Nhà nước Palestine chính thức ra đời

Tổng thống Palestine Mahmud Abbas, ngày 6-1, đã ra sắc lệnh chính thức đổi tên Chính quyền Palestine thành “Nhà nước Palestine ”.

Đây là hành động cụ thể đầu tiên của lãnh đạo Palestine sau khi LHQ quyết định nâng quy chế đối với Palestine từ thực thể quan sát viên lên “nhà nước quan sát phi thành viên” hồi tháng 11 năm ngoái, bất chấp sự phản đối của Israel và Mỹ.

·         Sớm có hiến pháp mới

Hãng thông tấn chính thức WAFA của Palestine dẫn sắc lệnh của Tổng thống Abbas nêu rõ mọi văn kiện chính thức, hộ chiếu, thẻ căn cước, giấy phép lái xe cấp mới và tem thư của Palestine sẽ được đóng dấu “Nhà nước Palestine”. Từ tuần trước, ông Abbas đã chỉ thị Bộ Ngoại giao và đại sứ quán Palestine ở các nước bắt đầu sử dụng tên “Nhà nước Palestine ” trong các công văn chính thức. Tổng thống Abbas nhấn mạnh động thái này nhằm đề cao chủ quyền của Palestine, giúp thúc đẩy việc xây dựng nước Palestine trên thực tế, xây dựng các tổ chức của nước này cũng như chủ quyền của nước này trên vùng đất của mình. Theo DailyBest, ngày 17-12-2012, trong các văn bản của mình, văn phòng LHQ cũng đã thừa nhận tên “Nhà nước Palestine ”.

Chiếc ghế biểu tượng của Nhà nước Palestine trong chiến dịch vận động tại LHQ.
Chiếc ghế biểu tượng của Nhà nước Palestine trong chiến dịch vận động tại LHQ.

Trước đó, Văn phòng Trưởng đoàn đàm phán Palestine Saeb Erekat cho biết, Chính quyền dân tộc Palestine (PNA) dự kiến thông qua bản hiến pháp mới trong năm 2013. Theo một nghiên cứu của văn phòng trên, PNA cũng sẽ nỗ lực tham gia một số thỏa ước quốc tế và các tổ chức của LHQ; đặt mục tiêu thống nhất dân tộc Palestine là ưu tiên chính, đồng thời kêu gọi tổ chức cuộc bầu cử minh bạch để bầu Hội đồng dân tộc Palestine và quốc hội mới. Bên cạnh đó, việc đạt được ngừng bắn giữa Israel và các nhóm du kích ở dải Gaza cũng là mục tiêu quan trọng của nhân dân Palestine . Nghiên cứu trên cũng kêu gọi phác thảo một kế hoạch làm việc để nối lại các cuộc hòa đàm với Israel dựa trên các cam kết hòa bình giữa hai bên, yêu cầu Israel ngừng các hoạt động tái định cư ở Bờ Tây, Đông Jerusalem và trả tự do cho các tù nhân Palestine .

·         Còn nhiều rào cản

Mặc dù đã có sự chuẩn bị kỹ nhưng phía trước vẫn còn nhiều thách thức đối với người Palestine . Tuy LHQ đã bỏ phiếu nâng cấp quy chế cho Palestine với sự ủng hộ rộng rãi của quốc tế, song hiện Israel vẫn chiếm đóng khu Bờ Tây và nắm quyền kiểm soát việc trao đổi hàng hóa cũng như sự tự do của người dân qua lại dải Gaza và đã sáp nhập Đông Jerusalem vào lãnh thổ của nhà nước Do Thái. Bên cạnh việc Israel xây thêm khoảng 3.000 ngôi nhà ở Đông Jerusalem và ở Bờ Tây, Palestine còn đang hứng chịu những khó khăn về kinh tế do cuộc phong tỏa tài chính của chính quyền Israel với dự báo sẽ rất khắc nghiệt.

Trong khi phía Israel chưa đưa ra bình luận nào về động thái “đổi tên” của Palestine thì theo giới quan sát, động thái này nhằm mục đích tăng cường chủ quyền “trên mặt đất” của Palestine và là một bước tiến trên con đường tới độc lập thực sự. Sự kiện này cho thấy vị thế của Palestine đã được nâng tầm, họ sẽ có địa vị ngang hàng với Israel trong các cuộc đàm phán hòa bình tương lai, và như thế, một bản nghị quyết 2 nhà nước cùng tồn tại song song sẽ có cơ hội tái sinh.

Tuy nhiên, Israel vốn chỉ trích mạnh mẽ việc Palestine được nâng cấp quy chế tại LHQ, nhiều lần xác định rằng nhà nước Palestine chỉ có thể được thành lập thông qua các cuộc đàm phán song phương với nhà nước Do Thái. Do vậy, các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Palestine Israel được nối lại vào tháng 9-2010, bị gián đoạn chỉ vài tuần sau đó và cho đến nay vẫn chưa được khởi động lại. Những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm đưa hai bên quay trở lại bàn đàm phán từ đó cũng không đạt được bước tiến đáng kể nào. 

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Singapore công bố chính phủ mới

Singapore công bố chính phủ mới

Ngày 21/5, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã công bố nội các cho nhiệm kỳ mới, hơn 2 tuần sau khi ông nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ người dân trong cuộc tổng tuyển cử 2025.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ánh sáng bất diệt soi đường cho Cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ánh sáng bất diệt soi đường cho Cách mạng Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hãng thông tấn Mỹ Latinh Prensa Latina đã đăng tải bài viết đặc biệt mang tựa đề “Việt Nam và ánh sáng bất diệt của lòng yêu nước”, khẳng định tư tưởng và sự nghiệp của Người vẫn tiếp tục soi đường cho Cách mạng Việt Nam.

EU và Anh đạt được thỏa thuận tạm thời trước thềm hội nghị thượng đỉnh

EU và Anh đạt được thỏa thuận tạm thời trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Giới chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết đã đạt được thỏa thuận tạm thời với Anh về vấn đề quốc phòng và an ninh, ngư nghiệp và vấn đề di chuyển của thanh niên trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU - Anh diễn ra ngày 19/5. Thỏa thuận tạm thời này được cho là sẽ mở đường cho các doanh nghiệp Anh tham gia vào các hợp đồng quốc phòng lớn của EU.

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Trong một thế giới đầy thách thức và biến động bởi chia rẽ và xung đột, những triết lý của Đức Phật về lòng từ bi, trí tuệ và bao dung là chìa khóa để con người vượt qua thù hận, xây dựng tương lai hòa bình và phát triển bền vững cho toàn nhân loại.

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du Trung Đông mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump không đơn thuần là một chuỗi hoạt động ngoại giao mang tính biểu tượng. Ẩn sau các tuyên bố hợp tác và lễ ký kết hàng chục tỷ USD là sự tái khẳng định chiến lược của Washington nhằm định hình lại vai trò của mình tại khu vực vốn nhiều biến động này.

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

fb yt zl tw