Nhà thơ Hữu Thỉnh vinh dự nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì

Tối 8/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Lễ trao Huân chương Độc lập hạng Nhì dành cho nhà thơ Hữu Thỉnh và Chương trình nghệ thuật “Nhà thơ Hữu Thỉnh - Sức bền của đất”. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước trao Huân chương Độc lập hạng Nhì dành cho nhà thơ Hữu Thỉnh.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Độc lập hạng Nhì tặng nhà thơ Hữu Thỉnh.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Độc lập hạng Nhì tặng nhà thơ Hữu Thỉnh.

Cùng dự có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Chương trình có sự tham dự của nhiều nhà thơ, nhà văn tên tuổi của Việt Nam và sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng...

Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942, tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh Vũ Hữu, là nhà thơ, nhà văn, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1976, từng đảm trách cương vị Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam, Tổng Thư ký và Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (4 nhiệm kỳ liên tiếp). Ông cũng là Đại biểu Quốc hội khóa X, XI.

Nhà thơ Hữu Thỉnh từng đoạt nhiều giải thưởng văn học như: Giải thưởng loại A Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980 với Trường ca Đường tới thành phố; Giải thưởng Văn học ASEAN 1999; Giải A cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2020 với Trường ca Trăng Tân Trào; Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt IV, năm 2012…

Nhà thơ Hữu Thỉnh vinh dự nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì ảnh 2
Tiết mục biểu diễn trong chương trình nghệ thuật.

Trong 60 năm sáng tạo văn học nghệ thuật, ông là tác giả của nhiều tác phẩm văn học, gồm: thơ, ký và lý luận phê bình, đặc biệt là thơ ca những năm chống Mỹ, cứu nước và thơ ca trong chặng đường đổi mới. Phần thưởng cao quý vinh dự được nhận lần này sẽ tiếp thêm động lực để nhà thơ Hữu Thỉnh tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa; đồng thời tôn vinh những giá trị văn học nghệ thuật ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà.

Chương trình nghệ thuật “Nhà thơ Hữu Thỉnh - Sức bền của đất” do Đạo diễn Đỗ Hồng Quân chỉ đạo; Chỉ đạo nghệ thuật: Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều; Tổng đạo diễn: Nguyễn Việt Thanh; Giám đốc âm nhạc: Nhạc sĩ Dương Cầm; Giám đốc sáng tạo: Katy Nguyễn; Chủ nhiệm chương trình: Việt Tú; Biên đạo: Nghệ sĩ ưu tú Phan Lương. Chương trình giới thiệu tới công chúng các tác phẩm thơ Hữu Thỉnh được phổ nhạc bởi các nhạc sĩ: Đỗ Hồng Quân, Doãn Nho, Phú Quang, An Thuyên, Lê Quang Vy, Thế Hùng… với sự tham gia của các nghệ sĩ: Nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh, Lan Hương, Quốc Hưng, Tự Long; Nghệ sĩ ưu tú Xuân Bắc, Lan Anh; ca sĩ Lê Anh Dũng, Nguyễn Thu Hằng, Hồng Duyên, Đinh Quang Đạt, Lê Kim Long, Đức Thọ...

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Ngày 26/4, Triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thực hiện, với sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Một chút xà lách, một chút cà rốt bào sợi, một chút dứa thái miếng, một chút bạc hà, một chút thịt gà xé, hai miếng tôm hấp và rất nhiều rau mùi, đó là những nguyên liệu mà bà Paula Fernandes, người Bồ Đào Nha lựa chọn cho chiếc nem cuốn Việt của mình với tinh thần “cuốn tất cả những gì mình yêu thích”.

Xem lại thước phim lịch sử về chiến dịch Điện Biên Phủ

Xem lại thước phim lịch sử về chiến dịch Điện Biên Phủ

Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Hãng phim Tài liệu và Khoa học T.Ư tổ chức chương trình "Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ" giới thiệu năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược và quá trình xây dựng, phát triển đất nước cho đến ngày nay.

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong chuỗi hoạt động của hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024); sáng 25/4, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ bàn giao, đưa vào sử dụng công trình số hóa điểm di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Tại Quảng trường 10/3, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, UBND thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024), tối 24/4.

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 24/4, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Công ty Cổ phần Phim truyện I, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Điện ảnh Quân đội nhân dân, Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

fb yt zl tw