Những bức tranh đắt giá nhất thế giới

Trong số hàng triệu bức tranh đang tồn tại trên thế giới, có những bức đắt và hiếm đến mức đa số người yêu nghệ thuật không có cơ hội chạm đến.

Theo The Collector, định giá tác phẩm nghệ thuật là một công việc khó khăn. Giá cả có thể dao động mạnh tùy theo xu hướng thị trường. Tuy nhiên, với một số nghệ sĩ nổi tiếng, tác phẩm của họ luôn được đánh giá cao, đến mức không ai bàn cãi về số tiền khổng lồ phải bỏ ra để mua. Trong những tác phẩm cực kỳ quý hiếm và có giá trị đắt đỏ này, chỉ một số ít đạt đến đỉnh cao nhất của thị trường nghệ thuật, lên đến hàng trăm triệu USD.

Dưới đây là một số bức tranh được bán hoặc ước tính giá trị cao nhất trong toàn bộ lịch sử nghệ thuật hội họa.

"Mona Lisa" của Leonardo da Vinci

Bức tranh Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci đã nằm trong bộ sưu tập tại Bảo tàng Louvre ở Paris (Pháp) từ năm 1804. Đây chính là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự nổi tiếng của địa điểm này, thu hút hàng triệu khách tham quan mỗi năm.

Hầu như không ai có thể mua được "Mona Lisa", bức tranh đắt giá nhất thế giới.

Theo luật tại Pháp, bức tranh thuộc quyền sở hữu của người dân nước này. Việc bán Mona Lisa là điều hầu như không thể xảy ra, vì vậy cũng không thể đưa ra con số chính xác cho giá trị của tác phẩm.

Tuy nhiên, khi mua bảo hiểm vào năm 1962, giá trị của bức tranh được đặt ở mức 100 triệu USD, tương đương hơn 834 triệu USD theo thời gian hiện nay, có tính đến yếu tố lạm phát.

Trong khi đó, vào năm 2020, doanh nhân Stephane Distinguin lập luận rằng Pháp có thể bán bức Mona Lisa để phục hồi sau tác động thảm khốc của đại dịch. Ông ước tính giá trị của tác phẩm có thể lên tới 50 tỷ USD, dựa trên số doanh thu mà nó mang lại. Song con số này cao quá mức tưởng tượng và bị hầu hết các chuyên gia nghệ thuật bác bỏ.

"Salvator Mundi" của Leonardo da Vinci

Bức tranh đắt giá kế tiếp vẫn là một tác phẩm của danh họa thiên tài người Italy. Trong cuộc bán đấu giá vào năm 2017 tại New York (Mỹ), bức Salvator Mundi được bán thành công với con số kỷ lục 450 triệu USD.

Bức tranh "Salvator Mundi" có giá 450 triệu USD.

Một trong những nguyên nhân giúp tác phẩm này có giá trị cao như vậy là do nó đã biến mất suốt 200 năm, trước khi được phát hiện lại vào năm 2005, trong trạng thái hư hỏng nặng và cần được phục hồi.

Hai nhà sưu tầm ở ở New York tìm thấy bức tranh. Họ trả 1.175 USD tại một cuộc đấu giá nghệ thuật ít người biết đến ở New Orleans, trước khi đưa đến nhà phục chế nghệ thuật nổi tiếng Dianne Modestini. Sau khi loại bỏ vết bẩn hàng trăm năm, bà nhận ra đây có khả năng là tác phẩm được vẽ bởi Leonardo.

Thái tử Ả Rập Saudi, Hoàng thân Sheikh Mohammed bin Salman Al Saud đã mua lại Salvator Mundi trong cuộc đấu giá nói trên. Mặc dù nổi tiếng và đắt đỏ, bức tranh vẫn chưa được trưng bày trong bất kỳ bộ sưu tập bảo tàng nào. Có tin đồn cho rằng tác phẩm này sẽ xuất hiện tại Louvre Abu Dhabi trong tương lai.

"Interchange" của Willem de Kooning

Bỏ xa kho tàng nghệ thuật hội họa đồ sộ hàng trăm năm, bức tranh có giá trị thứ 3 mọi thời đại có thể làm nhiều người ngạc nhiên. Interchange là một kiệt tác theo trường phái Biểu hiện Trừu tượng của họa sĩ Willem de Kooning, ra đời vào năm 1955.

"Interchange" là tác phẩm hội họa đương đại có giá trị nhất thế giới.

Tháng 9/2015, Interchange được bán trong một thỏa thuận thương mại riêng tư từ David Geffen cho Kenneth C. Griffin, Giám đốc điều hành quỹ đầu cơ Citadel với giá 300 triệu USD, biến nó trở thành tác phẩm nghệ thuật hiện đại có giá trị nhất trên thế giới.

Bức tranh đang được chủ nhân cho Viện Nghệ thuật Chicago mượn và trưng bày công khai.

"The Card Players" của Paul Cezanne

Được công nhận là "cha đẻ của nghệ thuật hiện đại", các tác phẩm hội họa của Paul Cezanne luôn được định giá cao ngất ngưởng, thường đạt tới hàng triệu USD. Ông tạo ra 4 phiên bản khác nhau của The Card Players, 3 trong số đó nằm trong các bộ sưu tập lớn của bảo tàng công cộng.

