Những ngày này 70 năm trước, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, quân và dân Lào Cai đã hoàn thành xuất sắc 2 nhiệm vụ là tiễu phỉ, bảo vệ hậu phương vững mạnh cho cuộc trường kỳ kháng chiến, giữ vững cầu nối tiếp viện trên tuyến biên giới Việt - Trung và tham gia vận chuyển vũ khí, quân lương cho Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.
Ở tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng khi trò chuyện với chúng tôi, ký ức về những trận đánh ác liệt với quân Pháp trên chiến trường Điện Biên Phủ vẫn vẹn nguyên đối với ông Hoàng Văn Kể (93 tuổi), chiến sĩ Điện Biên năm xưa hiện sinh sống tại thôn Giàng, xã Làng Giàng (huyện Văn Bàn).
Ông Kể nhớ lại: Năm 1950, vừa tròn 18 tuổi, theo tiếng gọi của đất nước, ông nhập ngũ và được biên chế vào Trung đoàn 148, Quân khu Tây Bắc. Khi ấy, Trung ương Đảng chủ trương mở Chiến dịch Biên giới (mang tên Chiến dịch Lê Hồng Phong II) nhằm giải phóng vùng biên giới Việt - Trung, nhất là vùng Lào Cai để khai thông đường tiếp viện quốc tế lên Điện Biên Phủ. Đơn vị của ông tham gia đánh Pháp ở nhiều địa phương như Lào Cai, Than Uyên, Hà Giang và đến tháng 2/1953 thì tiến về Mường Thanh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ…
Tôi vẫn nhớ như in nội dung bức thư Bác Hồ gửi chúc mừng ngày Giải phóng Lào Cai và thăm hỏi đồng bào: “Được giải phóng rồi, đồng bào phải làm gì: 1 - Phải thực hành đại đoàn kết, thương yêu nhau, giúp đỡ nhau trong mọi việc. 2 - Phải thi đua tăng gia sản xuất cho mọi người no ấm. 3 - Phải ra sức giúp đỡ Chính phủ, ủng hộ bộ đội để góp phần vào trường kỳ kháng chiến để chuyển mạnh sang tổng phản công, để đưa kháng chiến đến hoàn toàn thắng lợi…”. Bức thư như lời hiệu triệu của Bác Hồ với mỗi chiến sĩ và dân công hỏa tuyến Lào Cai tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ông Hoàng Văn Kể xúc động nói.
Cùng trong đoàn quân hừng hực khí thế kéo pháo lên Điện Biên chiến đấu với đội quân viễn chinh Pháp còn có cựu chiến binh Lương Văn Mầng, một người con dân tộc Tày ở thôn Nậm Bó, xã Làng Giàng (huyện Văn Bàn). Năm 1951, vừa tròn 20 tuổi, ông lên đường nhập ngũ và được biên chế vào Tiểu đoàn pháo 75 mm, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316. Sau thời gian huấn luyện, đơn vị ông được lệnh hành quân lên Điện Biên làm nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm đồi A1.
Khi đơn vị vừa kéo pháo lên Điện Biên thì nhận được lệnh phối hợp với các đơn vị bạn đánh cứ điểm đồi A1 - phân khu trung tâm. Đây là trận đánh ngắn nhưng chúng tôi phải chuẩn bị cả tháng để đưa pháo vào trận địa chờ thời cơ tổng công kích. Theo kế hoạch, thời gian nổ súng toàn mặt trận là 20 giờ 30 phút ngày 6/5, lấy tiếng nổ của khối bộc phá ở đồi A1 làm hiệu lệnh tiến công. Đến 4 giờ 30 phút ngày 7/5, Trung đoàn 174 đã làm chủ hoàn toàn đồi A1. Nhưng phải gần một ngày “quần nhau” với địch, đến 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của bộ đội ta mới được cắm trên nóc hầm Đờ-Cát, kết liễu số phận Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Trận đánh kết thúc, đơn vị tôi hy sinh quá nửa nhưng ai cũng tự hào.
