Người trẻ 'thổi hồn' vào gốm Lái Thiêu

Nằm cạnh dòng sông Sài Gòn, Lái Thiêu Bình Dương) không chỉ mang trong mình vẻ đẹp của một vùng đất của cây lành trái ngọt, mà còn là “cái nôi” của nghề gốm truyền thống.

Trước sự phát triển của sản phẩm công nghiệp cùng xu hướng tiêu dùng nhanh đã khiến cho gốm sứ thủ công Lái Thiêu qua “thời vàng son”. Tuy nhiên, có những người trẻ chọn giữ gìn cái nghề “chân lấm tay bùn” này và duy trì nét đẹp của gốm xưa. Anh Huỳnh Xuân Huỳnh, chủ lò gốm “Nắng’s Ceramics” là một người như vậy.

Anh Huỳnh Xuân Huỳnh lưu giữ nét đẹp gốm sứ Lái Thiêu.
Anh Huỳnh Xuân Huỳnh lưu giữ nét đẹp gốm sứ Lái Thiêu.

Lúc còn ở quê Kiên Giang, những bộ chén dĩa Lái Thiêu dường như là vật dụng không thể thiếu trong gia đình của anh Huỳnh.

Có dịp đến Bình Dương và dạo ở nhiều ngôi chợ nhưng vẫn không tìm được những bộ gốm sứ nung củi truyền thống Lái Thiêu, vì vậy khi ghé một số lò gốm ở Tân Phước Khánh, chợ Búng… chàng trai xa lạ này phát hiện nhiều cái hay, từ đó nảy ra ý tưởng gìn giữ nghề thủ công hơn 300 năm tuổi của mảnh đất Lái Thiêu này.

Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh, anh Huỳnh mang hết tất cả hành trang là kiến thức của mình đến Bình Dương để tạo ra “Nắng’s Ceramics”.

Sản phẩm của Nắng’s Ceramics.
Sản phẩm của Nắng’s Ceramics.

Để có thêm kinh nghiệm, ngoài học hỏi từ những thợ làm gốm lâu năm, anh Huỳnh nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống của gốm Lái Thiêu và thêm vào đó chút hiện đại, góc nhìn mới mẻ của người trẻ. Thấy anh quá đam mê, người chủ lò khi giải nghệ đã để lại lò gốm hơn 40 năm tuổi cho anh quản lý. Từ đây, ông chủ lò chỉ mới 27 tuổi này bắt đầu “đưa” gốm Lái Thiêu lên mạng xã hội, hòa nhập cùng thời đại chuyển đổi số. Nhờ vậy mà các sản phẩm thủ công gốm sứ Lái Thiêu tinh xảo, mang đậm dấu ấn văn hóa màu sắc Nam bộ, như: Hoa sen, hoa mai, rồng phượng, cá chép… của anh Huỳnh được nhiều khách hàng gần xa để ý. Cứ thế không chỉ trong nước mà cái mộc mạc của gốm Lái Thiêu đã vang xa sang tận Nhật Bản, Đài Loan, Pháp, Mỹ…

Hiện lò gốm của anh Xuân Huỳnh là nơi tụ họp của hơn chục người trẻ yêu cái hồn gốm Lái Thiêu. Tất cả đều mong muốn điểm tô thêm nét đẹp của một nghề thủ công và là di sản văn hóa của Bình Dương…

m.baobinhduong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh đẹp Bình Dương qua tranh sơn mài

Cảnh đẹp Bình Dương qua tranh sơn mài

Khi những di tích, thắng cảnh của Bình Dương như cầu gãy Sông Bé, Nhà việc Phú Cường (nay là Nhà truyền thống TP.Thủ Dầu Một, chợ Thủ), bến Lò Lu, chùa Hội Khánh… được bàn tay khéo léo của họa sĩ đưa vào tranh sơn mài đã tạo nên những tác phẩm độc đáo. Thông qua những tác phẩm nghệ thuật ấy, hình ảnh của đất và người Bình Dương có cơ hội đến với nhiều người, đi nhiều nơi…

Lực đẩy cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Lực đẩy cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Với những thuận lợi từ tấm “vé thông hành” là Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu mang lại, các cấp, các đơn vị sản xuất ngày càng quan tâm, tham dự chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn. Danh hiệu này thúc đẩy các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư mạnh mẽ và nghiêm túc vào việc phát triển sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới.

Hạnh phúc với hành trình “tiếp sức”

Hạnh phúc với hành trình “tiếp sức”

Với tâm niệm “Cho đi là còn mãi”, hàng tháng, bà dùng lương hưu của mình, cộng với tiền con cháu cho, rồi góp vào Quỹ học bổng Mai Bửu Đàn để hỗ trợ các em học sinh nghèo vượt khó hiếu học của địa phương. Cứ như thế, hàng trăm học sinh khó khăn được “tiếp sức” đến trường. Người mà chúng tôi nói tới là bà Lương Thị Út (ở phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An), người sáng lập Quỹ học bổng Mai Bửu Đàn.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương

Việc cải thiện chất lượng đào tạo, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, cùng với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương sẽ tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động. Điều này không chỉ góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương mà còn giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn trong nền kinh tế toàn cầu.

Về làng thông minh, cảm nhận sự đổi thay

Về làng thông minh, cảm nhận sự đổi thay

Xã Bạch Đằng (TP.Tân Uyên) được Bình Dương chọn là một trong những địa phương thí điểm xây dựng làng thông minh. Với sự nỗ lực chung, sau 3 năm triển khai xây dựng thí điểm mô hình, đến nay người dân, du khách đang cảm nhận rõ nét sự thay đổi của vùng đất cù lao này.

Bình Dương phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực phát triển

Bình Dương phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Bình Dương chú trọng vào các vấn đề chủ đạo trong việc triển khai thực hiện quy hoạch. Đó là phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực; không hy sinh lợi ích của người dân và môi trường… để đánh đổi lấy sự phát triển. Tổ chức thực hiện quy hoạch phải khoa học, phù hợp với sự phát triển thực tế của địa phương, khu vực, quốc gia, quốc tế.

Bình Dương vươn mình để trở thành thành phố trực thuộc trung ương: Tìm thấy "phương tiện đặc biệt"!

Bình Dương vươn mình để trở thành thành phố trực thuộc trung ương: Tìm thấy "phương tiện đặc biệt"!

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương khẳng định mô hình "Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ" đã trở thành phương tiện giúp địa phương thu hút nguồn lực củng cố hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp đồng bộ đô thị, giao thông, văn hóa, xã hội.

fb yt zl tw