sinh 5, đẻ 7”, trên những thân ngô khẳng khiu, lá đã kịp hồi xanh sau trận mưa ngắn ngủi, 5-7 bắp ngô thi nhau mọc lên từ các nách lá, thế nhưng, tuyệt nhiên chẳng bắp nào kết hạt. Người dân thất thu!

Han 2.jpg
Nhiều diện tích ngô trên địa bàn huyện Mường Khương không có hạt.

Hạn kéo dài, ngành nông nghiệp Mường Khương như “ngồi trên đống lửa”. Là địa phương vùng cao, người dân Mường Khương chủ yếu thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, sản xuất theo hướng hàng hóa đang được triển khai rộng tại địa phương này nhưng phần lớn vẫn phụ thuộc vào thiên nhiên. Hệ thống thủy lợi hiện nay chỉ đảm bảo tưới tiêu cho diện tích cấy lúa nước, còn các cây trồng khác phụ thuộc hoàn toàn vào… nước trời. Do đó, khi có hạn hán xảy ra, sản xuất nông nghiệp tại địa phương này chịu ảnh hưởng rất lớn.

Theo thống kê sơ bộ, hạn hán đã khiến hơn 1.600 ha diện tích cây trồng bị thiệt hại do nắng nóng và thiếu nước. Trong đó, có tới hơn 1.000 ha bị mất trắng (ngô 770,82 ha; lúa 52,74 ha; đậu tương 4,75 ha; sắn 33,61 ha; chè 16,3 ha; quế, keo 172,6 ha… ); hơn 600 ha bị giảm năng suất từ 30% - 70%. Với diện tích thiệt hại như trên, đặc biệt diện tích ngô bị thiệt hại rất lớn (qua kiểm tra nhiều diện tích ngô bị hạn cây thấp nhỏ bắp rất bé, không có hạt; nhiều diện tích có bắp nhưng không có hạt do thời điểm trổ cờ, phun râu bị hạn, nhiệt độ không khí cao nên không kết hạt), sản lượng lương thực sẽ giảm khoảng trên 4.000 tấn, ước tổng sản lượng lương thực cả năm chỉ đạt 30.275 tấn, bằng 80,26% chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao.

Hiện nay, chính quyền địa phương đang tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn thống kê tình hình thiệt hại, từ đó sớm thực hiện chính sách hỗ trợ để người dân khôi phục sản xuất bị thiệt hại do hạn hán. Thế nhưng, với đặc thù huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, việc bố trí kinh phí để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề do hạn hán hiện nay gặp không ít khó khăn.

Ông Tô Việt Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương cho biết: Do ảnh hưởng chung của tình hình hạn hán, sản xuất nông nghiệp của địa phương chịu thiệt hại nặng nề, trong đó, tác động lớn nhất đến đối tượng “yếu thế” như hộ nghèo, cận nghèo hoặc mới thoát nghèo. Huyện đã chỉ đạo các ban, ngành và các xã, thị trấn hướng dẫn người dân chủ động các biện pháp ứng phó với nắng hạn để ổn định sinh hoạt và duy trì sản xuất. Huyện Mường Khương cũng đã đề xuất với tỉnh, nghiên cứu, xem xét bố trí kinh phí hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất theo Nghị định 02/2017/NĐ - CP để người dân yên tâm sản xuất, khắc phục một phần thiệt hại do hạn hán gây ra.

Nghị định 02/2017/NĐ – CP của Chính phủ quy định việc hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu để khôi phục sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do ảnh hưởng của các loại hình thiên tai như sau: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã để phối hợp, báo cáo UBND cùng cấp giải quyết theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Thời gian gần đây, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (nay là xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước yêu thích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm núi rừng. Một trong những địa chỉ để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với du khách là rừng kháo cổ thụ ở thôn Sải Duần do cộng đồng quản lý với hàng vạn cây kháo cổ thụ xanh mướt.

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Tây Bắc là vùng có tiềm năng lớn trong phát triển nông, lâm sản hàng hóa nhờ lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và đa dạng sinh học. Trong 10 năm qua, diện tích trồng cafe tại khu vực tăng 54%, sản lượng tăng 265%, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây ăn quả, cây dược liệu.

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn vừa ký ban hành Thông tư số 64/2025/TT-BTC quy định mức thu, miễn một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Theo đó, hàng chục khoản phí, lệ phí sẽ được miễn, giảm 50% để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân từ hôm nay 1/7 đến hết 31/12/2026.

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiếp tục áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 8% theo quy định tại Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc kể từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

fb yt zl tw