Một số tỉnh, thành phố có xu hướng tăng cao ca mắc sởi

Theo Bộ Y tế, cập nhật đến ngày 20/3, số tỉnh, thành phố có số ca mắc bệnh sởi xu hướng tăng cao như: Đà Nẵng, Gia Lai, Đồng Tháp, An Giang, Nghệ An...

Ca mắc sởi nằm điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.
Ca mắc sởi nằm điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.

Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 42.488 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 4.027 trường hợp dương tính với sởi tại 62 tỉnh, thành phố; 05 trường hợp tử vong liên quan đến sởi tại TP Hồ Chí Minh (2), Đồng Nai (1), Bình Dương (1) và Bình Phước (1); số mắc tăng cao so với cùng kỳ năm 2024 (111 trường hợp).

Số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền nam (54,9%), miền trung (20%), miền bắc (16,4%), Tây Nguyên (8,7%).

Một số tỉnh, thành phố có số mắc xu hướng tăng cao như: Đà Nẵng (2.323 ca), Gia Lai (2.027), Đồng Tháp (1.355), An Giang (1.169), Nghệ An (926), Cao Bằng (731), Đắk Lắk (683), Quảng Nam (660), Lâm Đồng (577), TP. Huế (573), TP. Hải Phòng (258), Hưng Yên (255).

Một số tỉnh có số mắc thấp, tuy nhiên cần chú ý giám sát, phát hiện sớm ca bệnh, không để lây lan trong cộng đồng như: Tuyên Quang (57 ca), Vĩnh Phúc (55), Quảng Trị (44), Ninh Bình (40), Phú Thọ (37), Bắc Kạn (17), Thái Nguyên (14), Lạng Sơn (11), Hòa Bình (10).

Một số tỉnh có số mắc cao nhưng bắt đầu chững lại và dần được kiểm soát như: Hà Giang (6.017), Đồng Nai (4.144), TP. Hồ Chí Minh (3.396), Bình Dương (2.162), Cà Mau (2.026), Bình Thuận (1.244), Lào Cai (1.230), Bạc Liêu (1.203), Hậu Giang (742), Kiên Giang (734), Tây Ninh (681), Hà Tĩnh (615).

Theo Bộ Y tế, đa số trường hợp mắc bệnh ở nhóm trẻ em từ 9 tháng tuổi đến dưới 15 tuổi (72,7%). Chủ yếu bệnh nhân mắc sởi đều không được tiêm vaccine phòng bệnh sởi hoặc không rõ về tình trạng tiêm chủng (chiếm hơn 95%). Bệnh ghi nhận chủ yếu ở các thành phố lớn, di biến động dân cư cao, tuy nhiên đã có xu hướng gia tăng tại các tỉnh miền núi.

Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Minh Đức, Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế, dự báo dịch sởi có xu hướng chung giảm, nhưng chưa dừng lại, cần hết sức thận trọng, sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều ca sốt phát ban nghi sởi tại các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước, đặc biệt ở một số tỉnh miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế còn khó khăn, những tỉnh có tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi thấp.

Tuy nhiên trên cơ sở triển khai quyết liệt hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch như khoanh vùng, dập dịch và tiêm chủng vaccine... tình hình dịch bệnh sởi vẫn trong tầm kiểm soát; sẽ từng bước được khống chế để hạn chế lây lan, bùng phát và số trường hợp mắc bệnh.

Trước diễn biến ghi nhận số mắc bệnh ở trẻ chưa đến độ tuổi tiêm chủng mắc sởi, trong năm 2024 - 2025, Bộ Y tế đã ban hành các Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi.

Trong năm 2024 - 2025, chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh Sởi được triển khai tại 45 tỉnh, thành phố sử dụng vaccine từ nguồn viện trợ của WHO (1,5 triệu liều và nguồn tự mua của thành phố Hồ Chí Minh). (24 tỉnh, thành phố triển khai tiêm cho nhóm trẻ từ 6-9 tháng tuổi và nhóm 1-10 tuổi; 21 tỉnh, thành phố chỉ triển khai tiêm cho nhóm trẻ 1-10 tuổi; 24 tỉnh, thành phố chỉ triển khai tiêm cho nhóm trẻ từ 06-09 tháng tuổi), trong đó tỉnh Quảng Nam đã hoàn thành tiêm chủng đợt 1.

Hiện các tỉnh, thành phố đang tích cực triển khai để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng theo Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 15/3/2025 của Chính phủ và tiếp tục tổ chức tiêm chủng chiến dịch vaccine phòng bệnh sởi đợt 2 năm 2025 (54 tỉnh, thành phố).

Nhằm thúc đẩy việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi, đẩy nhanh tiến độ bao phủ tiêm chủng cho các nhóm đối tượng để nhanh chóng kiểm soát tình hình, Cục Phòng bệnh đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn, khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Viện Pasteur đánh giá nguy cơ, xác định các khu vực nguy cơ cao để đề xuất các giải pháp ưu tiên phòng, chống dịch, các phương án tổ chức chiến dịch tiêm chủng phù hợp với diễn biến thực tế, không để bùng phát dịch Sởi trong thời gian tới.

Khẩn trương rà soát, bảo đảm đủ nhân lực hỗ trợ các địa phương nhất là nơi đang ghi nhận gia tăng bệnh sởi để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng trên địa bàn, ưu tiên các huyện đang có nhiều ca mắc hoặc nghi mắc sởi, áp dụng hình thức triển khai tiêm chủng phù hợp như tiêm chủng lưu động, tiêm chủng tại nhà, hoàn thành chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi trong tháng 3/2025.

Triển khai hiệu quả chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm bù, tiêm vét hằng tháng cho các đối tượng chưa tiêm và tiêm chưa đầy đủ vaccine phòng bệnh Sởi.

Thực hiện tốt công tác phân luồng khám bệnh, thu dung, điều trị bệnh nhân, tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng, chống lây nhiễm trong các cơ sở khám, chữa bệnh và chuẩn bị sẵn sàng phương án trong trường hợp ghi nhận gia tăng các trường hợp nhập viện, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xử phạt 15 cơ sở vi phạm trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Sở Y tế: Xử phạt 15 cơ sở vi phạm trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Thực hiện tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Sở Y tế đã triển khai các đoàn kiểm tra liên ngành, xử phạt 15 cơ sở vi phạm với tổng số tiền xử phạt là 171,5 triệu đồng.

Thắp sáng tương lai cho trẻ em khuyết tật

Thắp sáng tương lai cho trẻ em khuyết tật

Chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ em khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Sở Y tế, Trung tâm II thuộc Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam và Quỹ Thiện tâm tài trợ đã giúp 120 trẻ khuyết tật được phẫu thuật miễn phí ngay tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Những tấm lòng nhân ái đã tạo ra "phép màu" mang lại nụ cười, niềm tin, thắp sáng tương lai cho những trẻ em kém may mắn.

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết

Mùa hè có mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi gây bệnh phát triển, đồng thời đây cũng là giai đoạn cao điểm du lịch, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, do đó việc chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết rất quan trọng.

Người dân cần chủ động tiêm vắc-xin phòng dại cho chó, mèo.

Toàn tỉnh ghi nhận 1.741 trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 1.741 người phơi nhiễm với bệnh dại, tăng hơn 400 trường hợp so với 6 tháng đầu năm 2024. Các trường hợp phơi nhiễm đã tiêm vắc-xin phòng bệnh dại và có 388 trường hợp tiêm cả huyết thanh kháng dại. 

fb yt zl tw