Một phiên bản "The Card Players" được Hoàng gia Qatar mua vào năm 2011 với giá 288 triệu USD.

Phiên bản đặc biệt còn lại được Hoàng gia Qatar mua vào năm 2011 với giá 288 triệu USD từ bộ sưu tập tư nhân của ông trùm vận tải biển Hy Lạp George Embiricos.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tinh thần yêu nước đỏ thắm mạng xã hội

Tinh thần yêu nước đỏ thắm mạng xã hội

Những ngày tháng 4 lịch sử, cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trên khắp các nền tảng mạng xã hội cũng nhuộm màu đỏ tươi của quốc kỳ, áo cờ đỏ sao vàng hay những bản nhạc, điệu nhảy, lời ca mang tinh thần yêu nước. Mạng xã hội đang trở thành “mặt trận” lan tỏa niềm tự hào dân tộc theo những cách rất riêng.

Vượt qua định kiến "ký ức lưu trữ"

Vượt qua định kiến "ký ức lưu trữ"

Trong dòng chảy của điện ảnh, phim tài liệu luôn giữ vai trò như một chứng nhân lịch sử, ghi lại chân thực đời sống con người và xã hội. Tuy nhiên, ở thời đại công nghệ số, phim tài liệu Việt Nam đứng trước thách thức phải vượt qua định kiến “ký ức lưu trữ” để trở thành tác phẩm nghệ thuật sống động.

Nghĩa Đô sẵn sàng cho Lễ hội quả Còn

Nghĩa Đô sẵn sàng cho Lễ hội quả Còn

Sáng 30/4 tới đây, tại xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên), Lễ hội quả Còn sẽ chính thức diễn ra. Đến thời điểm này, các công đoạn chuẩn bị cho lễ hội đang được ban tổ chức và người dân gấp rút hoàn tất sẵn sàng cho sự kiện lần đầu tiên được tổ chức.

Cầu truyền hình cấp quốc gia 'Vang mãi khúc khải hoàn'

Cầu truyền hình cấp quốc gia 'Vang mãi khúc khải hoàn'

Cầu truyền hình cấp quốc gia “Vang mãi khúc khải hoàn” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/1975), sẽ diễn ra vào 20h tối nay (ngày 27/4) trên VTV1 tại 3 địa điểm Hà Nội, Quảng Trị và Thành phố Hồ Chí Minh.

Bế mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II

Bế mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II

Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều tiết mục đặc sắc, chiều 26/4, tại xã Pha Long, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Mường Khương, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai năm 2025.

Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025

Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025

Với chủ đề "Biên giới là quê hương", tối 25/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và UBND huyện Mường Khương tổ chức Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025.

Thụy Điển trao tặng Việt Nam phim tài liệu lịch sử quý hiếm về ngày thống nhất đất nước

Thụy Điển trao tặng Việt Nam phim tài liệu lịch sử quý hiếm về ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp Việt Nam đang chuẩn bị kỷ niệm 50 ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ trao tặng chính thức phim tài liệu Victory Vietnam (Chiến thắng của Việt Nam) cho Viện Phim Việt Nam.

Giữ hồn dân tộc từ tín ngưỡng thờ Mẫu

Giữ hồn dân tộc từ tín ngưỡng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận - không chỉ tôn vinh hình tượng người phụ nữ trong văn hóa Việt, mà còn mang đậm tính nhân văn, hướng thiện, gắn kết cộng đồng.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025

Liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025

Với chủ đề Biên giới là quê hương, tối 25/4, Liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ II năm 2025 đã được tổ chức tại trường Tiểu học xã Pha Long, huyện Mường Khương. Liên hoan do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Mường Khương tổ chức.

Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày thống nhất đất nước

Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày thống nhất đất nước

Ngày 25/4, tại Hội trường Diên Hồng - Nhà Quốc hội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Quốc hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Mường Khương

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Mường Khương

Sáng 25/4, Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và đại diện cán bộ, diễn viên các đoàn nghệ thuật tham dự Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ 2 năm 2025 đã dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của Trung đoàn 148, Nhà bia liệt sĩ tại Đồn Biên phòng Pha Long.

350 khúc tráng ca bất tử xuất hiện tại lễ diễu binh, diễu hành ngày 30/4

350 khúc tráng ca bất tử xuất hiện tại lễ diễu binh, diễu hành ngày 30/4

Sự kiện diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) không chỉ là màn trình diễn lực lượng mà còn là cuộc gặp gỡ lịch sử giữa quá khứ và hiện tại. Trong dòng diễu hành hùng tráng ấy, có một khối đặc biệt không bước đi mà ngồi, đó là 350 con người biểu trưng cho 350 khúc tráng ca bất tử. Họ là minh chứng sống cho một thời oanh liệt của dân tộc.

Khai mạc triển lãm ảnh "Từ Hiệp định Paris đến Đại thắng mùa Xuân 1975"

Khai mạc triển lãm ảnh "Từ Hiệp định Paris đến Đại thắng mùa Xuân 1975"

Sáng 24/4, tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, triển lãm chuyên đề “Từ Hiệp định Paris đến Đại thắng mùa Xuân 1975” được khai mạc, mang đến cho công chúng cái nhìn sâu sắc, chân thật về một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và hòa bình của dân tộc Việt Nam.

fb yt zl tw