"Mùa vàng" Mù Cang Chải mời gọi du khách

Có nhiều dịp đến Mù Cang Chải, nhưng mỗi lần trở lại mảnh đất vùng cao đặc biệt này, tôi vẫn không khỏi háo hức. Năm nào cũng vậy, vào thời điểm cuối tháng 9, đầu tháng 10, khi tiết trời bắt đầu se lạnh, cũng là thời điểm Mù Cang Chải đang vào mùa lúa chín và mùa thu hoạch táo mèo.

Những thửa ruộng bậc thang vàng óng đẹp như tranh vẽ. Phóng tầm mắt về phía chân trời, nhìn những tia nắng cuối ngày chiếu rọi, Mù Cang Chải quyến rũ hơn bao giờ hết. Trên những đồi cao, những thửa ruộng bậc thang hiện ra mềm mại như những dải yếm vàng, mênh mông uốn lượn với những đường vân, ôm ấp các bản làng và những ngôi nhà nhỏ trên lưng chừng đồi. Mù Cang Chải vào thu bao giờ cũng thơm lừng mùi lúa chín, thơm mùi gạo mới xay, mùi những niêu cơm lúa mới nóng hổi...

Vẻ đẹp "mùa vàng" Mù Cang Chải.

Vẻ đẹp "mùa vàng" Mù Cang Chải.

Từ Quốc lộ 32 đi Mù Cang Chải, du khách có dịp trải nghiệm, vượt qua đèo Khau Phạ (Yên Bái), một trong 4 cung đường đèo được coi là hùng vĩ và hiểm trở nhất ở vùng cao Tây Bắc. Sau khi vượt qua đèo Khau Phạ, du khách có thể ghé các ruộng bậc thang ở 4 xã: Chế Cu Nha, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Lao Chải (Mù Cang Chải), trong đó Lao Chải là một địa điểm mới đối với khách du lịch.

Chị Đào Thị Thu Thủy, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mù Cang Chải nói với tôi: "Rong ruổi qua những cung đường ở Mù Cang Chải, bất cứ ở đâu, du khách cũng có thể thấy ngút ngàn ruộng bậc thang lúa chín vàng, nhưng có lẽ, vẻ đẹp của Mù Cang Chải làm du khách mê mẩn nhất là khi chiều buông nắng".

Vào những ngày tháng 8 là thời điểm Mù Cang Chải đẹp đến nao lòng. Nơi đây xanh mát mắt bởi những ruộng lúa đang thì con gái. Đến với Mù Cang Chải vào thời điểm này, du khách sẽ được ngắm trọn vẹn vẻ đẹp bình yên và giản dị của vùng núi phía Bắc. Vào khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 10, không còn hình ảnh của những thửa ruộng của mùa nước đổ, thay vào đó là hình ảnh của những thửa ruộng bậc thang vàng rực một màu lúa, màu của mùa thu đặc trưng nơi Mù Cang Chải. Dọc các cung đường, lác đác vài ngôi nhà của người Mông. Những người phụ nữ ngồi thêu thùa, may vá bên hiên nhà, mấy đứa trẻ leo trèo trên những cây táo mèo trước cửa, thỉnh thoảng lại khúc khích cười, những chiếc váy Mông sặc sỡ được phơi “xòe hoa” trên hàng rào.

Theo ông Nông Việt Yên, Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải, du lịch mùa vàng năm 2023, huyện Mù Cang Chải tập trung vào các hoạt động chính như: Lễ công bố Quyết định và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghệ thuật biểu diễn khèn của người Mông các huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (Yên Bái); tổ chức các hoạt động: Khai mạc Festival Khèn Mông; tái hiện Không gian văn hóa dân tộc Mông; giao lưu trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể của người Mông... Cùng với đó là Lễ hội khám phá Di tích quốc gia đặc biệt “Ruộng bậc thang Mù Cang Chải” gồm các hoạt động: Festival Dù lượn Khau Phạ với sự tham gia của 100 phi công trong nước và quốc tế; Giải chạy trực tuyến; chạy Marathon với sự tham gia của hơn 1.000 vận động viên chuyên nghiệp trong nước và quốc tế... Ngoài ra, còn có các hội thi khèn Mông; chọi dê; thi gặt lúa nhanh, cày giỏi, đắp bờ đẹp; các hoạt động văn hóa đặc sắc cuối tuần; trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc sản của địa phương; các hoạt động trải nghiệm làng văn hóa du lịch cộng đồng, các điểm du lịch đẹp, hấp dẫn trên địa bàn 13 xã và thị trấn Mù Cang Chải.

Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw