Nhân dân xã Cốc Mỳ trồng 40 ha cây khoai môn

Năm 2024, Nhân dân xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát đã mở rộng diện tích trồng cây khoai môn lên gấp đôi so với năm trước để nâng cao thu nhập.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo thông tin từ UBND xã Cốc Mỳ, trong 6 tháng đầu năm 2024, Nhân dân trên địa bàn đã triển khai trồng 40 ha cây khoai môn, tăng gần 23 ha so với năm trước.

1.jpg
Diện tích cây khoai môn được xã Cốc Mỳ mở rộng trồng ở một số thôn vùng cao có địa hình dốc.

Ngoài một số thôn trồng khoai môn từ năm 2023 như: Ná Lùng, Vĩ Kẽm, năm 2024 diện tích trồng cây khoai môn được mở rộng thêm 15 ha ra một số thôn khác, như: Nậm Chỏn, Tả Câu Liềng. Đây là những thôn xa xôi, có địa hình cao và dốc, đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

2.jpg
Cây khoai môn đang sinh trưởng, phát triển tốt trên địa bàn xã Cốc Mỳ.

Theo đánh giá của người dân, cây khoai môn đang sinh trưởng, phát triển tốt tại các thôn mới trồng, khoảng tháng 10 sẽ cho thu hoạch.

Nếu năng suất khoai môn ổn định như năm trước (18 tấn/ha), năm 2024, Nhân dân xã Cốc Mỳ sẽ thu hoạch khoảng 720 tấn củ.

3.jpg
Hiện nay xã Cốc Mỳ có khoảng 40 ha cây khoai môn.
4.jpg
Cây khoai môn giúp đồng bào vùng cao xã Cốc Mỳ nâng cao thu nhập.

Được biết, năm 2023, Nhân dân xã Cốc Mỳ trồng 17,5 ha cây khoai môn, thu hoạch 315 tấn củ, bán được 4,7 tỷ đồng. Đây là loại cây trồng mới, giúp đồng bào vùng cao xã Cốc Mỳ nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa quả ngọt dưới núi Đại Bàng

Mùa quả ngọt dưới núi Đại Bàng

Dãy núi đá trắng và đỉnh núi nhọn thuộc thôn Mù Tráng Phìn, xã Cán Cấu (huyện Si Ma Cai) nhìn như đôi cánh đại bàng khổng lồ đang dang rộng. Ngày trước, khi mùa xuân đến có những đôi đại bàng rủ nhau về làm tổ nên đồng bào Mông nơi đây gọi là núi Đại Bàng.

Chiềng Ken dồn sức “về đích” nông thôn mới

Chiềng Ken dồn sức “về đích” nông thôn mới

Đi trên tuyến đường bê tông rộng mở chạy quanh thôn, xóm của xã Chiềng Ken (Văn Bàn), chúng tôi cảm nhận được không khí khẩn trương của người dân đang chung sức “tự nguyện dịch rào, đồng lòng hiến đất”, hoàn thành nốt những kilômét đường liên thôn cuối cùng, sẵn sàng “về đích” nông thôn mới.

Thúc đẩy sản xuất theo hướng hữu cơ vùng trung du và miền núi

Thúc đẩy sản xuất theo hướng hữu cơ vùng trung du và miền núi

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một trong những xu hướng nhằm phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Hiện nay, sản xuất theo hướng này đã và đang được nhiều địa phương thực hiện. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ có mặt ở vùng đồng bằng còn xuất hiện ở những địa bàn miền núi, nơi đồng bào dân tộc sinh sống. Việc sản xuất theo hướng này giúp nâng cao chất lượng, bảo đảm sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, gia tăng giá trị sản xuất.

Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc từ phát triển kinh tế rừng

Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc từ phát triển kinh tế rừng

Bảo Thắng là huyện miền núi biên giới của tỉnh Lào Cai có 20 dân tộc cùng sinh sống. Nhờ sự hỗ trợ từ các chương trình của Chính phủ và chủ trương trồng những cây có giá trị kinh tế cao, vận dụng linh hoạt chính sách giao đất, giao rừng đã tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, từ một huyện khó khăn, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bảo Thắng đã được cải thiện về kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực giảm nghèo

Tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực giảm nghèo

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, nhận thức của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ cơ sở và người dân được thụ hưởng chính sách vay vốn ưu đãi ở Lào Cai đã có sự chuyển biến rõ rệt, góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo tại địa phương.

Bảo Thắng nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp

Bảo Thắng nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp

Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp của huyện Bảo Thắng 5 tháng đầu năm 2024 đạt 57,6 triệu đồng, tăng 4,6 triệu đồng so với cùng kỳ. Để đạt được kết quả này, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Bản Hồ nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Bản Hồ nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Bản Hồ là xã vùng 3 của thị xã Sa Pa, có 7 thôn với 611 hộ, chủ yếu là dân tộc Dao (chiếm 42,5%) và dân tộc Tày (chiếm 35%). Thời gian qua, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ đạo xã Bản Hồ đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trong năm 2023, xã đạt thêm 3 tiêu chí là quy hoạch, giao thông và y tế.

Giảm phát thải trong canh tác nông nghiệp, thước đo giá trị nông sản

Giảm phát thải trong canh tác nông nghiệp, thước đo giá trị nông sản

Việt Nam đang đối mặt với việc thu hẹp sản xuất liên quan đến chất lượng đất đang bị suy thoái nghiêm trọng. Đây là ý kiến đưa ra tại hội thảo Hiện trạng và định hướng quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức mới đây tại TP.HCM.

9X khởi nghiệp từ mô hình nuôi ốc nhồi

9X khởi nghiệp từ mô hình nuôi ốc nhồi

Tự tìm tòi học hỏi, anh Trần Tuấn Anh ở xã Cam Đường (thành phố Lào Cai) đã xây dựng thành công mô hình nuôi ốc nhồi, cung ứng sản phẩm cho nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh, thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

fb yt zl tw