Nét đẹp người Phù Lá

LCĐT - Người Phù Lá còn có tên gọi khác là Xá Phó, Bồ Khô Pạ, Mú Dí Pạ, Phổ, Va Xơ Lao, Pu Dang. Trong dặm dài lịch sử, dù mang những tên gọi khác nhau nhưng Phù Lá vẫn là tên gọi chính thức của Nhà nước ta đối với cộng đồng này.

Người Phù Lá giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống.

Người Phù Lá thuộc dân tộc thiểu số rất ít người, tập trung nhiều nhất ở Lào Cai, có tiếng nói riêng, một ngôn ngữ của ngữ chi Lô Lô, thuộc ngữ hệ Tạng - Miến trong hệ ngôn ngữ Hán - Tạng. Cũng như đồng bào các dân tộc thiểu số khác, tộc người này sống thành từng bản, từng khu và mỗi bản, khu có vài chục nóc nhà, chủ yếu ở các huyện: Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên. Với đặc thù về phong tục, tập quán, lối sống, ngày nay, người Phù Lá vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống.

Các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ có vai trò rất lớn trong việc điều hành cộng đồng. Các dòng họ chính của người Phù Lá là Nhìu, Lồ, Lý, Ngô…

Người Phù Lá không bị ép buộc trong hôn nhân. Khi yêu nhau, trai gái thông báo cho bố mẹ biết, hai gia đình sẽ tổ chức ăn bữa cơm thân mật. Từ đó, đôi trai gái được coi như đã đính hôn, đám cưới có thể tổ chức sau 1 hoặc 2 năm. Theo phong tục của người Phù Lá, cô dâu về ở nhà chồng, tuy nhiên, cũng có thể cho chú rể ở rể từ 2 đến 3 năm để trả công ơn bố mẹ đã sinh ra con gái.

Trang phục của người Phù Lá độc đáo trong lối tạo dáng và phong cách thẩm mỹ, khó trộn lẫn với bất cứ dân tộc nào trong hệ ngôn ngữ Hán - Tạng. Trang phục của họ có nét truyền thống nhưng lại mang dáng dấp hiện đại. Thường ngày, nam giới mặc áo xẻ ngực. Áo được may từ 6 mảnh vải, cổ thấp, không cài cúc, nẹp ngực bằng viền vải đỏ, ống tay hẹp, cổ tay thêu hoa văn rất điệu đà. Nhưng với phụ nữ, có sự phân biệt đôi chút. Gái chưa chồng thường để tóc dài quấn quanh đầu, đầu đội khăn vuông đen hoặc nhuộm chàm, bốn góc và giữa có đính hạt cườm. Phụ nữ Phù Lá thường mặc áo ngắn 5 thân, dài tay, cổ mỏng, thấp, chui đầu. Trên nền chàm của áo, thân được chia thành các khu vực trang trí. Cổ áo vuông và có nhiều hoa văn, cùng với lối bố cục, sử dụng màu sắc giúp chiếc áo phụ nữ Phù Lá khó lẫn lộn với trang phục của các dân tộc khác. Váy có màu chàm đen, đầu và chân váy được trang trí hoa văn màu đỏ, trắng, vàng - giống như áo được phủ khoảng 2/3 diện tích nền chàm. Đầu vấn khăn hoặc đội mũ thêu hoa văn theo lối chữ nhất. Phụ nữ dân tộc này còn có loại áo dài 5 thân cài nách phải hoặc tứ thân cổ cao, tròn, cài cúc vai.

Là đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người nên cộng đồng người Phù Lá ở Lào Cai nhận được nhiều chính sách hỗ trợ trong phát triển sản xuất và gìn giữ bản sắc văn hóa. Tộc người này đã và đang đóng góp cho kho tàng bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai thêm đậm đà, độc đáo.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong tháng 5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Theo dấu chân Người” hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 -19/5/2024).

Đại trùng tu Đền Thượng

Đại trùng tu Đền Thượng

Theo ông Ngô Ngọc Hà, Trưởng Ban Quản lý di tích thành phố Lào Cai, Đền Thượng đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và lần đại trùng tu này được thực hiện sau đúng 100 năm đền được di chuyển lên vị trí hiện nay.

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

fb yt zl tw