Nghề gốm sứ ở Bình Dương

Nghề gốm ở Bình Dương thể hiện sự tinh tế và sáng tạo trong việc làm nghệ thuật từ đất sét.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
nghe-5573.jpg

Theo tài liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, làng nghề gốm tại địa phương này đã xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Có làng nghề sản xuất lâu đời tại Bình Dương, đó là Tân Phước Khánh, Lái Thiêu và Chánh Nghĩa.

Trong đó, làng nghề gốm Lái Thiêu có truyền thống lâu đời nhất, là chiếc nôi của gốm sứ Bình Dương và được xem là một trong những trung tâm gốm sứ lớn của Nam Bộ.

 1699324077-tim-hieu-ve-lang-nghe-gom-su-binh-duong-so-huu-thuong-hieu-noi-danh-1655221536-7408.jpg

Đến những năm 30 của thế kỷ 20, làng nghề Tân Phước Khánh đã có hơn 10 lò gốm thủ công, sản xuất nhiều sản phẩm đa dạng như chén, dĩa, ấm tách, chậu hoa, bình lọ, và các vật trang trí khác.

1699324109-10-5943.jpeg

Cùng với các làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Tràng An, Biên Hoà… gốm sứ Bình Dương cũng đã sớm nổi tiếng trong và ngoài nước. Gốm sứ Bình Dương được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng và đang ngày càng khẳng định đẳng cấp thương hiệu tại Việt Nam.

Quá trình sản xuất gốm sứ trải qua nhiều công đoạn trong đó gồm 5 công đoạn chính: tạo hình sản phẩm (bằng thủ công hoặc sử dụng công nghệ hiện đại); trang trí sản phẩm (nhúng men,vẽ và trang trí sản phẩm); phơi sấy sản phẩm; nung sản phẩm; đóng gói sản phẩm.

Bên cạnh gốm sứ truyền thống, các dòng gốm sứ xuất khẩu với các thương hiệu nổi bật ở Bình Dương hiện nay như: gốm sứ Minh Long I, gốm sứ Cường Phát, gốm sứ Minh Phát,…với nhiều sản phẩm mẫu mã đẹp, đa dạng, chất lượng hiện đang rất được ưa chuộng ở các thị trường: Nhật, Mĩ, EU,…

Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng cộng đồng văn hóa, văn minh trong từng nếp nghĩ, nếp làm

Xây dựng cộng đồng văn hóa, văn minh trong từng nếp nghĩ, nếp làm

Nếp sống văn hóa, văn minh tưởng như là những khái niệm trừu tượng nhưng lại thể hiện qua từng lời nói, hành động thường ngày của mỗi người. Để xây dựng “Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại” thì trước hết con người phải văn hóa, văn minh trong từng nếp nghĩ, nếp làm.

Đặc sắc phòng thư giãn cho giáo viên

Đặc sắc phòng thư giãn cho giáo viên

Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của học sinh nhưng công việc của họ cũng đầy thử thách và căng thẳng. Do đó, việc tạo ra một không gian thư giãn dành riêng cho giáo viên là vô cùng cần thiết để họ có thể nạp lại năng lượng và tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Việc tạo môi trường thân thiện, vui vẻ cho giáo viên là một trong những hướng đi được nhiều trường học trên địa bàn tỉnh lựa chọn khi xây dựng trường học hạnh phúc.

Thêm yêu quê hương qua những tiết học

Thêm yêu quê hương qua những tiết học

Giáo dục địa phương (GDĐP) là một trong những môn học của chương trình giáo dục phổ thông 2018, cung cấp kiến thức hữu ích về nơi sinh sống, bồi dưỡng tình yêu quê hương cho học sinh (HS)… Tại Bình Dương, việc giảng dạy GDĐP đang được chú trọng và đổi mới nhằm mang đến cho HS những trải nghiệm học tập hiệu quả và thiết thực.

“Ngôi nhà xanh” lan tỏa nghĩa tình…

“Ngôi nhà xanh” lan tỏa nghĩa tình…

Hiểu tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường (BVMT), nhiều địa phương trong tỉnh đã triển khai các mô hình hiệu quả. Hơn thế, những mô hình như “Ngôi nhà xanh”, “Thu gom phế liệu gây quỹ tình thương” không đơn thuần là một sáng kiến xây dựng cảnh quan xanh - sạch - đẹp mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.

Ấm áp những “bữa ăn yêu thương”

Ấm áp những “bữa ăn yêu thương”

Có một địa chỉ cũng phục vụ cơm trưa cho mọi người nhưng lạ lắm! Lạ ở chỗ là người ăn không phải tốn tiền mua mà còn được tiếp đón rất nhiệt tình, chu đáo. Đó chính là nơi hoạt động của mô hình “Bữa ăn yêu thương” do Hội Chữ thập đỏ phường Phú Lợi (TP. Thủ Dầu Một) phối hợp với cơm chay Mẫn Tài thực hiện tại địa chỉ số 32 Huỳnh Văn Lũy, khu phố 1, phường Phú Lợi. 

Thị xã Bến Cát: Xứng tầm thành phố thứ 5 của Bình Dương

Thị xã Bến Cát: Xứng tầm thành phố thứ 5 của Bình Dương

Thị xã Bến Cát cùng với các thành phố Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An và Tân Uyên nằm trong vùng phát triển đô thị động lực phía Bắc của vùng đô thị trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, là vùng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, vùng phát triển cân bằng không gian cho vùng đô thị trung tâm... Sau quá trình nỗ lực xây dựng, phát triển, Bến Cát đã đạt chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương.

Khởi hành chuyến tàu liên vận quốc tế đầu tiên năm Giáp Thìn 2024 từ Bình Dương đi Trung Quốc

Khởi hành chuyến tàu liên vận quốc tế đầu tiên năm Giáp Thìn 2024 từ Bình Dương đi Trung Quốc

Chiều 21/2 tại Ga Sóng Thần (Bình Dương), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã tổ chức “Lễ khởi hành chuyến tàu liên vận quốc tế đầu tiên năm Giáp Thìn 2024, vận chuyển hàng nông sản xuất khẩu từ Ga Sóng Thần đến Trịnh Châu (Hà Nam, Trung Quốc).

Những câu chuyện làm nên vị thế Bình Dương

Những câu chuyện làm nên vị thế Bình Dương

Trong quá trình phát triển, tại Bình Dương có nhiều câu chuyện thể hiện cách nghĩ, cách làm mang tính sáng tạo “đi trước mở đường”, được người dân trong và ngoài tỉnh ủng hộ, các tỉnh, thành trong nước áp dụng nhân rộng. Những câu chuyện thực tế diễn ra trên địa bàn tỉnh đã góp phần minh họa cho mô hình phát triển tổng quát của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới đất nước...

Rực rỡ sắc hoa tết ở Tân Ba

Rực rỡ sắc hoa tết ở Tân Ba

Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang đến rất gần. Trên những cánh đồng ở khu phố Tân Ba (phường Thái Hòa, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), người dân đang tất bật chăm sóc hoa để cung ứng cho thị trường tết. Cảnh sắc làng hoa càng rực rỡ hơn khi những ngày gần đây có rất đông du khách đến chụp ảnh lưu niệm cùng gia đình, người thân và bạn bè.

fb yt zl tw