Miễn viện phí toàn dân là bước đột phá trong chính sách y tế của Việt Nam

Chính sách miễn phí viện phí toàn dân giai đoạn từ 2030-2035, bắt đầu từ các cơ sở y tế cơ bản được xem là bước đột phá trong chính sách y tế của Việt Nam.

Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Bộ Y tế đang dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị "về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới", sẽ xin ý kiến của Đảng ủy Chính phủ và các ban, bộ, ngành liên quan trong thời gian tới.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sớm hiện thực hóa chính sách miễn viện phí toàn dân

Tại buổi làm việc với đại diện Đảng ủy Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương về đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết của Trung ương về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và định hướng công tác thời gian tới, Tổng Bí thư Tô Lâm giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu xây dựng đề án với lộ trình từng bước giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân, tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.

Về định hướng một số chủ trương cụ thể thực hiện ngay, Tổng Bí thư kết luận thống nhất thực hiện chủ trương khám sức khỏe định kỳ cho nhân dân ít nhất mỗi năm một lần.

Theo Thông báo 176-TB/VPTW ngày 25/4/2025 của Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương, Tổng bí thư có kết luận về định hướng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Theo đó, giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo Đảng ủy Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương và các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Nghị quyết của Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo để tạo đột phá trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị "về những đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới" đặt mục tiêu phấn đấu năm 2030 mở rộng quyền chăm sóc sức khỏe, cơ bản được thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi, để tiến tới mục tiêu miễn viện phí cho người dân trong giai đoạn tới.

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia.
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia.

Trao đổi về nội dung này với phóng viên Báo Nhân Dân, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia cho biết, đến hết năm 2023, quỹ Bảo hiểm y tế kết dư 40.000 tỷ đồng. Năm nay quỹ Bảo hiểm y tế kết dư dự kiến tăng thêm. Hiện tại, ngành y tế đang định hướng sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế, để cụ thể một số nội dung tiến tới khám chữa bệnh miễn phí cho người dân.

"Dự kiến thời gian tới, nước ta sẽ sửa toàn bộ Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có nhiều nội dung tập trung khám, chữa bệnh cho người dân, đặc biệt là khám chữa bệnh để sàng lọc, phát hiện sớm một số bệnh nguy hiểm", Thứ trưởng cho hay.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, Bộ Y tế đang dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị "về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới", sẽ xin ý kiến của Đảng ủy Chính phủ và các ban, bộ, ngành liên quan trong thời gian tới.

Đột phá trong chính sách y tế

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Công Hoàng - Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên bày tỏ, Đảng và Nhà nước đang hướng tới chính sách miễn 100% viện phí cho người dân, nhằm giảm gánh nặng tài chính và tạo điều kiện để người dân, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao. Đây được xem là một bước đột phá trong chính sách y tế của Việt Nam.

Chính sách miễn phí viện phí sẽ được triển khai theo lộ trình đến năm 2035, bắt đầu từ các cơ sở y tế cơ bản và dần mở rộng lên các cơ sở y tế chuyên sâu. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhiệm vụ này, các cơ sở y tế phải đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Công Hoàng.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Công Hoàng.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Công Hoàng, để thực hiện chính sách miễn phí viện phí, cần có nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm y tế.

Do đó, ông cho rằng, cần phải đánh giá mức đóng quỹ Bảo hiểm y tế hiện nay đã phù hợp hay chưa, sử dụng quỹ đã hợp lý hay chưa, mô hình các bệnh viện hiện nay quy hoạch đã phù hợp hay chưa?

"Khi người dân được miễn phí viện phí, mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân sẽ trở nên tốt đẹp hơn, bác sĩ sẽ như người mẹ hiền, giúp người dân yên tâm khi đến khám chữa bệnh mà không phải lo lắng về tài chính", đại biểu Nguyễn Công Hoàng cho hay.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, mặc dù miễn phí viện phí nhưng vẫn sẽ có một hệ thống dịch vụ chất lượng cao có thu phí dành cho những người có điều kiện kinh tế tốt hơn và không sử dụng bảo hiểm y tế.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Anh Trí, Đại biểu Quốc hội Đoàn TP Hà Nội, thành viên Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội chia sẻ, ông rất mong chờ và hy vọng chính sách miễn viện phí toàn dân sớm được thực hiện.

Theo Giáo sư Nguyễn Anh Trí, hiện nay Việt Nam hội tụ được khá đầy đủ các điều kiện để thực thi chính sách này. Nền kinh tế của chúng ta đã vượt qua giai đoạn đói nghèo, đang trên đà phát triển. GDP, thu nhập bình quân đầu người đều tăng. Nhận thức của người dân và xã hội về sức khỏe đã thay đổi và mọi người rất chú trọng chăm sóc sức khỏe. Tình hình đất nước ổn định, hệ thống pháp luật, chính sách đang từng bước thay đổi theo hướng tiến bộ hơn; cơ sở vật chất, trình độ khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế cũng đã nâng cao rất nhiều.

