Nhiều chuyên gia quốc tế lạc quan về triển vọng của dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Theo China Daily, dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được nhiều chuyên gia quốc tế kỳ vọng sẽ thúc đẩy thương mại Việt - Trung trong những năm tới.

Trong một bài báo mới đây đăng tải trên tờ China Daily, nhiều chuyên gia quốc tế đã bày tỏ sự lạc quan trước thông tin Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đã chính thức được Quốc hội phê duyệt vào ngày 19/2 vừa qua. Theo các chuyên gia, dự án này không chỉ thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc, mà còn được coi là "mắt xích" quan trọng trong các tuyến đường sắt tại châu Á, mở ra cơ hội lớn cho giao thương khu vực.

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được nhiều chuyên gia quốc tế kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ thương mại giữa Trung Quốc và Đông Nam Á.
Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được nhiều chuyên gia quốc tế kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ thương mại giữa Trung Quốc và Đông Nam Á.

"Đòn bẩy" giúp phát triển thương mại

Ông Xu Liping, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhận định: "Khi tuyến đường sắt được đưa vào hoạt động, nó sẽ cải thiện đáng kể thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Hàng hóa Việt Nam có thể được vận chuyển đến châu Âu nhanh hơn và tiết kiệm hơn thông qua mạng lưới tàu chở hàng Trung Quốc - châu Âu."

Ông cũng nhấn mạnh rằng dự án này là một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường kết nối giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, đồng thời thúc đẩy dòng chảy thương mại và trao đổi xuyên biên giới.

Ông Wilson Lee Flores, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Anvil tại Philippines cũng đồng tình với nhận định này. Ông cho rằng cơ sở hạ tầng đường sắt sẽ giúp giảm thời gian vận chuyển và chi phí giao hàng, vốn đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia trong Tiểu vùng sông Mê Kông.

"Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là trục chính quan trọng trong việc xây dựng mạng lưới đường sắt xuyên Á. Vị trí địa lý của Việt Nam khiến nơi này trở thành cửa ngõ giữa Trung Quốc và Đông Nam Á", ông Flores nhấn mạnh.

Bà Linda Tjia Yin Nor, Phó Giáo sư tại Khoa Công chúng và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Thành phố Hồng Kông, cũng chia sẻ quan điểm tương tự. Bà cho biết: "Sự phát triển của thương mại điện tử đã thúc đẩy nhu cầu tăng cường kết nối giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Chính vì vậy, dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ trở thành một phần quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa thương mại điện tử."

Giải pháp vượt qua trở ngại

Mặc dù tiềm năng lớn, dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng cũng đối mặt với nhiều thách thức. Ông Zhao Weihua, Giám đốc Trung tâm Quan hệ Trung Quốc với các nước láng giềng tại Đại học Fudan, nhận định: "Những thách thức đối với hợp tác đường sắt Trung Quốc - Việt Nam không chỉ là vấn đề thương mại đơn thuần mà còn liên quan đến các vấn đề chiến lược sâu sắc".

Để vượt qua những thách thức này, các chuyên gia đề xuất một số giải pháp cụ thể, trong đó quan trọng nhất là tăng cường hợp tác Việt Nam - Trung Quốc. Ông Zhao nhấn mạnh: "Chúng ta cần xây dựng sự tin cậy không chỉ ở cấp lãnh đạo cao mà còn ở những bên thực thi và điều phối hợp tác trong dự án. Chỉ bằng cách này, các yếu tố tiêu cực mới có thể được loại bỏ".

Bên cạnh đó, chuyên gia người Trung Quốc cho rằng Việt Nam cần đa dạng hóa nhà đầu tư trong dự án đường sắt, đồng thời thay đổi các quy định đã lỗi thời. Ông Zhao cho biết: "Việt Nam cần thu hút nguồn vốn từ nhiều quốc gia để thực hiện dự án Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Việc thống nhất tiêu chuẩn kỹ thuật và áp dụng đấu thầu phân khúc cũng có thể giảm bớt lo ngại về chi phí bảo trì và an ninh".

Thứ ba, trong quá trình hợp tác, ngành đường sắt Việt Nam cần tăng cường sử dụng lao động, hàng hóa và dịch vụ địa phương. Ông Zhao nhấn mạnh: "Việc đào tạo chuyên gia quản lý của Việt Nam và nâng cao ý thức hưởng lợi từ dự án là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp nâng cao năng lực nội tại và đảm bảo lợi ích lâu dài cho Việt Nam."

Cuối cùng, việc đẩy nhanh các dự án đường sắt, đường bộ và đường thủy với các nước láng giềng như Lào, Thái Lan và Myanmar sẽ mở rộng phạm vi kết nối và tạo động lực cho sự phát triển chung của toàn khu vực. Ông Zhao cho rằng: "Việt Nam có thể tham khảo mô hình Đường sắt Trung Quốc - Lào cùng dịch vụ tàu chở hàng Trung Quốc - châu Âu. Đây đều là những bài học thực tiễn, cần được nhân rộng".

Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng không chỉ là một dự án hạ tầng lớn mà còn là biểu tượng của hợp tác khu vực, hướng tới một tương lai kết nối và phát triển bền vững. Với sự lạc quan từ các chuyên gia và những giải pháp cụ thể để vượt qua thách thức, dự án này hứa hẹn sẽ mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho cả Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

congthuong.vn alo&utm_campaign=zalo

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Động đất tại Myanmar: Thái Lan bắt đầu bồi thường cho các nạn nhân

Động đất tại Myanmar: Thái Lan bắt đầu bồi thường cho các nạn nhân

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Nội vụ Thái Lan sẽ bắt đầu phân phối khoản bồi thường 100.000 baht (gần 3.000 USD) cho mỗi nạn nhân của vụ sập tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO) ở quận Chatuchak ở thủ đô Bangkok, trong trận động đất xảy ra hồi cuối tháng trước. Đợt giải ngân đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 18/4.

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Trải qua hơn ba năm đàm phán với nhiều chông gai, các thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đạt thỏa thuận “về nguyên tắc” cho một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch trong tương lai vào ngày 12/4 vừa qua. Đây là sự kiện có ý nghĩa đối với y tế toàn cầu, bởi sự hỗn loạn do đại dịch Covid-19 trong quá khứ đã chứng minh tầm quan trọng của việc đoàn kết và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Báo chí Trung Quốc viết về câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với Việt Nam

Báo chí Trung Quốc viết về câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với Việt Nam

Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, báo chí nước này đã tuyên truyền đậm nét, làm nổi bật "ý nghĩa trọng đại" của chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm 2025, cũng như những câu chuyện, kỷ niệm của nhà lãnh đạo với đất nước và con người Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm nay của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển quan hệ với Việt Nam, cũng như quan hệ Trung Quốc-ASEAN, đồng thời tạo động lực mới cho sự phát triển hòa bình của khu vực và thế giới.

WHO cảnh báo về một đại dịch mới

WHO cảnh báo về một đại dịch mới

Một đại dịch khác sớm hay muộn sẽ xảy ra và đây không phải là một "rủi ro lý thuyết" mà là một "sự chắc chắn về dịch tễ học", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.

fb yt zl tw