Nâng cao hiệu quả hoạt động ngành hóa chất

Trong quý I/2024, các chỉ tiêu về sản xuất công nghiệp, doanh thu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đều tăng ở mức hai con số, đồng thời Tập đoàn đã chủ động nguồn hàng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng như bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động.

1.jpg
Sản xuất phân bón DAP tại Công ty cổ phần DAP số 2 - Vinachem.

Hoàn thành các chỉ tiêu

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần DAP số 2-Vinachem Vũ Việt Tiến cho biết, trong ba tháng đầu năm 2024, sản xuất DAP của đơn vị đạt hơn 55.800 tấn, bằng 112% kế hoạch; doanh thu đạt hơn 702 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch; lợi nhuận đạt 34,86 tỷ đồng, bằng 158% kế hoạch và giảm lỗ hơn 241,19 tỷ đồng so với cùng kỳ. Kết quả sản xuất, kinh doanh có lãi do thị trường tiêu thụ thuận lợi, sản lượng tiêu thụ và giá bán tốt, giá nguyên vật liệu thấp, định mức tiêu hao nguyên vật liệu ổn định. Trong quý II, đơn vị phấn đấu sản xuất hơn 54.000 tấn DAP; giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu đạt hơn 680 tỷ đồng,...

“Do tác động của phương án tái cơ cấu, kết quả sản xuất, kinh doanh năm 2024 dự tính giảm khoảng 25 tỷ đồng lãi vay vốn cố định/tháng. Đây là một trong những yếu tố tác động rất lớn tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh quý I và quý II/2024. Ngoài ra, việc chủ động mua sắm hai loại nguyên liệu chính phục vụ sản xuất là amoniac (NH3) và lưu huỳnh đã giúp công ty xác định được giá thành sản xuất cũng như giá bán sản phẩm DAP từng tháng” - ông Vũ Việt Tiến nhấn mạnh.

Bên cạnh thuận lợi, doanh nghiệp vẫn phải đối diện với những khó khăn khi Trung Quốc thay đổi chính sách xuất khẩu sản phẩm DAP từ tháng 3 vừa qua, khiến tình hình tiêu thụ khó hơn trước. Mặt khác, quặng Apatit là một trong ba nguyên liệu chính đầu vào của đơn vị nhưng số lượng và chất lượng quặng được cung cấp chưa ổn định. Nếu vấn đề này không sớm được khắc phục, chắc chắn gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, thậm chí có thể làm giảm hiệu quả hoạt động lên tới hàng chục tỷ đồng trong ba tháng tới.

Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đạm Ninh Bình Nguyễn Viết Hiến cho biết thêm, giá trị sản xuất của đơn vị trong quý I/2024 đạt 1.212 tỷ đồng, đạt 93% kế hoạch; sản xuất Urê hơn 125.000 tấn, đạt 107% kế hoạch; tổng doanh thu đạt 1.248 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch, bằng 26% kế hoạch năm. Quý II/2024, đơn vị phấn đấu sản xuất urê đạt hơn 130.000 tấn; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.472 tỷ đồng; tổng doanh thu đạt 1.249 tỷ đồng,... Để hoàn thành mục tiêu đề ra, bên cạnh nỗ lực tự thân của doanh nghiệp, Nhà nước và các bộ, ngành liên quan cần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong việc sớm sửa đổi Luật Thuế số 71/2014/QH13 đưa mặt hàng phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5%, đồng thời mong muốn ngành than cung cấp đủ số lượng nguyên liệu đăng ký,...

Kịp thời các giải pháp ứng phó

Tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, trong khi thị trường trong nước còn yếu, phục hồi chậm. Quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm phân bón chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tiếp tục làm tăng chi phí, tăng giá vốn hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Cùng với đó, tình trạng khan hiếm, thiếu hụt nguồn cung các loại than cho sản xuất phân bón với mức giá còn cao trong khi giá than thế giới đã giảm 10% so với đầu năm, giảm 40% so với cùng kỳ cũng gây bất lợi cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước. Đồng thời, những tháng đầu năm, sản xuất quặng apatit tuyển gặp nhiều khó khăn do bãi thải của một số khai trường đã hết sức chứa, thiếu nguyên liệu sản xuất,...

Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinachem Nguyễn Phú Cường cho rằng, với sự nỗ lực vượt khó của tập thể người lao động toàn hệ thống đã giúp đơn vị hoàn thành các mục tiêu đề ra. Quý I/2024, Tập đoàn đã sản xuất 906.000 tấn phân bón các loại; 877.000 lốp ô-tô; hơn 1,164 triệu lốp xe máy; 81.000 tấn chất giặt rửa và nhiều sản phẩm hóa chất phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội. Một số sản phẩm tăng so với cùng kỳ như: đạm urê tăng 56%, DAP tăng 30%, quặng apatit tăng 12%, NPK tăng 30%, phân lân chế biến tăng 21%, ắc-quy tăng 20%,... Giá trị sản xuất theo giá thực tế đạt 13.000 tỷ đồng, bằng 24% kế hoạch năm, tăng 14%; doanh thu đạt 14.294 tỷ đồng, bằng 25% kế hoạch năm, tăng 11%; lợi nhuận đạt 560 tỷ đồng; nộp ngân sách đạt 474 tỷ đồng, bằng 26% so với cùng kỳ; thu nhập bình quân 13,3 triệu đồng/người/tháng.