Để chủ trương này được triển khai sớm và hiệu quả, Giáo sư Nguyễn Anh Trí cho rằng, Nhà nước cần phải hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh thông qua bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, cần phân nhóm đối tượng để hỗ trợ.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Anh Trí, Đại biểu Quốc hội Đoàn TP Hà Nội, thành viên Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Anh Trí, Đại biểu Quốc hội Đoàn TP Hà Nội, thành viên Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội.

"Chúng ta ưu tiên số một là những người đang mắc bệnh hiểm nghèo, đang điều trị lâu dài, chi phí cao. Việc này có thể làm ngay từ năm 2026, không cần chờ đến 2030. Sau đó là có chính sách hỗ trợ nhóm người nghèo, người yếu thế, gia đình có công với cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi... Cứ như vậy, chúng ta triển khai dần các nhiệm vụ đến năm 2030, rồi có kế hoạch dài hạn đến năm 2050.

Một điều quan trọng nữa để triển khai được chủ trương này là cần phải tổ chức tốt hệ thống khám chữa bệnh, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở", Giáo sư Trí bày tỏ.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

Đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành đề nghị tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

Theo Bộ Y tế, thời gian gần đây, tại một số cơ sở khám chữa bệnh đã liên tiếp xảy ra các vụ việc hành hung nhân viên y tế. Những vụ việc này gây mất trật tự và an toàn trong bệnh viện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình khám chữa bệnh, đe dọa tính mạng, sức khỏe, tinh thần của đội ngũ thầy thuốc và làm giảm sút động lực làm việc, tinh thần tận tụy cống hiến của nhân viên y tế.

Phát huy vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Nhân ngày Quốc tế Điều dưỡng (12/5): Phát huy vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Ngày Quốc tế Điều dưỡng (12/5) năm nay, Hội đồng Điều dưỡng quốc tế (ICN) đưa ra thông điệp: “Điều dưỡng của chúng ta, tương lai của chúng ta. Chăm sóc sức khỏe cho người điều dưỡng cũng là tăng cường hiệu quả về kinh tế”. Thông điệp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường sức khỏe và hạnh phúc của các điều dưỡng, đồng thời kêu gọi coi trọng, bảo vệ, đầu tư cho điều dưỡng vì một tương lai bền vững cho ngành điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Vẫn còn nhiều trẻ mắc sởi do cha mẹ chủ quan không tiêm vaccine

Vẫn còn nhiều trẻ mắc sởi do cha mẹ chủ quan không tiêm vaccine

Mặc dù các phương tiện truyền thông đại chúng đã dành nhiều thời lượng tuyên truyền về phòng tránh bệnh sởi, về chiến dịch tiêm vaccine sởi, nhưng vẫn có nhiều phụ huynh “quên” tiêm phòng cho con. Điều đó khó tránh khỏi nhiều bệnh nhi nhập viện với biến chứng nguy hiểm.

Lào Cai có 1 bác sỹ được tuyên dương Thầy thuốc trẻ Việt Nam triển vọng

Lào Cai có 1 bác sỹ được tuyên dương Thầy thuốc trẻ Việt Nam triển vọng

Bác sỹ Vàng Seo Sào làm việc tại Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Hà đã vinh dự được Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tuyên dương là 1 trong 10 "Thầy thuốc trẻ Việt Nam triển vọng". Đây là phần thưởng cao quý dành cho cá nhân có thành tích xuất sắc, đặc biệt trong chuyển đổi số y tế và tiên phong trong khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2023 - 2024.

Gia tăng ca bệnh sởi nặng

Gia tăng ca bệnh sởi nặng

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh, từ tháng 7/2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 4.500 ca mắc sởi tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Đặc biệt, trong những tháng gần đây, số ca mắc sởi gia tăng và nhiều ca diễn biến nặng.

Rút ngắn khoảng cách giữa nhu cầu điều trị và chi trả BHYT

Rút ngắn khoảng cách giữa nhu cầu điều trị và chi trả BHYT

Hiện nay, sự hỗ trợ chi trả từ BHYT còn eo hẹp khiến bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo vẫn chưa được khám bệnh với chất lượng dịch vụ cao hơn; chưa được ứng dụng nhiều máy móc thiết bị hiện đại cho chẩn đoán bệnh sớm và chuyên sâu, phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu…

 Địa chỉ tin cậy của người bệnh

Địa chỉ tin cậy của người bệnh

Những năm gần đây, số ca mắc các bệnh lý về vận động, thần kinh, cơ xương khớp trên địa bàn tỉnh Lào Cai có xu hướng gia tăng, không chỉ người cao tuổi mà còn xuất hiện ngày càng nhiều ở nhóm tuổi trẻ hơn. Đáng chú ý, các rối loạn phát triển như phổ tự kỷ, chậm nói, chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em cũng trở nên phổ biến hơn.

fb yt zl tw