Mùa lúa vàng ở thung lũng di sản quốc gia ruộng bậc thang Thề Pả

Cuối tháng 8, đầu tháng 9, lúa trên những tràn ruộng bậc thang ở thung lũng Thề Pả (Y Tý, A Lù) huyện Bát Xát chuyển từ màu xanh sang màu vàng miên man đẹp như một bức tranh. Đây cũng là thời điểm đồng bào Mông, Hà Nhì khẩn trương ra đồng thu hoạch vụ lúa duy nhất trong năm.

1.jpg
Thung Lũng Thề Pả, huyện Bát Xát nằm trên địa phận hai xã Y Tý và Ngải Thầu (nay là xã A Lù), phần lớn thuộc thôn Lao Chải, Choản Thèn, Sín Chải (xã Y Tý) và thôn Phìn Chải (xã Ngải Thầu cũ) với quần thể ruộng bậc thang tuyệt đẹp có diện tích trên 233 ha.
2.jpg
Mùa thu đến, lúa trên ruộng bậc thang Thề Pả chín vàng cũng là lúc đồng bào Mông, Hà Nhì khẩn trương giúp nhau ra đồng thu hoạch lúa.
3.1.jpg
Năm nay, thời tiết thuận hòa, không phụ bàn tay chăm sóc vất vả của con người, lúa dưới thung lũng Thề Pả bông nào cũng to, chắc mẩy, sai trĩu hạt.
3.jpg
Thiếu nữ dân tộc Hà Nhì với niềm vui bên ruộng lúa của gia đình.
4.JPG
Tranh thủ ngày nắng, các gia đình giúp nhau gặt lúa, sau đó phơi luôn trên ruộng cho bông lúa nhanh khô, nhẹ hơn, dễ vận chuyển lên đường lớn.
6.jpg
Những người phụ nữ dân tộc Hà Nhì vượt dốc cõng từng bao lúa lên vị trí tập kết.
7.JPG
Việc tuốt lúa dưới thung lũng Thề Pả hiện nay đã đỡ vất vả hơn vì có máy tuốt lúa liên hoàn. Trước đây, người dân chủ yếu đập lúa thủ công bằng thùng gỗ.
8.jpg
Một số gia đình phơi lúa ngay dưới lều lán, sau đó mới vận chuyển về nhà.
9.jpg
Những bao thóc căng đầy đem đến niềm vui và cuộc sống ấm no hơn cho đồng bào dân tộc xã vùng cao Y Tý, A Lù.
10.jpg
Bữa cơm trưa của những phụ nữ Hà Nhì dưới thung lũng Thề Pả trong mùa gặt. Cơm được bà con gói lá mang từ nhà đi với những món ăn đơn giản.
11.jpg
Công việc tuy vất vả nhưng những phút nghỉ ngơi, ngồi cùng nhau bên mâm cơm đoàn kết đem đến nhiều niềm vui cho người nông dân nơi đây.
12.JPG


Mùa lúa chín là mùa đẹp nhất trong năm nơi thung lũng Thề Pả. Từ tháng 10 năm 2015, ruộng bậc thang thung lũng Thề Pả được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích quốc gia Danh lam thắng cảnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

fb yt zl tw