ông Lương Văn Mầng nhớ lại.
Ông Hoàng Văn Kể và Lương Văn Mầng là 2 nhân chứng sống đại diện cho hàng trăm cựu binh là con em Lào Cai đã trải qua những ngày tháng hào hùng “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” nhưng “gan không núng, chí không mòn” khi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Lịch sử luôn khắc ghi công lao của các thế hệ chiến sĩ, dân công hỏa tuyến, dân quân du kích Lào Cai đã hiến dâng tuổi thanh xuân để chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc.
Theo những dữ liệu lịch sử, ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm đánh bại cứ điểm cuối cùng của thực dân Pháp. Khi ấy, tình hình mọi mặt trên quê hương Lào Cai đã có những thay đổi to lớn. Cơ sở cách mạng tiếp tục được củng cố và phát triển. Cuối năm 1953, toàn Đảng bộ tỉnh có gần 500 đảng viên với 30 chi bộ; lúc này, hầu hết các xã trong tỉnh đã thành lập được HĐND và ủy ban hành chính kháng chiến, đủ sức lãnh đạo phong trào cách mạng từ cơ sở. Cùng với đó, các tổ chức đoàn thể ở nhiều xã vùng sâu, vùng biên giới được thành lập, tạo cơ sở chính trị vững chắc để tổ chức lực lượng chiến đấu và chi viện cho tiền tuyến Điện Biên.
Vì vậy, khi được Trung ương giao nhiệm vụ tiếp tục giữ vững vùng hậu phương, đồng thời đảm bảo an toàn cho các tuyến vận chuyển đường thủy, đường bộ, trung chuyển vật tư, vũ khí, hậu cần phục vụ tiền tuyến ở Điện Biên Phủ, Ủy ban Hành chính kháng chiến Lao Cai đã tổ chức Hội nghị Đoàn kết dân tộc Lào Cai, phát động phong trào quân dân đoàn kết xây dựng chính quyền, cải cách dân chủ và triển khai nhiệm vụ trọng tâm phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Những hoạt động trên đã tạo khí thế thi đua sôi nổi, hào hùng trong phong trào bảo đảm vận chuyển cung cấp vật tư, vũ khí, hậu cần, phục vụ tiền tuyến. Cùng với đó, Tỉnh ủy Lào Cai cũng đẩy mạnh xây dựng mối quan hệ hữu nghị với cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để tổ chức tiếp nhận vũ khí, đạn dược, trang - thiết bị, hậu cần của các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ qua biên giới Việt - Trung an toàn, kịp thời để đưa lên Tây Bắc.
Đối với lực lượng vũ trang, sau giải phóng (năm 1950), được sự giúp đỡ của trung ương, đến năm 1953, Lào Cai đã xây dựng được một tiểu đoàn chủ lực của tỉnh (Tiểu đoàn 259) với 3 đại đội (961, 962, 965) và kiện toàn 3 đại đội ở Bắc Hà, Mường Khương, Bảo Thắng; xây dựng được 2 trung đội ở Phong Thổ, Bát Xát và 1 trung đội bảo vệ cầu đường, với tổng quân số gần 1.000 người. Cùng với bộ đội chủ lực, hầu hết các xã trong tỉnh cũng thành lập lực lượng du kích, dân quân với quân số 4.859 người (3.884 dân quân, 975 du kích) và huy động hơn 2.000 dân công hỏa tuyến. Đây là lực lượng nòng cốt giữ vững vùng hậu phương của cuộc kháng chiến và tham gia vận chuyển, trung chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đại tá Nguyễn Ngọc Ngân, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai cho biết: Khi quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ Chính trị Trung ương Đảng giao cho Lào Cai 2 nhiệm vụ chính là củng cố lực lượng bộ đội chủ lực bảo vệ hậu phương vững mạnh, gắn với đảm bảo an toàn hành lang tiếp nhận hàng viện trợ trên tuyến biên giới Việt - Trung và nhiệm vụ tổ chức vận chuyển vũ khí, quân lương chi viện cho tiền tuyến theo 2 hướng từ Lào Cai - Bảo Hà - đèo Khau Co - Than Uyên - Quỳnh Nhai - Điện Biên và từ Lào Cai - Sa Pa - Phong Thổ - Điện Biên.
