Mường Khương: Năm 2022 phấn đấu tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 35.953 tấn

LCĐT – Đó là một trong những chỉ tiêu mà huyện Mường Khương phấn đấu thực hiện trong năm 2022.

Triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 mà UBND tỉnh giao, huyện Mường Khương đã xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu và các giải pháp thực hiện. Trong đó, trên cơ sở một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu được UBND tỉnh giao, huyện Mường Khương đã xây dựng phấn đấu đạt và đạt cao hơn. Cụ thể, diện tích cây lúa cả năm 2.150 ha, 4.915 ha chè, trồng mới 400 ha rừng sản xuất, tỷ lệ che phủ rừng đạt 44%; tổng đàn gia súc đạt 45.000 con; tổng đàn gia cầm 250.000 con; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 35.953 tấn; tổng sản lượng chè búp tươi đạt 24.200 tấn; giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 300 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 73,4 tỷ đồng; tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn huyện đạt 88,2%; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 100%, tỷ lệ huy động trẻ từ 6 – 14 tuổi đến trường đạt 99,7%; giải quyết việc làm cho 1.250 người; tỷ lệ hộ nghèo giảm 8%.

UBND huyện Mường Khương tổ chức Hội nghị giao chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.
UBND huyện Mường Khương tổ chức Hội nghị giao chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế -xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 đều đạt và hoàn thành vượt mức kế hoạch tỉnh và HĐND huyện giao, UBND huyện Mường Khương yêu cầu các cơ quan, đơn vị; các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách ngay từ đầu năm. Trong tháng 1/2022, các cơ quan được giao chủ trì tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, cụ thể hóa các mục tiêu nhiệm vụ của các nghị quyết, đề án và kế hoạch trọng tâm giai đoạn 2020-2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; cân đối, huy động lồng ghép các nguồn lực để thực hiện các đề án, kế hoạch. Rà soát, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 khi được Trung ương và tỉnh ban hành. Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản; quy hoạch, đầu tư mở rộng quỹ đất công, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng đất, tạo nguồn lực cho đầu tư, phát triển.

Chỉ đạo rà soát, xây dựng kế hoạch công tác hướng nghiệp dạy nghề; chủ động tìm kiếm và liên kết với các cơ sở đào tạo, khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để đào tạo nghề gắn với tạo việc làm và tư vấn giới thiệu việc làm. Tập trung phát triển nâng cao chất lượng nhân lực y tế; tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt dịch bệnh Covid-19; liên kết, phát triển dịch vụ kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình y tế, dân số, đảm bảo công tác tiêm chủng mở rộng, an toàn thực phẩm, dân số - KHHGĐ… nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn huyện.

Tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, phấn đấu năm 2022, xã Nậm Chảy đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã hoàn thành nông thôn mới lên 6 xã, số tiêu chí bình quân đạt 14,66 tiêu chí/xã. Rà soát, đánh giá các tiêu chí của xã đã hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới, tiếp tục duy trì số lượng và nâng cao chất lượng các tiêu chí, từng bước xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, kiểm soát giá cả và đảm bảo an sinh xã hội; xây dựng và quản lý các quy hoạch ngành, lĩnh vực; tập trung huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, chỉ đạo công tác xây dựng cơ bản; phát triển các ngành kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng; đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và mở rộng quan hệ đối ngoại; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của các cấp, các ngành và sự tham gia của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, người dân trong xây dựng, giám sát thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn nước rút

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn nước rút

10 tháng qua, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tại một số địa phương đạt thấp, nhất là các địa phương được giao kế hoạch vốn lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh (mới đạt gần 40%), đã ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ giải ngân chung của cả nước. Thời gian còn lại không nhiều, đòi hỏi sự vào cuộc và quyết tâm cao hơn của các địa phương để hoàn thành mục tiêu giải ngân trong năm nay.

Điện lực Lào Cai phối hợp đưa vào vận hành công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao Lai Châu

Điện lực Lào Cai phối hợp đưa vào vận hành công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao Lai Châu

Trong 2 ngày (21 - 22/11/2024), Đội thi công hotline của Công ty Điện lực Lào Cai đã phối hợp với Điện lực thành phố Lai Châu (Lai Châu) và các đơn vị liên quan thi công đấu nối bằng công nghệ hotline, đưa vào vận hành đường dây và trạm biến áp thuộc công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao tỉnh Lai Châu.

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Sáng 22/11, tại huyện Bắc Hà, Ban Quản lý Dự án REDAA Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lễ khởi động “Dự án Phục hồi đất bị suy thoái và xây dựng tính bền bỉ với khí hậu ở Lào Cai thông qua nông lâm kết hợp bền vững nhằm nâng cao sinh kế và cải thiện chuỗi giá trị” (gọi tắt là Dự án REDAA tại Việt Nam).

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

fbytzltw