Người dân Phìn Ngan không còn mặn mà với cây sa nhân

LCĐT - Sa nhân từng được ca ngợi là cây thoát nghèo, làm giàu của người dân xã Phìn Ngan (Bát Xát). Tuy nhiên, những năm gần đây, cây sa nhân liên tục mất giá, nên người dân đã phá bỏ phần lớn diện tích.

Từng một thời hoàng kim

Xã Phìn Ngan là địa phương vùng cao thường xuyên hứng chịu thiên tai, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Bù lại, thổ nhưỡng, khí hậu ở Phìn Ngan rất lý tưởng để trồng các loại cây dược liệu như sa nhân, thảo quả. Trước đây, người dân Phìn Ngan tận dụng tất cả những diện tích đất rừng để trồng cây sa nhân. Cây sa nhân sinh trưởng và phát triển tốt, nên chỉ 2 - 3 năm là cho thu hoạch. Với giá bán có thời điểm cao nhất lên tới 900 nghìn đồng/kg quả khô, 200 nghìn đồng/kg quả tươi đã giúp nhiều hộ ở Phìn Ngan thoát nghèo, thậm chí vươn lên làm giàu chỉ trong một vài năm. Ông Tẩn Xành Tịnh, thôn Sùng Bang, xã Phìn Ngan cho biết: Thời điểm cao nhất gia đình tôi trồng 5 ha cây sa nhân. Những năm được mùa, được giá, cây sa nhân mang lại cho gia đình tôi khoảng 500 triệu đồng.

Người dân phơi quả sa nhân.
Người dân phơi quả sa nhân.

Cây sa nhân rất dễ trồng, không tốn công chăm sóc mà vẫn cho giá trị kinh tế cao, nên chỉ trong thời gian ngắn, xã Phìn Ngan đã có gần 400 ha, tập trung nhiều nhất ở các thôn: Sùng Bang, Suối Chải, Lò Suối Tủng. Không chỉ có sản lượng quả lớn nhất tỉnh, Phìn Ngan còn trở thành thủ phủ phân phối cây sa nhân giống cho các địa phương trong và ngoài tỉnh. Ông Tẩn A San, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phìn Ngan cho biết: Những năm trước, nhà nào ở Phìn Ngan cũng trồng sa nhân, ít thì vài nghìn m2, nhiều lên tới gần chục ha. Vào mùa thu hoạch sa nhân, thương lái đến tận nương thu mua quả tươi với giá cao.

Thời kỳ cao điểm, gia đình ông Chuẩn Duần Pẩu, thôn Sùng Bang có hơn 3 ha sa nhân đến tuổi cho thu hoạch. Năm được mùa, được giá, ông thu gần 300 triệu đồng từ bán quả sa nhân. Ông Pẩu cho biết: Trước khi có cây sa nhân, người dân chúng tôi chỉ trồng ngô, lúa, quanh năm vất vả nhưng cũng chỉ đủ ăn, không khá lên được. Từ khi trồng cây sa nhân, cuộc sống người dân được cải thiện, xây nhà cửa, mua sắm các thiết bị phục vụ sinh hoạt.

Đến thời bỏ sa nhân trồng quế

Tưởng rằng với lợi thế về thổ nhưỡng, thời tiết, cây sa nhân sẽ là hướng phát triển kinh tế bền vững của người dân Phìn Ngan. Tuy nhiên, “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, 3 năm trở lại đây, cây sa nhân khiến người dân Phìn Ngan thất vọng vì phần lớn diện tích bị thoái hóa, chậm phát triển, cho năng suất thấp. Đặc biệt, giá bán sa nhân “tuột dốc không phanh”, hiện ở mức trên dưới 30 nghìn đồng/kg quả tươi, 200 nghìn đồng/kg quả khô. “Vụ sa nhân năm 2022, gia đình tôi chỉ còn khoảng 3 ha, cho sản lượng khoảng 1 tấn quả tươi, bán được gần 40 triệu đồng. Đây là mức thu nhập thấp nhất từ khi trồng cây sa nhân đến nay. Nếu cứ tiếp đà này, trong thời gian tới gia đình tôi sẽ phá bỏ hầu hết diện tích cây sa nhân để chuyển sang trồng cây quế” - ông Tịnh cho biết thêm.

Được biết, thị trường tiêu thụ quả sa nhân chủ yếu là bên nước bạn Trung Quốc. 2 năm qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc tiêu thụ quả sa nhân gặp rất nhiều khó khăn, giá bán giảm mạnh. Trước đây, người dân thu hoạch sa nhân đến đâu, thương lái vào tận nơi thu mua đến đó, không phân biệt quả xấu hay đẹp, nhưng nay ngược lại. Nhiều thương lái vào thu mua sa nhân còn chê chất lượng quả thấp để ép giá người dân. Hiện xã Phìn Ngan chỉ còn khoảng 180 ha cây sa nhân, tổng sản lượng năm 2022 ước đạt khoảng 10 tấn quả tươi, giảm hơn 50% so với năm 2021.

Cây sa nhân liên tục mất mùa, mất giá khiến người dân xã Phìn Ngan gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để người dân Phìn Ngan chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Từ năm 2020 đến nay, người dân xã Phìn Ngan đã phá bỏ hơn 200 ha sa nhân để chuyển sang trồng quế. Quế là cây trồng đa dụng, mang lại thu nhập cao cho người dân; chính vì thế, xã Phìn Ngan đang khuyến khích người dân chuyển đổi dần diện tích sang trồng quế để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân, du khách

Vận tải hành khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân, du khách

Kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm nay do thời gian nghỉ dài ngày, lượng hành khách đi lại tăng cao hơn so với ngày thường. Trước tình hình đó, ngành giao thông vận tải đã xây dựng phương án tổ chức vận tải hành khách và chỉ đạo các đơn vị kinh doanh chuẩn bị nhân lực, phương tiện phục vụ người dân và khách du lịch tốt nhất.

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Chiều 26/4, tại thành phố Lào Cai, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai và Hội Nông dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng.

Phát triển ngành hàng quế bền vững

Phát triển ngành hàng quế bền vững

Toàn tỉnh hiện có hơn 58.000 ha quế, hằng năm đưa ra thị trường khoảng 9.000 tấn vỏ quế, gần 120.000 tấn cành, lá và một số sản phẩm liên quan đến quế. Cây quế đã và đang mang lại nguồn thu nhập khá, giúp nâng cao đời sống, giảm nghèo và làm giàu cho người dân. Tuy vậy, ngành quế đang đứng trước một số khó khăn, thách thức và cần giải pháp tháo gỡ, phát triển bền vững.

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Diễn biến bất lợi, khó lường của tình hình địa chính trị thế giới cùng với áp lực gia tăng tỷ giá, lạm phát trong nước và thực trạng khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp là những yếu tố đang gây sức ép lớn cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế-xã hội những quý còn lại của năm 2024.

fb yt zl tw