Minh bạch văn bằng, chứng chỉ

Theo quy định, văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo và hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ảnh minh họa ITN.

Ảnh minh họa ITN.

Các văn bằng hiện có gồm bằng tốt nghiệp THCS, THPT; bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, bằng đại học; bằng thạc sĩ và tiến sĩ.

Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người dự thi lấy chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Một số chứng chỉ phổ biến hiện nay có thể nói đến: Chứng chỉ ngoại ngữ; ứng dụng công nghệ thông tin; bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số; giáo dục quốc phòng và an ninh; bồi dưỡng giáo viên, nghiệp vụ sư phạm; chứng chỉ năng lực tiếng Việt theo khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.

Hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về văn bằng, chứng chỉ tương đối hoàn thiện. Phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý văn bằng, chứng chỉ được quy định rõ.

Theo đó, Bộ GD&ĐT thống nhất quản lý văn bằng, chứng chỉ; quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng, phụ lục văn bằng giáo dục đại học; quy định mẫu các bằng tốt nghiệp: THCS, THPT, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân; quy định nguyên tắc in phôi, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ.

Các sở GD&ĐT có trách nhiệm quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; quản lý việc sử dụng phôi, cấp phát văn bằng, chứng chỉ đối với các phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý. Phòng GD&ĐT có trách nhiệm quản lý việc sử dụng phôi văn bằng, chứng chỉ đã được cấp theo quy định và chịu trách nhiệm về việc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền.

Riêng cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo giáo viên tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Có thể nói, việc quản lý văn bằng, chứng chỉ trong những năm gần đây ngày càng minh bạch, khoa học, hướng tới học thật, thi thật, chất lượng thật. Làm nên kết quả đó có đóng góp quan trọng của nỗ lực chuyển đổi số.

Hàng triệu văn bằng, chứng chỉ được cập nhật giúp các cơ quan, người dân có thể tra cứu dễ dàng. Tuy nhiên, đây là vấn đề khá nhạy cảm, được xã hội đặc biệt quan tâm, đặt ra áp lực lớn cho cơ quan có chức năng quản lý về GD-ĐT và đội ngũ làm công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ. Công tác này tất nhiên cần hệ thống quy định khoa học, chặt chẽ, đầy đủ; nhưng cùng với đó cũng đòi hỏi đội ngũ thực thi có chất lượng.

Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận, đội ngũ làm công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ hiện còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, nhiều cơ sở giáo dục vẫn là kiêm nhiệm. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng công việc; khó tham mưu cho lãnh đạo ban hành các văn bản để quản lý văn bằng, chứng chỉ khoa học, hiệu quả, đúng quy định. Bên cạnh đó, còn một số trường hợp sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả; cũng như làm giả văn bằng, chứng chỉ, phôi văn bằng, chứng chỉ. Hệ thống quản lý thông tin về văn bằng, chứng chỉ còn hạn chế…

Có nhiều giải pháp cần phải thực hiện đồng bộ để làm tốt việc quản lý văn bằng, chứng chỉ trong thời gian tới. Trong đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực trong việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ; xử lý nghiêm người sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả, văn bằng không hợp pháp...

Đặc biệt, cần đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng các phần mềm tra cứu văn bằng, chứng chỉ. Ngoài ra, ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quản lý văn bằng, chứng chỉ là vô cùng quan trọng, góp phần đẩy lùi gian lận trong thi, cấp chứng chỉ, nạn mua, bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp.

Báo Giáo dục & Thời đại

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường các giải pháp hỗ trợ để người dân không bị "bỏ rơi" khi tắt sóng 2G

Tăng cường các giải pháp hỗ trợ để người dân không bị "bỏ rơi" khi tắt sóng 2G

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa công bố lộ trình tắt sóng 2G. Mục tiêu của việc tắt hoàn toàn sóng 2G là để tận dụng tài nguyên tần số cho các công nghệ viễn thông hiện đại hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà mạng và quốc gia, phục vụ tốt hơn cho người dân.

Tăng cường các giải pháp hỗ trợ để người dân không bị 'bỏ rơi' khi tắt sóng 2G

Tăng cường các giải pháp hỗ trợ để người dân không bị 'bỏ rơi' khi tắt sóng 2G

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa công bố lộ trình tắt sóng 2G. Mục tiêu của việc tắt hoàn toàn sóng 2G là để tận dụng tài nguyên tần số cho các công nghệ viễn thông hiện đại hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà mạng và quốc gia, phục vụ tốt hơn cho người dân.

Ban hành Quy định về theo dõi, quản lý việc thực hiện thủ tục xuất - nhập khẩu, xuất - nhập cảnh qua Cửa khẩu Kim Thành trên nền tảng cửa khẩu số

Ban hành Quy định về theo dõi, quản lý việc thực hiện thủ tục xuất - nhập khẩu, xuất - nhập cảnh qua Cửa khẩu Kim Thành trên nền tảng cửa khẩu số

Ngày 18/7/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định về theo dõi, quản lý việc thực hiện thủ tục xuất - nhập khẩu, xuất - nhập cảnh qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II (Kim Thành) trên nền tảng cửa khẩu số.

Phải mạnh dạn trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số

Phải mạnh dạn trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về chuyển đổi số được tổ chức vào sáng 19/7. Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ chủ trì và được kết nối trực tuyến đến điểm cầu 63 tỉnh, thành trong cả nước.

Phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo"

Phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo"

Chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” lần đầu tiên được Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Tập đoàn Meta, mang tới Việt Nam sẽ giúp người dùng mạng xã hội nâng cao kiến thức về các cách phòng tránh lừa đảo trực tuyến hiệu quả.

Chuyển đổi số góp phần nâng cao giá trị điểm đến du lịch

Chuyển đổi số góp phần nâng cao giá trị điểm đến du lịch

Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm quản lý, khai thác hiệu quả các dữ liệu, tối ưu hóa chất lượng trải nghiệm cho du khách là yếu tố quan trọng nâng cao giá trị điểm đến, tăng hiệu quả quảng bá, giới thiệu du lịch của từng địa phương cũng như cả nước.

Khai thác hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức

Khai thác hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức

Việc đưa vào vận hành, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) đã làm thay đổi nhận thức và cung cấp tiện ích lớn đối với mỗi CBCCVC, tạo một sổ tay điện tử thông tin cá nhân có thể dễ dàng truy cập tra cứu, trích xuất, lưu trữ các thông tin về: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, lương, phụ cấp, khen thưởng, lý lịch bất cứ lúc nào.

Phát thanh Việt Nam - đa dạng trong chuyển đổi số

Phát thanh Việt Nam - đa dạng trong chuyển đổi số

Tối 11/7, Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XVI - năm 2024 với chủ đề “Phát thanh Việt Nam - đa dạng trong chuyển đổi số” đã khai mạc tại Nhà hát Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Liên hoan do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Thanh Hóa tổ chức.

Chuyển đổi số góp phần truyền cảm hứng và tạo động lực cho phát triển mới

Chuyển đổi số góp phần truyền cảm hứng và tạo động lực cho phát triển mới

Chiều 10/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp lần thứ 9 của Ủy ban và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ; Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ. 

fb yt zl tw