Với tinh thần “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ… tất cả cho tiền tuyến”, từ cuối năm 1953 đến 4 tháng đầu năm 1954, quân và dân Lào Cai đã góp sức hơn 90.000 ngày công mở các tuyến đường, 26.000 lượt ngựa thồ, 541 xe trâu, bò kéo, 615 xe đạp thồ, làm hàng trăm bè mảng vận chuyển trên sông; sửa chữa 38 km đường bộ, làm 16 cầu cống trên tuyến giao thông huyết mạch Lào Cai - Sa Pa - Phong Thổ lên Tây Bắc phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đại tá Nguyễn Ngọc Ngân, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai
Đặc biệt, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Lào Cai đã có hàng nghìn thanh niên nhập ngũ tham gia chiến đấu trực tiếp và hơn 2.000 thanh niên làm dân công hỏa tuyến vận chuyển vũ khí, quân lương phục vụ chiến trường. Hiện toàn tỉnh có 65 chiến sĩ Điện Biên và 83 dân công hỏa tuyến sinh sống tại các phường, xã, bản làng trên địa bàn tỉnh. Với những tư liệu lịch sử trên cho thấy, quân và dân Lào Cai đã hoàn thành xuất sắc lời hiệu triệu của Bác Hồ trong thư gửi đồng bào sau ngày Lào Cai hoàn toàn giải phóng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là phát huy cao độ truyền thống yêu nước, ý chí chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Các thế hệ quân và dân Lao Cai xưa và Lào Cai nay luôn tự hào bởi cha ông ta đã góp một phần công sức, máu thịt làm nên một chiến thắng vang dội khắp năm châu. Quý giá hơn cả đó là bài học lịch sử về vận dụng sáng tạo đường lối kháng chiến, kiến quốc trong điều kiện và hoàn cảnh đặc biệt của tỉnh miền núi, biên giới.
Kinh nghiệm thực tiễn và bài học lịch sử về những đóng góp của Lào Cai làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là ngọn đuốc soi đường để Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục vận dụng, thực hiện trong suốt thời kỳ xây dựng hậu phương tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong chiến tranh bảo vệ biên giới sau này.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 đã bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã để bảo đảm thống nhất với nội dung đề xuất nêu tại đề án đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật mà Đảng đoàn Quốc hội đã trình Bộ Chính trị.
Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Sáng 1/4, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 khai mạc Hội nghị lần thứ 21 để đánh giá kết quả thực hiện hiệm vụ 3 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ quý II và một số nội dung quan trọng khác.
Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.
Chiều 31/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về chính sách miễn thị thực đơn phương và chính sách ưu đãi thị thực với một số đối tượng; việc quay trở lại quốc tịch Việt Nam với người Việt Nam ở nước ngoài.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung cấp thiết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền.
Như Báo Lào Cai đã đưa tin, ngay sau bài phát biểu khai mạc của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh tiếp tục với các nội dung theo kế hoạch đề ra.
Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.
Chiều 31/3, HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc kỳ họp thứ 28 (kỳ họp giải quyết công việc phát sinh) để xem xét thông qua một số nội dung quan trọng, cấp bách theo đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh.
Sáng 31/3, dưới sự chủ trì của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh khóa I, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị thứ hai.
Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.
Việt Nam đang khẩn trương tiến hành công tác chuẩn bị để viện trợ cho Myanmar nhiều hàng hóa, vật tư thiết yếu, đồng thời triển khai hơn 100 cán bộ chiến sĩ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam sang Myanmar để tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn.
Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.
Sau một thời gian huấn luyện, Trung đoàn 254, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức kiểm tra bắn đạn thật buổi 10 với tư thế nằm bắn mục tiêu bia số 4 cho các chiến sĩ mới.
Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Brazil nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.