Theo hồi ký của ông Nguyễn Văn Thêm, người lái chuyến tàu ngày ấy: “Bây giờ tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai mới khôi phục, còn nhiều đoạn vòng, dốc, có chỗ chưa ổn định, rất dễ xảy ra sự cố. Một chuyến tàu đi trên đường tốt đối với tuổi già như Bác cũng đã mệt lắm rồi, huống hồ đây lại là tuyến đường xấu, lòng tôi cứ rộn lên bao áy náy, lo âu…
… Chiếc đầu máy cùng với những người lái tàu ngày ấy giành được danh hiệu tổ lao động xã hội chủ nghĩa, rồi tổ lái máy anh hùng”.
Niềm vui sướng của những người lái tàu ngày ấy hòa trong niềm vui chung của đồng bào các dân tộc Lào Cai và trở thành niềm tự hào của cán bộ, công nhân ngành đường sắt trên tuyến Hà Nội - Lào Cai nói chung và ga Lào Cai nói riêng.
Một chuyến tàu đi trên đường tốt đối với tuổi già như Bác cũng đã mệt lắm rồi, huống hồ đây lại là tuyến đường xấu, lòng tôi cứ rộn lên bao áy náy, lo âu…
Ông Ngô Vũ Quang, Phó Trưởng ga phụ trách Ga Lào Cai cho biết: Câu chuyện thế hệ trước kể lại luôn được cán bộ, công nhân viên trân trọng và trở thành động lực hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Trong chặng đường phát triển, Ga Lào Cai đã trải qua nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng. Đặc biệt, từ khi tái thành lập ga (1993) đến nay, Ga Lào Cai đã có nhiều thay đổi về mô hình tổ chức, hạ tầng.
Năm 2014, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho đầu tư xây dựng lại nhà Ga Lào Cai, các đường đón gửi và các bãi hàng hóa của ga. Nhà ga khang trang, hiện đại hơn, các điều kiện phục vụ hành khách, hàng hóa được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp toàn diện, đảm bảo chất lượng phục vụ, xứng tầm là ga hạng I ga liên vận quốc tế.
Tuy nhiên, những năm qua, Ga Lào Cai cũng trải qua nhiều thăng trầm, có những thời điểm khó khăn, không đủ các điều kiện về toa xe khách, toa xe hàng, địa điểm xếp dỡ phục vụ khách hàng, chất lượng hạ tầng hạn chế dẫn đến không nâng được sản lượng vận tải.
Từ khi tuyến đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào Cai đưa vào hoạt động (năm 2014), tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt về thị phần vận tải giữa phương tiện vận tải đường sắt và đường bộ. Cũng từ thời điểm này, sản lượng vận tải hành khách, hàng hóa của Ga Lào Cai giảm sâu so với cùng kỳ. Đặc biệt, những năm khó khăn do dịch bệnh vào các năm 2020 - 2022 đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức sản xuất của nhà ga.
Khó khăn, thách thức như vậy nhưng với quyết tâm của nhiều thế hệ lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên nhà ga, Ga Lào Cai luôn khẳng định vai trò là ga hạng I, ga liên vận quốc tế. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, các chính sách kinh tế biên mậu có nhiều thay đổi, Ga Lào Cai vẫn nỗ lực thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, kinh doanh được giao; công tác tổ chức chạy tàu đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Từ đầu năm đến nay, Ga Lào Cai đã tổ chức đón gửi 502 đoàn tàu khách, 661 đoàn toàn vận chuyển hàng hóa nội địa, 732 đoàn tàu liên vận quốc tế; đảm bảo các điều kiện cho 133.980 tấn hàng hóa xuất khẩu và 49.813 tấn hàng hóa nhập khẩu. Ga Lào Cai cũng tham mưu trực tiếp cho Chi nhánh Khai thác đường sắt Lào Cai khai thác hiệu quả hạ tầng đường sắt trên mặt bằng và lợi thế của nhà ga…
Ông Ngô Vũ Quang, Phó Trưởng ga phụ trách Ga Lào Cai cho biết: Phát huy truyền thống của ngành đường sắt với niềm tự hào được đưa Bác lên thăm Lào Cai cách đây hơn nửa thế kỷ, trước xu thế hội nhập, công nghệ ngày càng phát triển, Ga Lào Cai đã và đang tiếp tục nghiên cứu để thay đổi mô hình tổ chức, đưa công nghệ tiên tiến vào quá trình vận tải với mục đích tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, doanh thu để nâng cao thu nhập cho người lao động.
Năm 1993, ga Lào Cai được tái lập. Đến giữa năm 1994, nhà ga mới hoàn thiện xong và đi vào sử dụng.
Năm 1996, công tác tổ chức vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt giữa 2 nước Việt - Trung được khai thông.
Năm 2003, ga Lào Cai được công nhận là ga cấp I.
Từ năm 1/2011 đến 2015, mô hình quản lý của ngành đường sắt có nhiều thay đổi dẫn đến những thay đổi các đầu mối trực tiếp quản lý ga Lào Cai.