Chủ tịch Vinachem Nguyễn Phú Cường khẳng định: Thời gian tới, Tập đoàn sẽ tập trung điều hành để đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh tại các đơn vị thành viên nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị cùng nhóm ngành sản xuất phân bón, cao su, hóa chất,...; đồng thời, triển khai đồng bộ, hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng sản xuất trong nước giữa tập đoàn với các đơn vị trong nước cũng như giữa các doanh nghiệp thuộc tập đoàn với nhau.

Các đơn vị trong tập đoàn phấn đấu đạt tỷ lệ mua bán nội bộ không thấp hơn 50% tổng lượng mua các vật tư cùng loại của đơn vị năm 2024, đồng thời, cần nắm bắt chặt chẽ diễn biến của thị trường để chủ động cơ cấu lại hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp, liên kết chặt chẽ với hệ thống phân phối trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, chuẩn bị phương án sản phẩm mới,...

“Các doanh nghiệp cần tập trung nguồn lực và giải pháp tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Từ đó bố trí các nguồn lực hợp lý, hiệu quả, nâng cao công tác quản trị, hạn chế ảnh hưởng khi có biến động lớn về giá cả vật tư đầu vào, lãi suất, tỷ giá,... qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp” - ông Nguyễn Phú Cường nhấn mạnh.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng nhẫn cao nhất lịch sử

Giá vàng nhẫn cao nhất lịch sử

Sáng nay (17/10), giá vàng nhẫn tròn trơn vượt mức 84 triệu đồng/lượng, mức cao nhất lịch sử. Đà tăng của giá vàng nhẫn xuất phát từ việc giá vàng thế giới neo cao, trên 2.670 USD/ounce. Giá vàng miếng SJC ở mức 84 - 86 triệu đồng/lượng.

Để Bắc Hà ra khỏi huyện nghèo

Để Bắc Hà ra khỏi huyện nghèo

Giai đoạn 2022 - 2025, Bắc Hà là 1 trong 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh được Chính phủ lựa chọn hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Từ hỗ trợ của Chính phủ, quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Lào Cai và huyện Bắc Hà, liên tiếp trong 2 năm (2022 - 2023), tỷ lệ giảm nghèo của huyện luôn nằm trong nhóm giảm cao nhất của tỉnh. Đây là tiền đề quan trọng để Bắc Hà thực hiện mục tiêu thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn trong thời gian tới.

Gỡ nút thắt về mặt bằng khi triển khai các khu, cụm công nghiệp

Gỡ nút thắt về mặt bằng khi triển khai các khu, cụm công nghiệp

Trong thời gian qua, công tác đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc đã có kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các địa phương. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng triển khai tại một số dự án đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc, việc giao đất cho chủ đầu tư hạ tầng còn chậm.

Khi cử nhân kinh tế nuôi gà...

Khi cử nhân kinh tế nuôi gà...

Đã qua rồi thời tư duy phấn đấu học đại học chỉ để đi công tác, làm công chức, viên chức cơ quan nhà nước. Nền kinh tế thị trường đang mở ra cơ hội phát triển, làm giàu cho nhiều người, nhất là những người được đào tạo, có nền tảng tri thức cao, người luôn sẵn sàng tự “đứng trên đôi chân” để khởi nghiệp. Ngày càng có nhiều hơn những tấm gương như thế ở nhiều nơi. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới hai mô hình chăn nuôi thành công tại huyện Bảo Thắng.

Tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi, thời cơ; chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho công tác điều hành kinh tế những tháng cuối năm là phải khai thác hiệu quả các cơ hội, nhất là đẩy mạnh động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng trong nước để phấn đấu tăng trưởng cao hơn nữa trong năm 2024, củng cố và giữ vững đà tăng trưởng trong năm 2025.

Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững

Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững

Những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm không chỉ tăng trưởng về số lượng mà còn có bước tiến về phương thức nuôi: Từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ chuyển sang chăn nuôi tập trung, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao.

[Ảnh] Lắp dựng những căn nhà đầu tiên ở khu tái thiết Làng Nủ

[Ảnh] Lắp dựng những căn nhà đầu tiên ở khu tái thiết Làng Nủ

Sáng nay (15/10), Binh đoàn 12 - đơn vị được giao nhiệm vụ thi công xây dựng tái thiết khu dân cư Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên) đã tổ chức lắp dựng những căn nhà đầu tiên. Thực hiện lời hứa trước Thủ tướng Chính phủ và Nhân dân Làng Nủ, đơn vị thi công đang tập trung, dồn sức để hoàn thành các căn nhà trước ngày 31/12.

Bảo Thắng tự tin với mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao

Bảo Thắng tự tin với mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao

Để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao thì tiêu chí hàng đầu là có ít nhất 50% số xã đạt nông thôn mới nâng cao. Đến nay, huyện Bảo Thắng có 3/11 xã là Sơn Hà, Sơn Hải và Xuân Quang đang duy trì tốt các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; 3 xã khác là Phú Nhuận, Xuân Giao và Phong Niên cũng đã đạt từ 17 đến 19 tiêu chí.

Sản phẩm xanh, "vé thông hành" vào các kênh phân phối hiện đại

Sản phẩm xanh, "vé thông hành" vào các kênh phân phối hiện đại

Người tiêu dùng đang có xu hướng sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường, có nguồn gốc xuất xứ. Vì vậy, việc doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm xanh, thân thiện môi trường sẽ là “tấm vé thông hành” giúp hàng Việt dễ dàng tiếp cận các kênh phân phối hiện đại.

fbytzltw